Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước Đổi mới 1986

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề gia công kim khí làng vĩnh lộc (phùng xá thạch thất hà nội) lịch sử và biến đổi (Trang 33 - 40)

7. Bố cục Luận văn

2.2. Các giai đoạn phát triển nghề đến năm 1986

2.2.2. Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước Đổi mới 1986

Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân làng Vĩnh Lộc đã anh dũng tiếp tục đứng lên cùng nhân dân cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp. Sản xuất TTCN ở Vĩnh Lộc thời kỳ này vẫn phần nhiều mang tính chất tự cấp, tự túc, nhằm trao đổi sản phẩm là

chính, người thợ thủ công vừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất thủ công nghiệp, nên sản phẩm của họ dùng để trao đổi giữa các làng và trong nội bộ làng.

Do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, nhân dân làng Vĩnh Lộc phải vừa kháng chiến vừa kiến quốc nên kinh tế thời kỳ này vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, người dân gần như làm ra tất cả những gì cần cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Về phân công lao động và tổ chức quá trình sản xuất lúc này vẫn mang tính chất truyền thống: Thợ cả - thợ học việc, khép kín trong mỗi gia đình, mỗi nhóm thợ.

Dưới triều Nguyễn thủ công nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn và quan trọng thậm chí hơn cả nông nghiệp. Như vậy, thủ công nghiệp lúc đó khá quan trọng chia làm hai bộ phận rõ rệt: “một bộ phận gắn chặt với nông nghiệp và nông thôn, một bộ phận nữa có điều kiện và xu thế tách biệt được ra khỏi nông nghiệp” [60; 31]. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhân dân làng Vĩnh Lộc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống của quê hương, trong đó có nghề gia công kim khí, nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh vừa đảm bảo phần nào đời sống của nhân dân. Nhưng nhìn chung TTCN thời kỳ này ở làng Vĩnh Lộc chưa chuyên nghiệp, nó vẫn mang tính chất nghề phụ, làm thêm của người nông dân sau những thời gian nông nhàn, nó còn có sự đan xen sâu sắc giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp, do đất nước còn chiến tranh - làng quê thường xuyên bị địch càn quét, thị trường còn nhỏ hẹp đời sống kinh tế thấp kém.

Giai đoạn từ 1954 đến 1975, lúc này Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thủ công nghiệp bắt đầu có điều kiện phát triển; Đảng và Nhà nước cũng đã chú trọng đến những yêu cầu cấp bách của TTCN, nhất là vấn đề thị trường. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên những yêu cầu đó chưa thể được thực hiện ngay được một lúc, vì vậy, thực chất TTCN Miền Bắc nói chung và TTCN Vĩnh Lộc nói riêng vẫn gắn liền với nông nghiệp, ít có điều kiện mở rộng thị trường.

Nhận thức được vai trò quan trọng của TTCN, Bộ Chính trị vào tháng 9 năm 1954 đã đề ra nhiệm vụ trước mắt là: Song song với việc tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp phải phục hồi thủ công nghiệp và các nghề phụ trong nông thôn nhằm giải quyết những nhu cầu cấp bách của đời sống nhân dân sau chiến tranh [28; 32].

Cùng với sự chỉ đạo của Tỉnh, Huyện ủy Thạch Thất chỉ đạo nhân dân tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, trong đó có TTCN, tiến hành cải tạo các thành phần kinh tế “Cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế TCN và tiểu thương để tổ chức thành HTX TCN và tiểu thương” [28; 17]. Lúc này, các nghề thủ công truyền thống ở Vĩnh Lộc mới có điền kiện khôi phục sau những tàn phá trong chiến tranh.

Dẫu thế, TTCN Vĩnh Lộc lúc này vẫn mang dáng dấp như các giai đoạn trước, nghề vẫn không có gì thay đổi, dịch chuyển, vẫn mang tính khép kín, tự cấp,

tự túc là chủ yếu. TTCN chưa trở thành sản xuất tập trung quy mô lớn, sản phẩm còn rất ít ỏi. Vấn đề đặt ra cho làng nghề Vĩnh Lộc lúc này là phải phục hồi nhanh chóng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ, trong đó có cả thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sau khi có sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, nhất là sau quá trình hợp tác hóa nông nghiệp, TTCN Vĩnh Lộc cũng diễn ra trong quá trình đó: Lúc đầu là dưới hình thức các nhóm, tổ đổi công, sau là hình thức HTX bậc thấp (giai đoạn 1960-1965), giai đoạn HTX bậc cao (1965-1975). Quá trình hợp tác hóa trong lĩnh vực TTCN diễn ra mạnh mẽ với việc thành lập các HTX TTCN chuyên nghiệp. Việc sản xuất cũng từng bước được cải tiến về kỹ thuật và quản lý.

