Như vậy, phần đa các gia đình trong nhóm nghiên cứu đều sử dụng các phương pháp để làm sạch rau sạch hơn, thậm chí có gia đình sử dụng trên một
phương pháp với các trường hợp sử dụng khác nhau. Một câu hỏi được đưa ra rằng: Tại sao khi người tiêu dùng sử dụng rau sạch và họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và thương hiệu sản phẩm nhưng họ vẫn sử dụng các phương pháp khác nhau để làm rau sạch hơn? Lý giải điều này, người tiêu dùng cho rằng:
“Mặc dù rất tin tưởng vào sản phẩm nhưng tôi vẫn sử dụng máy sục ozone làm sạch rau trước khi nấu vì phòng còn hơn chống, trong quá trình trồng trọt, đóng gói, vận chuyển hay bảo quản nhỡ có làm sao... Rau sạch ở Việt Nam nhưng chưa chắc sạch hoàn toàn. Mà nhà có máy thì cứ sử dụng thôi!” (Đỗ Thị Oanh, nữ, 27 tuổi).
Sự cẩn trọng trong việc sử dụng phương pháp làm sạch rau sạch trước khi chế biến đã thể hiện tính cách của người tiêu dùng và bối cảnh chung cho tình trạng thực phẩm ở nước ta hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Qua tìm hiểu quan niệm và thực tiễn tiêu dùng rau sạch của người dân thành phố Hà Nội từ mẫu 41 hộ gia đình sử dụng rau sạch ở quận Thanh Xuân, tôi nhận thấy rằng: Quan niệm và thực tiễn tiêu dùng rau sạch của nhóm đối tượng nghiên cứu là đa dạng và không có sự phụ thuộc lớn vào 7 đặc điểm của mẫu người đại diện lựa chọn sản phẩm rau sạch cho gia đình. Trong tất cả 7 đặc điểm của mẫu đều có những khía cạnh phong phú và đa dạng đã phần nào phản ánh, giải thích cho văn hóa, sự thay đổi lối suy nghĩ và sự lựa chọn của người Việt trong một xã hội thu nhỏ là nhóm mẫu nghiên cứu.
Về quan niệm của người tiêu dùng hiểu thế nào là khái niệm “rau sạch”, những người tiêu dùng hiểu thực sự về khái niệm “rau sạch” hay còn gọi là “rau hữu cơ” là khá ít, trong số những mẫu nghiên cứu gần như tỷ lệ hiểu đúng khái niệm và hiểu sai khái niệm là 1:1. Nhóm nghiên cứu người tiêu dùng thường hiểu sai hoặc nhầm lẫn giữa khái niệm rau sạch với các loại rau khác như: rau an toàn, rau thủy canh, rau được trồng ở quê... Những đặc điểm về độ tuổi và trình độ học vấn nếu cho rằng tỷ lệ thuận với mức độ hiểu biết về khái niệm “rau sạch” là không hợp lý. Như vậy, việc sử dụng rau sạch mà không hiểu thực sự về khái niệm rau sạch đang là một hiện tượng phổ biến hiện nay ở Hà Nội nói chung và tại quận Thanh Xuân nói riêng.
Về thực tiễn tiêu dùng rau sạch của người dân, thông qua số liệu thống kê từ mẫu có thể nhận thấy một số đặc điểm tiêu dùng khá nổi trội, mô hình chung cho tất cả các hộ gia đình sử dụng rau sạch ở Hà Nội. Thứ nhất, tất cả các thành viên trong gia đình đều được sử dụng rau sạch để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình và giảm thiểu thời gian mua sắm, nấu ăn. Thứ hai, số tiền chi tiêu cho các sản phẩm rau sạch là khá lớn và cao hơn khá nhiều nếu sử dụng các loại rau thông thường. Thứ ba, các sản phẩm rau sạch cung cấp bởi cơ sở sản xuất rau sạch được nghiên cứu được đánh giá khá tốt và đạt được niềm tin
của khách hàng. Thứ tư, việc tích trữ dài ngày thực phẩm nói chung và rau sạch nói riêng mặc dù được nhận thức là làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm nhưng bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, người tiêu dùng vẫn lựa chọn cách làm kể trên. Cuối cùng, mặc dù khá tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, nhưng với điều kiện cho phép cùng sự cẩn thận mà người tiêu dùng vẫn chọn các phương pháp sơ chế nhằm giúp rau sạch hơn và an tâm hơn để sử dụng.
