Tình hình chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2. Tình hình nghiên cứu ngữ âm tiếng Hà Nội

1.2.1. Tình hình chung

Hệ thống phụ âm đầu tiếng hà Nội được các tác giả nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt đề cập tới bởi phương ngữ Bắc Bộ nói chung, tiếng Hà nội nói riêng là cơ sở cho tiếng Việt văn hóa.

Trong các cơng trình nghiên cứu của Maspero, T.T. Mkhhitarian, Đinh Lê Thư khi trình bày về hệ thống phụ âm dầu tiếng Việt các tác giả này thậm chí cịn cho rằng tiếng Việt chỉ có 19 phụ âm đầu.

Các tác giả khác như Nguyễn Bạt Tụy, M.B.Emeneau quan niệm phụ âm đầu tiếng Việt bao gồm 21 đơn vị hoặc thừa nhận 22 đơn vị phụ âm đầu như Lê Văn Lý, Đoàn Thiện Thuật, L.C. Thompson cũng đều lấy phụ âm đầu tiếng Hà Nội làm gốc bổ sung thêm các phụ âm quặt lưỡi /ʈ, ş, ʐ/. Vấn đề bàn cãi chỉ là có hay khơng có các phụ âm /p, r/ và âm /ʔ/ này trong hệ thống.

Trong thời gian gần đây, Vũ Kim Bảng và đồng sự trong “Khảo sát ngữ âm tiếng Hà Nội” đã thừa nhận sự tồn tại và coi như âm [p ] là một âm vị nhập hệ trong khi đó lại khơng hề nhắc đến âm [r] mặc dù hiện trạng tồn tại và mức độ phổ biến của nó khơng khác âm [p] là mấy. Bên cạnh đó, tác giả khơng coi âm tắc thanh hầu /ʔ/ là một phụ âm trong tiếng Hà Nội mà theo cách lập luận của Vũ Kim Bảng thì khi phát âm các nguyên âm, về nguyên tắc, hai dây thanh ở thanh hầu phải khép lại để sau đó bật ra tạo nên dao động của dây thanh được gọi là tần số cơ bản và đó (hiện tượng tắc ở thanh hầu) chỉ là những hoạt động tự nhiên của dây thanh khi tạo ra nguyên âm. Theo ông, hiệu quả âm học này được tạo ra ở thanh hầu là vị trí của các hiện tượng tạo âm khác với các vị trí tạo ra phụ âm ở bộ phận cấu âm. Với lập luận ấy, Vũ Kim Bảng và các đồng sự không xem /ʔ/ là một phụ âm trong tiếng Hà Nội.

Theo Vũ Kim Bảng hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Hà Nội gồm 19 phụ âm đầu, các phụ âm quặt lưỡi / ʈ, ş, ʐ/ và âm rung /r/ được chuyển theo nguyên tắc: các âm vị chuyển từ vị trí cấu âm này sang vị trí cấu âm khác có cùng phương thức. Các âm vị chuyển từ phương thức cấu âm này sang phương thức cấu âm có cùng vị trí.

Cịn về ngun âm, được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về mặt số lượng và chất lượng từ sớm tiêu biểu có tác giả Lê Văn Lý (1948) ông không thừa nhận/ie, ɯɤ và uo/ là các ngun âm đơi mà theo

tác giả “chúng chỉ có giá trị là các đơn âm vị”. “Các lí do mà ơng đưa ra là như sau:

+Các tổ hợp trên kết hợp được với các phụ âm cuối như các nguyên âm đơn +Các yếu tố trong tổ hợp không bao giờ tách rời nhau

+Yếu tố sau của tổ hợp /e ɤ o/ đều là những nguyên âm rộng hơn yếu tố đầu và đều không phải là [j], [w]

+Các tổ hợp này kết hợp được với [-j] và [-w] ở phía sau” (Dẫn theo Vũ Kim Bảng, 2010).

Và như vậy theo tác giả này thì hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt chỉ có 16 đơn vị.

Còn mới đây nhất tác giả Vũ Kim Bảng bằng phương pháp cảm thụ thính giác, tác giả cho rằng: Tiếng Hà Nội tại khu phố cổ có tất cả 14 nguyên âm làm âm chính, trong số đó, có 11 ngun âm đơn và 3 ngun âm đơi.

Về âm cuối: Các nhà Việt ngữ học đều thừa nhận sự tồn tại của hai bán nguyên âm cuối /-w/, /-i/ và 4 phụ âm /-m, -n, -p, -t/. Mới đây nhất, Vũ Kim Bảng cùng các đồng sự “trong 6 phụ âm cuối, sự thể hiện trong lời nói cũng như cách viết của bốn phụ âm /m, n, p, t/ khơng có gì đáng chú ý lắm nhưng riêng chỉ có hai phụ âm cuối / ŋ, k/ là có cách thể hiện và cách viết đáng chú ý” [1, tr.86] (Xin xem thêm phần sau).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 29 - 31)