Tháng 5 năm 1959, HTX Cày Bừa Lửa Hồng thành lập, từ năm 1963 đã chuyển ra Cống sông Bùng và được tổ chức củng cố lại sản xuất, số xã viên HTX thời kỳ này tăng lên 60 người. Việc cải tiến kỹ thuật được chú trọng nhằm tăng năng suất lao động. HTX Cày Bừa Lửa Hồng được chia làm 2 tổ:

- Tổ mộc nông cụ: chuyên sản xuất các công cụ cầm tay như cày, bừa, xe cải tiến, trục lăn đất.

- Tổ rèn: chuyên làm dao, cuốc, xẻng, liềm, cào cỏ, dao phát bờ.

Đến năm 1964, HTX còn tổ chức một Tổ đúc gang thép chuyên đúc lưỡi cày, diệp cày, xoong chậu… Ngoài sản xuất các dụng cụ phục vụ sản xuất cho các HTX nông nghiệp trong xã. HTX Lửa Hồng còn ký hợp đồng sản xuất và cung cấp cho các xã và các huyện lân cận.

Về tổ chức sản xuất và phân công lao động, trong thời kỳ này đã có sự chuyên môn hóa trong các khâu. HTX Lửa Hồng đã thành lập ban quản trị để chỉ đạo việc hoạt động sản xuất, lo các khâu về nguyên liệu và bán sản phẩm cho người lao động. Người thợ thủ công Vĩnh Lộc ở giai đoạn này đã hầu hết thoát ly sản xuất nông nghiệp, họ chỉ chuyên tâm vào sản xuất TTCN. Chính vì vậy, thực trạng này đã tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất và phát huy tay nghề người thợ. Đồng thời, để đổi mới công tác quản lý HTX, các tổ đội sản xuất TTCN, ngành nghề ở Vĩnh Lộc đã thực hiện khoán công điểm theo sản phẩm của từng lao động. Trong 5 năm (1961-1965), HTX Lửa Hồng đã sản xuất được trên 8.200 cày cải tiến, 5.800 chiếc bừa và hàng vạn các công cụ cầm tay khác”. Đến năm 1967, HTX Lửa Hồng đã được chuyển toàn bộ cơ sở và lao động lên huyện để thành lập Xưởng Nông cụ huyện [52; 195].

Tuy nhiên, việc thành lập các HTX TTCN lúc này vẫn chưa thu hút được nhiều lao động thủ công vào làm, tính đến năm 1970 mới chỉ có 25% số thợ tham gia vào HTX, số lượng sản phẩm làm ra ít chưa thực sự đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng lúc bấy giờ.

Chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 đã đưa nước ta vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Cả nước chuyển sang thời kỳ quá độ

đi lên CNXH. Tình hình chung như vậy của đất nước đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ, trong đó có lĩnh vực TTCN.

Lúc này ở Miền Bắc, từ 1954 đã thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất đầu tiên cho CNXH. Nền kinh tế Miền Bắc đã có những thay đổi căn bản theo định hướng CNXH, nhất là trong quan hệ sản xuất, đã hình thành quan hệ sản xuất XHCN: Đó là quá trình tập thể hóa mọi lực lượng sản xuất, mà hình thức là các HTX bậc thấp và bậc cao, trong lĩnh vực sản xuất TTCN cũng diễn ra mạnh mẽ dưới hình thức đó. Sau khi đất nước thống nhất chúng ta vẫn tiến hành quản lý và chỉ đạo sản xuất theo những kinh nghiệm và kết quả của 20 năm xây dựng CNXH ở Miền Bắc.

TTCN Thạch Thất nói chung và Vĩnh Lộc nói riêng cơ cấu tổ chức và chỉ đạo sản xuất không nằm ngoài tình hình TTCN của đất nước lúc bấy giờ. Cho đến 1975, TTCN ở Vĩnh Lộc đã hình thành các HTX, tổ chức sản xuất chuyên TTCN, cùng với sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác góp phần vào phát triển kinh tế địa phương và phục vụ nhiệm vụ chung của cả nước: “Công nghiệp và thủ công nghiệp trong tỉnh cũng phát triển, đã phục vụ tốt cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, cho tiêu dùng và tăng nhanh hàng xuất khẩu” [7; 4]. Giai đoạn này TTCN Vĩnh Lộc có các hình thức sau:

