5. Bố cục của luận văn
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Về tổng thể, bài nghiên cứu chủ yếu dựa vào điền dã dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu từ các nguồn khác để có tài liệu hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cụ thể hơn, tôi đã tiến hành tìm hiểu, tổng quan đánh giá những nghiên cứu trước đây để chọn lựa cách tiếp cận phù hợp. Đối với đề tài này, tôi tổng luận các nghiên cứu, công trình khoa học có liên quan đến chủ đề rau sạch nói chung. Trong đó bao gồm các công trình nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học khác nhau, như: sinh học, kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp, y học và dân tộc học/nhân học.
Sau khi đã giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn ở (a) một chuỗi rau sạch của một trang trại cụ thể dưới lăng kính chuỗi, và (b) chọn 41 hộ làm mẫu cho nhóm tiêu dùng, tại địa bàn nghiên cứu, tôi tập trung thu thập các số liệu, thông tin nội dung về hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất rau sạch. Trong khảo sát về chuỗi rau sạch, tôi chú ý đến: số lượng nhân viên ở các khâu sản xuất, thống kê và phân loại cụ thể theo giới tính, độ tuổi, địa chỉ cư trú, trình độ học vấn, mức độ nhận thức về rau sạch, mức thu nhập từ công việc sản xuất rau sạch; diện tích đất canh tác; cơ cấu cây trồng; một số cách thức và phương pháp ở các khâu canh tác, sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển rau sạch. Ngoài ra, khi sản phẩm rau sạch đến với người tiêu dùng, tôi tiếp tục tiến hành thu thập các số liệu, thông tin nội dung liên quan đến người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, phương pháp quan sát tham gia là một phương pháp vô cùng quan trọng trong quá trình thực địa để mang lại nhiều hiệu quả cho nghiên cứu. Tôi trực tiếp quan sát các bước trong việc tạo ra một sản phẩm rau sạch, qua đó mô tả lại toàn bộ quá trình từ chọn giống, làm đất, phân bón, trồng trọt, chăm bón cho đến bước thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm rau sạch. Tiếp đó, tôi đi cùng người vận chuyển phân phối hàng hóa đến với người tiêu dùng để quan sát quá trình vận chuyển, buôn bán, trao đổi
hàng hóa. Cuối cùng là bước tiêu thụ sản phẩm rau sạch tại hộ gia đình của khách hàng, bao gồm các bước: bảo quản, chế biến rau sạch để sử dụng.
Trong khảo sát về nhóm tiêu dùng, luận văn tập trung vào đối tượng cung cấp thông tin là đại diện cho gia đình sử dụng rau sạch được chọn làm mẫu nghiên cứu, bao gồm: tổng quan số mẫu về giới tính, độ tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, khu vực làm việc, thu nhập, loại hình gia đình của đối tượng khách hàng cung cấp thông tin; quan niệm và thực tiễn tiêu dùng của họ.
Ngoài ra, bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, một phương pháp nghiên cứu căn bản, quan trọng của phương pháp điền dã dân tộc học. Phương pháp phỏng vấn sâu giúp bài nghiên cứu tìm hiểu thêm được những tư liệu định tính, giải thích các số liệu định lượng và khẳng định thêm giá trị xác thực của của tư liệu nghiên cứu.
Bản đồ 1.1. Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân
(Nguồn: http://thanhxuan.hanoi.gov.vn/portal/) * Giới tính:
“Giới tính” là sự phân biệt nam - nữ về mặt sinh học, khác với “giới” là sự phân biệt nam - nữ về mặt văn hóa. Giới tính của đối tượng người tiêu dùng cung cấp thông tin cho bài phỏng vấn đều là nữ giới (41 nữ giới/41 người tiêu dùng cung cấp thông tin, chiếm 100%). Đây là nhóm những người đặt mua hàng rau sạch trực tiếp hàng tuần cho gia đình thông qua hệ thống
phân phối của cơ sở sản xuất rau sạch được nghiên cứu. Cách thức mua hàng gồm các bước:
- Bước 1. Theo định kỳ hàng tuần, các nhân viên của cơ sở sản xuất rau sẽ liên lạc với nhóm những người tiêu dùng để cung cấp thông tin về các sản phẩm rau (loại rau, số lượng rau, giờ có thể cung cấp vào các thứ 3, thứ 5 và thứ 7).
- Bước 2. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm, ngày, giờ giao để đặt hàng. Qua đó, người mua hàng có thể lựa chọn các sản phẩm, số lượng và ngày giờ giao hàng thuận lợi theo ý muốn.