Như vậy, khảo sát từ mẫu nghiên cứu này là một cơ sở để chúng ta có thể nhận định rằng: Quan niệm và thực tiễn tiêu dùng rau sạch của người dân ở Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng còn khá mơ hồ. Điều đó được thể hiện qua cách hiểu sai về khái niệm và bản chất thực sự của rau sạch. Bên cạnh đó, mặc dù có sự tin tưởng từ phía nhà cung cấp, nhưng xuất phát từ tâm lý tiêu dùng của khách hàng nên những biện pháp phòng, chống trước khi chế biến để rau sạch trở nên sạch hơn vẫn được áp dụng. Bởi vậy, nếu Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước và được coi là một mẫu tiêu biểu cho Việt Nam thì tâm lý của người dân lo lắng về những sản phẩm sạch thực sự vẫn luôn là một dấu hỏi nghi ngờ lớn.
KẾT LUẬN
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết và lưu truyền giá trị văn hóa trong kết cấu bữa ăn hàng ngày của người Việt bao gồm ba thành phần chính: Cơm - rau - cá. Rau có rất nhiều lợi ích, rau cung cấp cho con người các vitamin, khoáng chất, chất xơ... cần thiết cho cơ thể; rau giúp bữa ăn đỡ “ngấy” so với các món ăn được chế biến từ nguyên liệu động vật; rau là nguyên liệu làm món chay giúp người thưởng thức món ăn trở nên ngon miệng và tâm thanh tịnh... Bởi lẽ đó, nguyên liệu rau thường không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi người.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam từ khi Đổi Mới đã phá vỡ bức tường rào của nền kinh tế tự cung tự cấp được xây dựng trong những thập niên trước đó. Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn và thiết thực của nền kinh tế thị trường đã làm chuyển biến tích cực nền kinh tế trên phạm vi toàn thế giới, nhất là những quốc gia xuất phát từ xã hội phong kiến như ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước những cám dỗ bởi lợi ích kinh tế mà cụ thể hơn đó là cạnh tranh và lợi nhuận, những sản phẩm độc hại đã và đang ra đời và ăn mòn sức khỏe của con người. Thực phẩm rau không thể nằm ngoài trong số đó. Khi ngày càng được cảnh báo và nhận thức những tác hại to lớn của thực phẩm bẩn, và đặc biệt là mối liên hệ mật thiết giữa thực phảm bẩn với tình trạng bệnh tật ở nhiều người dân trong xã hội hiện nay thì các sản phẩm sạch, trong đó có rau sạch (hay còn gọi là rau hữu cơ) được con người tin tưởng và tìm đến là sự lựa chọn tiêu dùng cho bản thân và gia đình.
Trong bối cảnh của quận Thanh Xuân của thành phố Hà Nội, luận văn đã chọn khảo sát địa bàn trang trại sản xuất rau sạch được nghiên cứu bao gồm hai cơ sở canh tác và một cơ sở sơ chế, bảo quản của Công ty TNHH CUON N Roll Việt Nam, nằm ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Từ tính chất quy mô nhỏ của cơ sở sản xuất rau sạch được nghiên cứu, tôi nhận thấy vấn đề dồn ruộng canh tác
cho một đơn vị đứng ra quản lý, điều hành và vấn đề việc làm của người nông dân. Với cách làm kể trên, người nông dân có công việc phù hợp và mức thu nhập cao hơn, ổn định hơn so với việc tự canh tác đơn lẻ trên mảnh ruộng của mình như trước đây. Đây không phải là cách làm mới mẻ, nhưng có thể coi là cách làm khoa học, là giải pháp cho người nông dân trước thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh và nhiều rủi ro. Tuy nhiên cũng phải đánh giá rằng, lối làm việc của phương thức canh tác nói chung và hai cơ sở canh tác rau sạch được nghiên cứu nói riêng còn mang tính chất manh mún, xen kẽ với phương thức canh tác thông thường sử dụng các chất hóa học. Do đó, những tác động qua lại của cả hai phương thức canh tác trên cùng một địa bàn là không thể tránh khỏi.