- Các HTX chuyên TTCN như: HTX sản xuất cày bừa. Các xã viên ở HTX này thoát ly hoàn toàn khỏi sản xuất nông nghiệp;

- Các HTX kiêm sản xuất nông nghiệp: Đó là hình thức kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất TTCN, người thợ thủ công vẫn nhận khẩu phần ruộng đất của mình, chỉ sản xuất TTCN kiêm thêm trong thời gian nông nhàn;

- Các tổ hợp TTCN tư nhân chưa phát triển do cơ chế quản lý của Nhà nước và địa phương lúc bấy giờ. Hình thức sản xuất tư nhân mang tính chất nghề phụ phát triển mạnh mẽ nhất nhưng rất khó thống kê số liệu một cách đầy đủ. Vì lúc này hình thức sản xuất tư nhân không được Nhà nước thừa nhận. Nhà nước với chính sách ưu tiên phát triển các hình thức sở hữu tập thể XHCN và đặt trọng tâm phải tiêu diệt tận gốc các mầm mống tư nhân, bởi vì đó là nguồn gốc của CNTB. Nhiệm vụ lúc này đối với TTCN là phải tiếp tục phát huy được thế mạnh của mình, với các nghề truyền thống của mình phục vụ tốt cho đời sống: “Đối với phát triển công nghiệp, tỉnh ta đã chú ý khai thác khả năng của TCN cổ truyền nhất là khai thác TCN mỹ nghệ, TCN tiêu dùng…thiết yếu phục vụ đời sống” [81; 5].

Giai đoạn này, nghề thủ công truyền thống làm cày, bừa ở Vĩnh Lộc tiếp tục được phát triển chuyên môn hóa trong các HTX, các ngành nghề TTCN ở Vĩnh Lộc cũng được tổ chức lại thành các đội, tổ sản xuất mang tính chất chuyên nghiệp hơn. Theo thống kê, thời kỳ này, làng nghề kim khí Vĩnh Lộc đã thu hút hơn 1000 lao động và khoảng hơn 200 bễ lò rèn khác nhau chuyên sản xuất cày, bừa, liềm, dao, cuốc…[96; 66].

Về mặt tổ chức sản xuất, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phát huy nghề gia công kim khí cổ truyền của quê hương, năm 1979, HTX thành lập xưởng Sản xuất Nông cụ với gần 100 lao động, vì từ năm 1967, HTX Lửa Hồng của làng Vĩnh Lộc đã được chuyển lên huyện. Hoạt động của Xưởng Nông cụ cũng được đổi mới, ngoài sản xuất các nông cụ như cày, bừa, cuốc, xẻng, xe cải tiến cho HTX thì Xưởng Nông cụ còn hợp đồng sản xuất để bán cho các địa phương khác trong và ngoài huyện. Đồng thời, HTX còn đưa thêm nghề mây tre đan xuất khẩu vào cho xã viên làm lúc nông nhàn để tăng thu nhập và tăng thêm quỹ sản xuất của HTX. Năm 1983, doanh thu từ hai nghề TTCN này đã đạt 173.047 đồng đến 1985 đã tăng lên 350.609 đồng (tăng 2,06 lần) [52; 239].

Việc chỉ đạo, tổ chức sản xuất TTCN giai đoạn này của cả nước là Liên hiệp HTX TTCN Trung ương, còn ở làng Vĩnh là chịu sự chỉ đạo, tổ chức các hoạt động sản xuất và việc phân phối tiêu thụ sản phẩm trực tiếp từ liên hiệp HTX TTCN huyện Thạch Thất. Do đó, sản xuất TTCN nói chung và nghề gia công kim khí ở Vĩnh Lộc nói riêng, còn nhiều hạn chế như chưa phát huy được hết nguồn lực của mình, chưa thu hút được nhiều lao động và đóng góp quan trọng của nó đối với nền kinh tế còn rất ít. Vì vậy, trong quá trình vừa khôi phục vừa phát triển TTCN, áp dụng mô hình quản lý từ những kinh nghiệm của Miền Bắc giai đoạn trước, ở giai đoạn 1975 đến 1986 này, mặc dù đây là thời kỳ quản lý tổ chức sản xuất vẫn theo mô hình cũ, nhưng trong quá trình chỉ đạo, Đảng và Nhà nước đã có các hội nghị bàn trực tiếp về vấn đề TTCN. Cụ thể vào tháng 8 năm 1979, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV) đã họp nhằm tổng kết tình hình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong 4 năm từ 1976-1979, và đã đề ra đường lối phát triển kinh tế trong tình hình mới. Từ việc nhận định hàng tiêu dùng thiếu nghiêm trọng, Nghị quyết xác định: “Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và cấp bách” [1; 31].