- Bước 3. Người tiêu dùng đặt hàng.
- Bước 4. Nhân viên cơ sở sản xuất rau sạch làm các thủ tục và giao hàng cho khách hàng theo đơn đã đặt.
Qua đây có thể thấy rằng, giới tính đã phần nào phản ánh văn hóa của người Việt nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung. Từ bao đời này, nữ giới là đối tượng chính, mà ở trường hợp nghiên cứu là đối tượng tuyệt đối chịu trách nhiệm chăm lo cho việc thực phẩm của gia đình. Mở rộng ra, công việc bếp núc chăm lo cho từng bữa ăn của gia đình đã gắn với bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của nữ giới. Xã hội ngày càng phát triển, sự giao thoa văn hóa với phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và lối sống của người Việt. Tuy nhiên, trong gia đình, việc lựa chọn ai là người đảm nhận vai trò chăm lo bữa ăn trong gia đình? Câu trả lời phần đa là những người mẹ, người vợ, người con gái... - nữ giới trong gia đình vẫn luôn có một quy luật hiển nhiên.
* Độ tuổi:
Trong bài nghiên cứu, người nghiên cứu chia đối tượng người tiêu dùng cung cấp thông tin theo các nhóm các độ tuổi khác nhau. Qua khảo sát và xử lý số liệu thấy rằng:
- Nhóm 2: Nhóm từ 31 tuổi đến 50 tuổi, chiếm 39,02% (16 người/41 người) - Nhóm 3: Nhóm từ 51 tuổi trở lên, chiếm 2,44% (1 người/41 người) Ở nhóm thứ nhất, nhóm đối tượng những người tiêu dùng cung cấp thông tin từ 30 tuổi trở xuống chiếm nhiều nhất (58,54%). Đây thường là những người trẻ tuổi mới lập gia đình trong những gia đình hạt nhân hoặc sống trong những gia đình mở rộng cùng các thế hệ lớn tuổi hơn, bản thân sức khỏe của họ đang ở độ tuổi tốt nhất. Ở nhóm thứ hai, nhóm đối tượng những người tiêu dùng cung cấp thông tin từ 31 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ thứ hai (39,02%). Đây thường là những người thường đã có con cái, đang trong quá trình làm việc tích lũy và cống hiến cho xã hội. Ở nhóm thứ ba, nhóm đối tượng những người tiêu dùng từ 51 tuổi trở lên chỉ chiếm 2,44% (1 người/41 người). Đây là nhóm có con cái đã trưởng thành, sức khỏe của bản thân ở giai đoạn yếu nhất trong ba nhóm.
Như vậy, có thể thấy rằng: Trong bài nghiên cứu, về khía cạnh độ tuổi, ngay khi còn ở độ tuổi còn trẻ (phần đông từ 30 tuổi trở xuống), đối tượng được nghiên cứu đã có những sự lựa chọn rau sạch tích cực cho gia đình mình. Thông qua đó đã thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình ngay khi họ còn khá trẻ.
* Nơi cư trú:
Bảng 1.1. Nơi cư trú của các hộ gia đình tiêu dùng rau sạch quận Thanh Xuân được nghiên cứu
Stt Phường Số gia đình Tỷ lệ (đơn vị: %)
1 Hạ Đình 7 17,07
2 Khương Đình 2 4,88
3 Khương Mai 5 12,20
4 Khương Trung 0 0,00
6 Nhân Chính 7 17,07
7 Phương Liệt 1 2,44
8 Thanh Xuân Bắc 6 14,63
9 Thanh Xuân Trung 1 2,44
10 Thanh Xuân Nam 3 7,32
11 Thượng Đình 1 2,44
Tổng: 41 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy: Nơi cư trú của các hộ gia đình tiêu dùng rau sạch của cơ sở sản xuất rau sạch được nghiên cứu nằm rải rác ở hầu hết các phường của quận Thanh Xuân (10 phường/11 phường). Tuy nhiên, các hộ gia đình này tập trung chủ yếu ở các phường: Kim Giang (8 hộ), Hạ Đình (7 hộ), Nhân Chính (7 hộ), Thanh Xuân Bắc (6 hộ) và Khương Mai (5 hộ). Các phường còn lại là: Khương Đình, Phương Liệt, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam và Thượng Đình chỉ có từ 1 đến 3 hộ gia đình. Đặc biệt, phường Khương Trung không có hộ gia đình nào sử dụng rau sạch nằm trong nhóm đối tượng được nghiên cứu. Dựa vào đặc điểm địa lý quần cư cũng như thông qua quá trình phỏng vấn, tôi nhận thấy rằng: Một số những người trong từng nhóm cứu có mối quan hệ dòng họ (anh em) hoặc xã hội (hàng xóm, bạn bè hoay đồng nghiệp) để có thể sử dụng sản phẩm rau sạch và giới thiệu cùng nhau sử dụng chung một nhà cung cấp. Đây là một điểm nổi bật phản ánh đúng văn hóa làng xã của người Việt từ xa xưa đến nay vẫn còn tính cố kết cộng đồng cao mặc dù văn minh đô thị ngày càng làm mờ nhạt đi các mối quan hệ cộng đồng.