Chuỗi giá trị rau sạch được nghiên cứu diễn ra theo trình tự các mắt xích bao gồm: canh tác, chế biến, đóng gói, bảo quản, phân phối và tiêu dùng. Ở mỗi mắt xích của chuỗi bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, đó là các thành phần nguyên - nhiên liệu, sức lao động của con người, máy móc hỗ trợ... tương ứng, yêu cầu sự phù hợp và phối hợp nhịp nhàng. Do đó, qua mỗi mắt xích, chi phí về thời gian, công sức và tiền của tăng lên đồng nghĩa với việc giá trị của sản phẩm rau sạch tăng dần. Điều này là một quy luật tất yếu khoa học trong chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị được nghiên cứu nói riêng.
Về quan niệm và thực tiễn tiêu dùng rau sạch của người dân ở Hà Nội nói chung và qua mẫu nghiên cứu cụ thể ở quận Thanh Xuân nói riêng, tôi nhận thấy rằng, cách hiểu chính xác về khái niệm rau sạch của người tiêu dùng còn khá khiêm tốn và hạn chế. Trong thực tiễn tiêu dùng rau sạch, số tiền người tiêu dùng chi trả để được sử dụng sản phẩm rau sạch khá cao và nhiều hơn mức sử dụng rau thông thường. Mặc dù các sản phẩm rau sạch được đánh giá khá tốt về chất lượng đối với sức khỏe thể chất và an tâm về tinh thần, nhưng người tiêu dùng vẫn sử dụng rau sạch theo thói quen và cảm tính. Cụ thể, người tiêu dùng bảo quản rau sạch nhiều ngày dù biết làm mất giá trị dinh dưỡng, sơ chế rau sạch
bằng các biện pháp khác nhau trước khi chế biến để làm rau sạch hơn. Bởi vậy, vấn đề thực sự hiểu biết và đặt niềm tin vào các sản phẩm rau sạch của người tiêu dùng còn khá mơ hồ và tồn tại dấu hỏi nghi ngờ lớn về chất lượng thực sự của sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo Anh (2005), “Cần coi trọng việc cấp giấy chứng nhận rau an toàn”, Tạp chí Đông Nam Á, số 12, trang 23-24.
2. Ngọc Anh (2017), “Năm 2017, thu nhập bình quân mỗi người Việt tăng thêm 170 USD”, trên trang: http://cafef.vn/nam-2017-thu-nhap-binh-quan-moi- nguoi-viet-tang-them-170-usd-20171227172109943.chn (truy cập ngày 04- 01-2018).
3. Báo điện tử Kinh tế Nông thôn (2017), “Cần hiểu rõ khái niệm nông nghiệp sạch và nông sản sạch”, trên trang: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Can- hieu-ro-khai-niem-nong-nghiep-sach-va-nong-san-sach-5-70148.html (truy cập ngày 07-01-2018).
4. Nguyễn Minh Châu (2007), Sổ tay sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Cheang Hong (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới, phân bón
đến tồn dư NO3 và một số kim loại nặng trong rau trồng ở Hà Nội,
Luận án Tiến sĩ ngành Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
6. Tạ Thị Cúc (2007), Trồng rau ăn lá, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
7. Cục Thống kê thành phố Hà Nội, “Dân số và lao động”, trên trang: http://thongkehanoi.gov.vn/ (truy cập ngày 07-01-2017).
8. Ngô Trí Dương (2009), Thiết kế hệ thống tự động hóa sản xuất rau sạch,
Luận án Tiến sĩ ngành Kỹ thuật, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội. 9. Bình Điền (2012), Trồng rau sạch theo mùa, Nxb. Hồng Đức, Thanh Hóa. 10. Nguyễn Tiến Đức (2016), Nghề đúc đồng thôn Quảng Bố, xã Quảng
Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp đại học
khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Hartmut Stadtler, Christoph Kilger (2009), Supply chain management and advanced planning (Quản lý chuỗi cung ứng và kế hoạch nâng cao), third edition, Springer publisher.
