Canh tác Đất Giống ng Nước Phân bón Diệt sâu bệnh
Máy móc Thâm canh, xen canh
Chế biến Cắt, gọt Vắt khô Rửa Nhặt Đóng gói Sản phẩm bao bì Máy móc Bảo quản Phòng lạnh, nhiệt độ 4-6oC Phân phối Chuỗi 3 cửa hàng 71 hộ gia đình (Nghiên cứu 41 hộ) Tiêu dùng Thời gian
Đối tượng Bảo quản, chế biến
Chi tiêu
Chuỗi giá trị rau sạch được nghiên cứu gồm 6 mắt xích lần lượt nối tiếp nhau: Mắt xích 1. Canh tác, mắt xích 2. Chế biến, mắt xích 3. Đóng gói, mắt xích 4. Bảo quản, mắt xích 5. Phân phối, mắt xích 6. Tiêu dùng. Ở mỗi mắt xích có các yếu tố cấu thành để tạo nên, cụ thể:
- Mắt xích 1: Canh tác bao gồm các yếu tố: đất, giống, nước, phân bón, diệt sâu bệnh, thâm canh, xen canh và đi kèm các thiết bị máy móc hỗ trợ.
- Mắt xích 2: Chế biến bao gồm các yếu tố được coi là các bước: nhặt sạch rau, rửa rau, cắt gọt, vắt khô có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị đi kèm.
- Mắt xích 3: Đóng gói bao gồm các yếu tố cũng được coi là các bước có vật dụng và máy móc đi kèm: đựng túi, hút chân không, dán nhãn bao bì.
- Mắt xích 4: Bảo quản, rau sạch khi thành sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo quản trong phòng lạnh từ 4-6oC để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
- Mắt xích 5: Phân phối. Các sản phẩm rau sạch chủ yếu được phân phối tới 3 cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng trực thuộc Công ty TNHH CUON N Roll Việt Nam. Ngoài ra, lượng rau còn lại được cơ sở sản xuất rau phân phối cho 71 hộ dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có 43 hộ gia đình thuộc huyện Thanh Xuân. Trong nghiên cứu này, nhóm đối tượng được nghiên cứu thuộc quận Thanh Xuân. Dưới đây, tôi xin phác họa mẫu nghiên cứu người tiêu dùng gồm 41 gia đình trong tổng số 43 hộ gia đình thuộc quận Thanh Xuân, nhóm đối tượng nghiên cứu chính của luận văn.
- Mắt xích 6. Tiêu dùng. Ở nhóm đối tượng nghiên cứu là 41 gia đình trên địa bàn quận Thanh Xuân, bài nghiên cứu tìm hiểu và giải thích những yếu tố xung quanh việc quan niệm và thực tiễn tiêu dùng rau sạch của người dân. Đó là: thời gian sử dụng, đối tượng được sử dụng; số tiền chi tiêu; đánh giá chất lượng sản phẩm; cách bảo quản, sơ chế.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Về tổng thể, bài nghiên cứu chủ yếu dựa vào điền dã dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu từ các nguồn khác để có tài liệu hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cụ thể hơn, tôi đã tiến hành tìm hiểu, tổng quan đánh giá những nghiên cứu trước đây để chọn lựa cách tiếp cận phù hợp. Đối với đề tài này, tôi tổng luận các nghiên cứu, công trình khoa học có liên quan đến chủ đề rau sạch nói chung. Trong đó bao gồm các công trình nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học khác nhau, như: sinh học, kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp, y học và dân tộc học/nhân học.
Sau khi đã giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn ở (a) một chuỗi rau sạch của một trang trại cụ thể dưới lăng kính chuỗi, và (b) chọn 41 hộ làm mẫu cho nhóm tiêu dùng, tại địa bàn nghiên cứu, tôi tập trung thu thập các số liệu, thông tin nội dung về hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất rau sạch. Trong khảo sát về chuỗi rau sạch, tôi chú ý đến: số lượng nhân viên ở các khâu sản xuất, thống kê và phân loại cụ thể theo giới tính, độ tuổi, địa chỉ cư trú, trình độ học vấn, mức độ nhận thức về rau sạch, mức thu nhập từ công việc sản xuất rau sạch; diện tích đất canh tác; cơ cấu cây trồng; một số cách thức và phương pháp ở các khâu canh tác, sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển rau sạch. Ngoài ra, khi sản phẩm rau sạch đến với người tiêu dùng, tôi tiếp tục tiến hành thu thập các số liệu, thông tin nội dung liên quan đến người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, phương pháp quan sát tham gia là một phương pháp vô cùng quan trọng trong quá trình thực địa để mang lại nhiều hiệu quả cho nghiên cứu. Tôi trực tiếp quan sát các bước trong việc tạo ra một sản phẩm rau sạch, qua đó mô tả lại toàn bộ quá trình từ chọn giống, làm đất, phân bón, trồng trọt, chăm bón cho đến bước thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm rau sạch. Tiếp đó, tôi đi cùng người vận chuyển phân phối hàng hóa đến với người tiêu dùng để quan sát quá trình vận chuyển, buôn bán, trao đổi
hàng hóa. Cuối cùng là bước tiêu thụ sản phẩm rau sạch tại hộ gia đình của khách hàng, bao gồm các bước: bảo quản, chế biến rau sạch để sử dụng.
Trong khảo sát về nhóm tiêu dùng, luận văn tập trung vào đối tượng cung cấp thông tin là đại diện cho gia đình sử dụng rau sạch được chọn làm mẫu nghiên cứu, bao gồm: tổng quan số mẫu về giới tính, độ tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, khu vực làm việc, thu nhập, loại hình gia đình của đối tượng khách hàng cung cấp thông tin; quan niệm và thực tiễn tiêu dùng của họ.
Ngoài ra, bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, một phương pháp nghiên cứu căn bản, quan trọng của phương pháp điền dã dân tộc học. Phương pháp phỏng vấn sâu giúp bài nghiên cứu tìm hiểu thêm được những tư liệu định tính, giải thích các số liệu định lượng và khẳng định thêm giá trị xác thực của của tư liệu nghiên cứu.