Đối với TTCN, sau khi chỉ rõ việc các cấp chưa nhận thức đúng vị trí quan trọng của công nghiệp hàng tiêu dùng và TTCN, Hội nghị cũng đề ra biện pháp cụ thể để phát triển TTCN là: một số mặt hàng hiện đang do quốc doanh phụ trách sản xuất nhưng nay xét thấy cần thiết, cần mạnh dạn giao cho TTCN tư nhân, cần sớm xây dựng điều lệ HTX TTCN, khuyến khích phát triển mạnh TCN HTX nông nghiệp.

Đón nhận tinh thần chỉ đạo đó, nhân dân Vĩnh Lộc đã đẩy mạnh phát triển các nghề thủ công nghiệp truyền thống. Các nghề sản xuất cày, bừa, cuốc, xẻng, xe cải tiến, máy tuốt lúa và các công cụ gia đình đã được mở rộng và phát triển rất mạnh, và những mặt hàng trên đã được nhân dân trong và ngoài huyện tin dùng. Hình thức sản xuất kiêm nông nghiệp đặc biệt là sản xuất tư nhân trong các gia đình nông dân làng Vĩnh cũng được phát triển mạnh mẽ. Tại hội chợ triển lãm Sơn Tây năm 1985, những mặt hàng TTCN của Vĩnh Lộc được đánh giá rất cao, vì vậy đay là tiền đề rất thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất. Hàng năm, Xưởng Nông cụ của

HTX đã sản xuất và bán ra hàng nghìn chiếc cày, bừa, hàng trăm xe cải tiến, máy tuốt lúa cho nhân dân trong vùng. Nhờ đẩy mạnh sản xuât ngành nghề, TTCN, nên giá trị sản xuất hàng hóa hàng năm đều tăng bình quân 12%, đến năm 1985 giá trị sản xuất ngành nghề đã đạt 5,6 triệu đồng và chiếm tới 14% giá trị sản xuất của HTX [52; 261].

Nghề gia công kim khí, theo phân nhóm TTCN thì nghề này được đặt trong nhóm A, thể hiện tính năng nặng nhọc và tiểu công nghiệp cao hơn các nghề TTCN khác. Sản phẩm chủ yếu của Vĩnh Lộc thời kỳ 1975 đến 1986 là sản xuất các sản phẩm nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: cày, bừa. Sản phẩm cày, bừa Vĩnh Lộc không chỉ phục vụ nhu cầu lớn của nhân dân địa phương mà còn cung cấp cho các xã trên địa bàn trong và ngoài huyện, vì lúc này xưởng nông cụ của huyện chỉ sản xuất và đáp ứng được một phần nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Ngoài ra, thời kỳ này ở các HTX nông nghiệp còn xuất hiện thêm nghề sửa chữa công cụ sản xuất nông nghiệp ở HTX. Bởi vì không phải lúc nào người nông dân ở các HTX cũng được cấp đủ công cụ mới mà nhu cầu sửa chữa rất lớn nhất là trong điều kiện sản xuất tập thể lúc bấy giờ. Lao động tập trung chủ yếu ở HTX chuyên nghiệp kim cơ khí Vĩnh Lộc, Phùng Xá với hơn 1000 lao động và khoảng 200 bễ lò rèn [96; 52].

Thạch Thất là một huyện sản xuất nông nghiệp là chính, vì vậy nhu cầu sản phẩm phục vụ cho sản xuất như cày, bừa rất lớn. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu ở địa phương, người thợ còn đem sản phẩm của mình bán cho các nơi khác cày, bừa của Vĩnh Lộc đã nổi tiếng từ lâu và được nhiều nơi ưa chuộng. Trong điều kiện tập thể hóa nông nghiệp theo kiểu sản xuất lớn XHCN thì việc đưa cơ khí hóa vào nông nghiệp đã bắt đầu được đẩy mạnh, một phần lớn ruộng đất đã được cơ giới hóa, nhưng thực ra người nông dân vẫn lao động thủ công là chính: từ việc cấy, gặt và chế biến sản phẩm của mình. Chúng ta hãy xem xét về số lượng máy và công cụ ở huyện Thạch Thất qua các năm: từ 1981 đến 1985.

Số lượng công cụ thủ công chủ yếu và nửa cơ khí [67; 15]

Năm Cày Bừa Cuốc Xe cải tiến Tuốt lúa thủ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề gia công kim khí làng vĩnh lộc (phùng xá thạch thất hà nội) lịch sử và biến đổi (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)