* Trình độ học vấn:
Bảng 1.2. Trình độ học vấn của những người tiêu dùng rau sạch cung cấp thông tin
Stt Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ (%) 1 Trung học phổ thông 3 7,32 2 Trung cấp 1 2,44 3 Cao đẳng 6 14,63 4 Đại học 20 48,78 5 Sau đại học 11 26,83 Tổng: 41 100 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy: Trình độ học vấn của những người tiêu dùng rau sạch cung cấp thông tin cho bài nghiên cứu khá đa dạng, bao gồm từ trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học đến sau đại học. Trong đó, trình độ đại học chiếm nhiều nhất (48,78%, tương ứng 20 người/41 người), sau đó đến trình độc sau đại học (26,83%, tương ứng 11 người/41 người. Trình độ học vấn trung học phổ thông (7,32%, tương ứng 3 người/41 người), cao đẳng (14,63%, tương ứng 6 người/41 người) ở mức giữa. Ngược lại, trình độ học vấn trung cấp chiếm ít nhất (2,44%, tương ứng 1 người/41 người). Ngoài sự đa dạng, qua những số liệu trên có thể nhận thấy rằng: Trình độ học vấn của nhóm đối tượng được nghiên cứu ở mức khá cao, ở mức đại học và trên đại học chiếm tới hơn 3/4, khoảng 75,61% (tương ứng 31 người/41 người).
* Khu vực làm việc:
Khu vực làm việc của những người tiêu dùng rau sạch cung cấp thông tin cho bài nghiên cứu nằm ở cả hai nhóm: Nhà nước và ngoài nhà nước. Tuy nhiên, nhóm ngoài nhà nước chiếm chủ yếu là 70,73% (tương ứng 29 người/41 người). Ngược lại, nhóm làm trong nhà nước chiếm thứ yếu là
29,27% (tương ứng 12 người/41 người).
* Thu nhập bình quân đầu người của các thành viên trong gia đình: Ở tiêu chí trung bình thu nhập đầu người của các thành viên trong gia đình, nghiên cứu khảo sát nhận ra rằng: Tất cả các hộ gia đình đều có mức thu nhập bình quân đầu người đều từ 5.000.000 đồng trở lên và cao hơn mức bình quân thu nhập đầu người của nước ta (năm 2017, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (GDP) khoảng 4.458.000 đồng/người/tháng [2]. Trong đó, ở mức từ 5.000.000 đồng đến 7.990.000 đồng chiếm đa số, có 65,85% (tương ứng 27 gia đình/41gia đình). Ngược lại, mức thu nhập từ 8.000.000 đồng trở lên, nghĩa là khoảng gấp đôi GDP của nước ta trở lên, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng vẫn ở mức khá cao (34,15%, tương ứng 14 gia đình/41 gia đình). Như vậy, có thể nhận thấy rằng: Khi chọn mẫu ngẫu nhiên những gia đình tiêu dùng rau sạch thì họ đều là những hộ gia đình có mức thu nhập khá cao và cao trong xã hội. Đây có thể coi là điều kiện cần thiết về vật chất để đảm bảo cho người tiêu dùng có điều kiện và khả năng chi trả cho nhu cầu tiêu dùng rau sạch.
