CHƯƠNG 3 TỪ PHÂN PHỐI ĐẾN TIÊU DÙNG
3.2. Quan niệm về rau sạch của người tiêu dùng
Khi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi, tôi thống kê được bảng sau:
Bảng 3.1. Tỷ lệ trả lời về khái niệm “rau sạch”của những người tiêu dùng cung cấp thông tin
a. Trả lời đúng khái niệm “rau sạch”
53,66% (Tương ứng 22 người/41 người)
b. Trả lời sai khái niệm “rau sạch”
46,34% (Tương ứng 19 người/41 người), trong đó:
Rau sạch là rau an toàn có dư lượng nitrat, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật, mức độ
Rau sạch là rau có dán nhãn rau sạch, rau thủy canh, rau ở quê trồng hoặc rau tự trồng:
nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng quy đình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành với từng loại rau, củ, quả: 14,63% (Tương ứng 6 người/41 người).
31,73% (Tương ứng 13 người/41 người).
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Như đã nói ở chương 1, nghiên cứu này sử dụng khái niệm “rau sạch” của VietGAP: Rau sạch hay còn gọi là rau hữu cơ được hiểu cơ bản nhất là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên. Cụ thể, rau sạch phải được canh tác trong điều kiện không bón phân hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón lá), không dùng hóa chất bảo quản. Trong trường hợp nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích tiêu diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu.
Qua khảo sát, xử lý và tổng hợp số liệu, tôi nhận thấy rằng: Phần lớn (53,66%) những người tiêu dùng rau sạch cung cấp thông tin trả lời đúng khái niệm về “rau sạch”, hay phần lớn trong số họ hiểu đúng thế nào là rau sạch. Tuy nhiên, gần như hai tỷ lệ này là bằng nhau. Điều đó có nghĩa là, trong nhóm đối tượng nghiên cứu được lựa chọn làm mẫu đại diện cho người tiêu dùng rau sạch của thành phố Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng, tỷ lệ những người hiểu sai về khái niệm “rau sạch” là khá lớn, thậm chí tỷ lệ khoảng 1:1. Trong số những người hiểu sai về khái niệm “rau sạch” (19 người/41 người) chia làm hai hướng hiểu khái niệm “rau sạch” khác nhau. Ở nhóm thứ nhất, họ hiểu rằng: Rau sạch là rau an toàn có dư lượng nitrat, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật, mức độ nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng
quy đình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành với từng loại rau, củ, quả chiếm tỷ lệ 14,63% (Tương ứng 6 người/41 người). Và ở nhóm thứ hai, họ hiểu rằng: Rau sạch là rau có dán nhãn rau sạch, rau thủy canh, rau ở quê trồng hoặc rau tự trồng chiếm tỷ lệ 31,73% (Tương ứng 13 người/41 người). Thực chất, đây là những cách hiểu dân gian quen thuộc vì chưa có một văn bản pháp luật nào quy định chính xác về khái niệm “rau sạch”. Tuy nhiên, nếu lấy chuẩn mực khái niệm do VietGAP đưa ra thì cần có cách nhận thức mức độ rau sạch ở mức độ cao hơn.
Gắn kết hai tiêu chí có mối quan hệ mật thiết trong tổng quan nghiên cứu mẫu những người tiêu dùng kể trên là độ tuổi và trình độ học vấn với nhận thức về khái niệm rau sạch của những người tiêu dùng, bài nghiên cứu tổng hợp được bảng sau:
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhóm những người hiểu sai về khái niệm “rau sạch” phân theo độ tuổi và trình độ học vấn (đơn vị: %)
Tuổi: Trình độ học vấn: Từ 30 tuổi trở xuống: 47,37% (9 người/19 người) Trung học phổ thông: 5,26% (1 người/19 người) Từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 36,84% (7 người/19 người) Trung cấp: 21,05% (4 người/19 người) Từ 41 tuổi đến 50 tuổi: 15,79% (3 người/19 người)
Cao đẳng: 0,00% (0 người/19 người)
Trên 50 tuổi trở lên: 0,00% (0 người/19 người)
Đại học: 68,42% (13 người/19 người)
Sau đại học: 5,26% (1 người/19 người)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
tỷ lệ trình độ học vấn và những người hiểu sai về khái niệm “rau sạch” là không phụ thuộc lớn. Cụ thể:
- Thứ nhất theo độ tuổi: Trong số 19 người trả lời sai về khái niệm “rau sạch”, phần lớn họ ở độ tuổi rất trẻ (từ 30 tuổi trở xuống: 47,37%) và khá trẻ (từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 36,84%). Bởi vậy, việc nhìn nhận rằng ở độ tuổi càng trẻ, người tiêu dùng càng có thể tiếp xúc và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng hay khả năng tìm hiểu thông tin cao để đặt giả thiết họ có sự hiểu biết đúng đắn về khái niệm rau sạch là hoàn toàn bất hợp lý.
- Thứ hai là trình độ học vấn: Tương tự như tiêu chí độ tuổi, tiêu chí về trình độ học vấn, trong tổng số 19 người trả lời sai về khái niệm “rau sạch” chỉ ra rằng: Tỷ lệ trả lời sai khái niệm những người có trình độ đại học là 68,42% và sau đại học là 5,26%. Từ đó có thể nhận thấy: Không phải trình độ học vấn càng cao thì sự hiểu biết về khái niệm “rau sạch” là càng đúng.
Như vậy, về cách hiểu thế nào là khái niệm “rau sạch” không phụ thuộc lớn vào hai biến nghiên cứu là độ tuổi và trình độ học vấn. Hay nói cách khác, nếu đặt ra giả thiết: Tỷ lệ độ tuổi càng trẻ và tỷ lệ trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhận thức đúng về khái niệm “rau sạch” là sai.