12. Nguyễn Thúy Hà (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm vi
sinh vật từ sâu hại sau họ thập tự trong sản xuất rau an toàn tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ ngành Nông nghiệp, trường Đại học Thái Thúy
13. Xuân Hiếu (2016), “Hiểu thế nào là rau sạch?”, trên Báo điện tử Nông
nghiệp: http://nongnghiep.vn/hieu-the-nao-la-rau-sach (truy cập ngày 10-03-2017).
14. Lê Hoàng (TH) (2016), “Những phát ngôn ấn tượng của nhiều quan chức về thực phẩm bẩn”, trên Báo điện tử Pháp luật plus:
http://www.phapluatplus.vn/nhung-phat-ngon-an-tuong-cua-nhieu-quan- chuc-ve-thuc-pham-ban-d10533.html(truy cập ngày 05-01-2017).
15. Mai Thanh Huyền và Nguyễn Duy Đạt (2013), “Vai trò của quản lý nhà nước đối với thị trường rau sạch ở Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và dự
báo, số 8, trang 84-86.
16. Hoàng Vĩnh Long (2008), “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau an toàn của thành phố Hồ Chí Minh sang thị trường EU”, Tạp chí Nghiên
cứu châu Âu, số 5, trang 30-41.
17. Đinh Thị Thanh Mai (2012), Nghiên cứu ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột ở rau, củ, quả ăn sống và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp giảm thiểu mầm bệnh, Luận án Tiến sĩ ngành Y học,
trường Học viện Quân y.
18. Nhóm sinh viên nghiên cứu khóa 54, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Canh tác rau theo mô hình
nông nghiệp hữu cơ ở xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội,
19. Nguyễn Lan Nguyên (2011), Thực thi một số điều ước quốc tế cơ bản
về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị - hành
chính, Hà Nội.
20. Y Nguyên (2016), “Những câu nói bất hủ của Táo Quân 2016 về vệ sinh thực phẩm”, trên Báo điện tử Báo mới: http://baomoi.me/suc- khoe/nhung-cau-noi-bat-hu-cua-tao-quan-2016-ve-ve-sinh-thuc-
pham_tin (truy cập ngày 05/01/2017).
21. Nguyễn Thị Phương (2014), Kỹ thuật trồng rau sạch an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Quyết định số 106/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: “Ban hành Quy đình về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn”, trên trang Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam:http://vanban.chinhphu.vn/portal/(truy cập ngày 10-03-2017).
23. Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2001), Sổ tay nghiên cứu chuỗi
giá trị, biên dịch: Kim Chi, hiệu đính: Đinh Công Khải, Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbringt niên khóa 2011-2013.
24. Đào Duy Tâm (2010), Nghiên cứu biện pháp phát triển bền vững rau
an toàn ở Hà Nội, Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
25. Nguyễn Xuân Thành (2002), Đánh giá môi trường đất, nước, phân bón đến sản xuất rau sạch và mức độ thích nghi đất đai vùng quy hoạch rau sạch thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ ngành Sinh học,
trường Đại học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
26. Trần Khắc Thi (2011), Kỹ thuật trồng rau an toàn: Cải bắp, cải bao,
cải xanh ngọt..., Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
đường ruột ở rau, củ, quả ăn sống và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp giảm thiểu mầm bệnh, Luận án Tiến sĩ ngành Y học, Học
viện Quân y, Hà Nội.
28. Lê Thị Thủy (2015), Sản xuất rau trái vụ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Phạm Thị Thùy (2015), Sản xuất rau hữu cơ theo hệ thống đảm bảo
cùng tham gia - PGS, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Tổ chức Y tế Thế giới “World Heath Organization”, Heathy diet,
http://www.who.int/(truy cập ngày 07-02-2017).
31. Tổng cục Thống kê (2016), “Dân số Hà Nội năm 2016”, trên trang Tổng
cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/, (truy cập ngày 07-02-2017). 32. Thi Trần (2016), Tại sao cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm?, trên trangBáo
điện tử Vnexpress: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh- duong/tai-sao-can-an-du-4-nhom-thuc-pham-3354057.html(truy cập ngày 13-09-2017).
33. Nguyễn Văn Tuấn (chủ biên) (2005), Kỹ thuật sản xuất rau an toàn,
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
34. UBND thành phố Hà Nội Trung tâm xúc tiến, đầu tư, thương mại và du lịch, “Quy mô dân số và diện tích 30 quận huyện của Hà Nội”, trên