Kết quả nghiên cứu âm chính tiếng Hà Nội gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 83 - 85)

CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG HÀ NỘI GỐC

3.3. Hệ thống âm chính tiếng Hà Nội gốc

3.3.1. Kết quả nghiên cứu âm chính tiếng Hà Nội gốc

3.3.1.1. Mơ tả bằng cảm nhận thính giác

Ngun âm là thành phần cơ bản mang âm sắc chủ yếu của âm tiết vì vậy nguyên âm trong âm tiết được coi là âm chính, hay nói cách khác chỉ có nguyên âm mới có thể đảm nhiệm thành phần âm chính trong âm tiết. Các nguyên âm trong tiếng Hà Nội gốc khu biệt với nhau dựa trên tiêu chí khu biệt phẩm chất ngữ âm, bao gồm sự khu biệt về mặt âm sắc và âm lượng. Ngoài ra, các nguyên âm trong hệ thống này còn khu biệt với nhau về lượng, tức độ dài ngắn của nguyên âm.

a. Về mặt phẩm chất

Sự khu biệt về âm sắc tạo nên sự đối lập giữa các nguyên âm có âm sắc bổng với các nguyên âm có âm sắc trầm và trung hoà. Đối lập này tạo nên thế tương liên giữa các nguyên âm hàng trước, hàng giữa và hàng sau, giữa các ngun âm trịn mơi và các ngun âm khơng trịn mơi.

Về tính cố định và không cố định của âm sắc, cũng như hệ thống âm chính tiếng Việt được Đồn Thiện Thuật mơ tả, có thể chia hệ thống nguyên âm làm âm chính trong tiếng Hà Nội gốc thành hai nhóm: nhóm có âm sắc cố định gồm:

i ɯ u

e ɤ o

ɛ a ͻ

và nhóm nguyên âm có âm sắc khơng cố định là 3 nguyên âm đôi /ie, ɯɤ, uo/. Các nguyên âm đôi này gồm hai yếu tố và không bao giờ tách rời nhau, cả hai cùng nhau thực hiện một chức năng giống nhau.

Về mặt chức năng, 3 nguyên âm đơi này có yếu tố đầu khơng phải là âm đệm, yếu tố sau khơng phải là âm cuối vì ở đây yếu tố đầu của những tổ hợp này luôn mạnh hơn các yếu tố sau, quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Tổ hợp này có cả hai yếu tố đều là âm chính.

Về mặt âm lượng tức tiêu chí tương liên về độ mở khi cấu âm: các nguyên âm đối lập với nhau theo hai bậc âm lớn và nhỏ.

b. Tiêu chí khu biệt về lượng: đây là tiêu chí tương liên về trường độ, hiện tượng này chỉ xảy ra ở các nguyên âm đơn ở bậc âm lượng cực lớn và lớn vừa. Trong hệ thống nguyên âm tiếng Hà Nội gốc có 4 nguyên âm ngắn đối lập với 4 nguyên âm dài tương ứng về mặt phẩm chất đó là ε / ε ; a/ ă; ɤ/ɤ ; ͻ/ ͻ

ă và ɤ được phân biệt do sự đối lập của nguyên âm trong những âm tiết như bán - bắn, sơn - sân. Còn âm ε và ͻ được phân xuất từ những cặp âm tiết

đối lập như: cảnh - kẻng; ách - éc; cong - con; móc - mót.

Các nguyên âm đơn hàng trước khi xuất hiện trước các phụ âm mặt lưỡi bao giờ cũng được cấu âm lui về phía sau thành nguyên âm hàng giữa, tức là chuyển từ âm sắc bổng sang trung hòa và trường độ được rút ngắn trong

inh, ích hay trong ênh, ếch.

Sau đây là những đặc điểm cơ bản nhất của các nguyên âm trong hệ thống nguyên âm của tiếng Hà Nội gốc:

- /i/ là một nguyên âm bổng, hàng trước, âm sắc cố định, âm lượng nhỏ. - /e/ là nguyên âm bổng, hàng trước, âm sắc cố định, âm lượng lớn vừa. - /ε/ là nguyên âm có âm sắc bổng, cố định âm lượng lớn.

- /ɯ/ là ngun âm có có âm sắc trung hịa, cố định, có âm lượng nhỏ. - /ɤ/ cũng là một nguyên âm có âm sắc trung hòa, cố định, âm lượng lớn vừa.

- /a/ là ngun âm có âm sắc trung hịa, cố định, âm lượng lớn. - /u/ là nguyên âm có âm sắc trầm, cố định, âm lượng nhỏ. - /o/ là nguyên âm trầm, âm sắc cố định, âm lượng lớn vừa. - /ͻ/ cũng là nguyên âm trầm, âm sắc cố định âm lượng lớn.

Còn 3 nguyên âm đơi thì đều là những âm có âm sắc khơng cố định, thuộc âm lượng lớn vừa. Tuy nhiên âm /ie/ là nguyên âm bổng, /ɯɤ/ là nguyên âm trung hòa, còn /uo/ là nguyên âm trầm.

Trên cơ sở những tiêu chí khu biệt trên đây, có thể xác lập hệ thống nguyên âm trong tiếng Hà Nội gốc qua bảng mô tả các nội dung âm vị học sau đây:

Bảng 3.5: Hệ thống nguyên âm trong tiếng Hà Nội gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 83 - 85)