* Loại hình gia đình:
Loại hình gia đình của những người tiêu dùng rau sạch cung cấp thông tin cho bài nghiên cứu gồm cả hai nhóm: Gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Có thể hiểu đơn giản rằng, gia đình hạt nhân là gia đình có từ một đến hai thế hệ; gia đình mở rộng là gia đình có từ ba thế hệ trở lên. Trong số 41 gia đình được nghiên cứu có 90,24% (tương ứng 37 gia đình/41 gia đình) là loại gia đình hạt nhân, và chỉ có 9,76% (tương ứng 4 gia đình/41 gia đình) là loại gia đình mở rộng. Qua đây có thể nhận thấy rằng: Loại hình gia đình hạt nhân đang ngày càng phổ biến trong xã hội, đồng thời loại gia đình mở rộng truyền thống đang ngày càng bị phá vỡ. Liên kết các dữ liệu kể trên có thể lý giải nguyên nhân, do trình độ học vấn cùng những cách tư duy mới đã khiến
các gia đình dần tách hộ, kết hợp với sự đảm bảo về kinh tế đã giúp các cặp vợ chồng ngày càng tách biệt khỏi bố mẹ.
Từ những tìm hiểu và phân tích số liệu của 7 tiêu chí kể trên, bao gồm: Giới tính người cung cấp thông tin đồng thời là người lựa chọn sản phẩm rau sạch cho gia đình, độ tuổi, trình độ học vấn, khu vực làm việc của họ, nơi cư trú của gia đình, mức thu nhập bình quân đầu người và loại hình gia đình của gia đình họ. Tôi có thể nhận thấy rằng: Trong tất cả 7 tiêu chí, từng tiêu chí đều có những khía cạnh đặc điểm phong phú và đa dạng đã phần nào phản ánh, giải thích, chứng minh cho văn hóa, sự thay đổi lối suy nghĩ và sự lựa chọn của người Việt trong một xã hội thu nhỏ là nhóm mẫu nghiên cứu.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu về rau sạch đã trở thành một hướng đề tài nghiên cứu được quan tâm rộng rãi ở nhiều ngành khoa học tự nhiên, như: sinh học, kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp, y học. Mỗi ngành khoa học sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành mình với nội dung cơ bản của các nghiên cứu hướng tới bao gồm: (1) Tiêu chuẩn rau, củ, quả sạch; (2) Quy trình sản xuất rau, củ, quả sạch; (3) Điều tra, đánh giá thực trạng rau, củ, quả nhiễm bẩn; (4) Đề xuất một số biện pháp hạn chế rau, củ, quả nhiễm bẩn; (5) Nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo ra các phương pháp làm sạch rau, củ, quả; (6) Đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu rau, củ, quả nhiễm bẩn.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và Dân tộc học/Nhân học nói riêng đã bước đầu có công trình nghiên cứu về rau sạch sử dụng các phương pháp khoa học xã hội, bao trùm lên là phương pháp điền dã Dân tộc học. Nhóm nghiên cứu đã trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm: Lợi ích của nông nghiệp hữu cơ để phát triển bền vững; vai trò của tri thức địa phương; vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức sản xuất, các quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội cơ bản của người nông dân. Đây có thể coi là công trình nghiên cứu khởi đầu cho lĩnh vực xã hội nhân văn nói chung, và ngành Dân tộc học/Nhân học nói riêng khi nghiên cứu về chủ đề rau sạch - một chủ đề còn nhiều dấu hỏi trong khoa học và đặc biệt trong đời sống xã hội hiện nay ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Ngoài ra, chủ đề rau sạch cũng đã trở thành đề tài phổ biến trên các trang báo.
Các khái niệm “rau”, “rau sạch (rau hữu cơ)”, “rau an toàn”, “chuỗi”, “chuỗi giá trị” và phân tích chuỗi giá trị là những yếu tố bước đệm ban đầu tạo tiền đề cho phân tích các chương tiếp theo.
Luận văn này sử dụng tiếp cận chuỗi giá trị để phân tích về rau sạch thông qua các bước nối tiếp khác nhau hình thành nên chuỗi giá trị của sản phẩm rau
sạch, từ canh tác, chế biến, đóng gói, bảo quản, phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tại gia đình người tiêu dùng, sản phẩm rau sạch được tiếp tục bảo quản, chế biến và sử dụng. Ở từng mắt xích trong chuỗi, giá trị của sản phẩm rau sạch được tăng lên cả về chất lượng và kinh tế. Thông qua đó, bài nghiên cứu tìm hiểu quan niệm và thực tiễn tiêu dùng thực sự của người sử dụng sản phẩm rau sạch trong chuỗi giá trị rau sạch được nghiên cứu.
Để triển khai được đề tài, luận văn sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học với các kỹ thuật quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bảng hỏi kết hợp với các nguồn tư liệu khác đã giúp cho tác giả hoàn thành bản luận văn mà các Quý thầy cô đang đọc.