Âm cuối tiếng Hà Nội gốc trong sự so sánh với âm cuối ở một số vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 96 - 110)

CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG HÀ NỘI GỐC

3.4. Hệ thống âm cuối tiếng Hà Nội gốc

3.4.1.3. Âm cuối tiếng Hà Nội gốc trong sự so sánh với âm cuối ở một số vùng

số vùng phương ngữ khác

a. So sánh với các vùng thuộc ngoại thành Hà Nội và các địa phương khác thuộc phương ngữ Bắc, hệ thống âm cuối tiếng Hà Nội gốc và hệ thống âm cuối các vùng này hầu như khơng có sự khác biệt ngồi một ngoại lệ được ghi nhận ở xã Bàng La, Thủy Ngun, Hải Phịng, đó hiện tượng các kết hợp của /-ɲ, -c/ với các phụ âm hàng trước lại bị chuyển thành [-n, -t] và nguyên âm hàng trước do bị đồng hóa chuyển thành ngun âm hàng sau khơng trịn mơi: lịch – lịt; nhanh – nhăn…

Trong tiếng Hà Nội gốc, các âm cuối /-n,-t/ được thể hiện rõ ràng chứ khơng hề có hiện tượng chuyển thành /-ŋ, -k/ như ở các vùng Nam Trung Bộ và Trung Bộ.

Trong tiếng Hà Nội gốc, q trình ngạc hóa đã xảy ra hồn tồn triệt để trong các vần [i ɲ, e ɲ, ε ɲ, i c, e c, ε c] còn trong các phương ngữ ở Nam bộ thì quá trình ngạc hóa này chưa xảy ra mà các vần đó vẫn sử dụng các âm cuối [n, t].

Đó chỉ là một vài ví dụ đơn lẻ, xét một cách tổng thể, hệ thống nguyên âm và đặc biệt là hệ thống âm cuối trong tiếng Hà Nội nói riêng và phương ngữ Bắc nói chung khác về chất với chính hệ thống này trong phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Một phép so sánh đơn giản nhưng hệ thống thông qua những kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Châu về bảng vần ở 3 vùng phương ngữ có thể cung cấp cho chúng ta những hình dung rất cơ bản và có hệ thống về sự khác biệt trong hệ thống âm chính và âm cuối giữa ba vùng cũng như giữa tiếng Hà Nội với hai phương ngữ cịn lại mà nó khơng thuộc về. [Xin xem thêm Hoàng Thị Châu, phần “Vần qua các phương ngữ”]. Nếu hệ thống vần phương ngữ Bắc (thể hiện qua ngơn ngữ văn học) nói chung và tiếng Hà Nội nói riêng có 60 vần thì hệ thống này trong phương ngữ Trung có hơn chục vần và phương ngữ Nam có 27 vần đã đổi khác [4]. Sự đổi khác này chính là thể hiện sự biến đổi của nguyên âm và âm cuối.

3.5. Tiểu kết

Trong chương này chúng tơi đã phân tích để thấy được những đặc điểm cơ bản của các thành phần đoạn tính trong tiếng Hà Nội gốc như sau:

a. Hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Hà Nội gốc có 19 phụ âm vì trong hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc vắng mặt các âm đầu lưỡi quặt /ʈ/, âm này được người Hà Nội gốc phát âm nhích vào sâu hơn, gần như một âm mặt lưỡi trước /c/. Còn các phụ âm quặt lưỡi /ş/ và quặt/hoặc rung lưỡi /ʐ/ được người Hà Nội gốc phát âm thành một âm cùng vị trí cấu âm là /s/ và /z/ nhưng nét cấu âm quặt/rung lưỡi cũng đã hồn tồn mất đi. Vì vậy sự khác biệt về phẩm chất ngữ âm ở một số âm này đưa đến hệ quả là sự khác biệt về số lượng phụ âm trong hệ thống .

b. Về âm đệm, chúng tôi thừa nhận quan điểm coi âm đệm như một thành phần độc lập của âm tiết. Âm đệm trong tiếng Hà Nội gốc được phát âm lướt, trịn mơi như trong tiếng Việt toàn dân.

c. Hệ thống âm chính trong tiếng Hà Nội gốc phản ánh đầy đủ đặc trưng của âm chính trong tiếng Việt tồn dân. Hệ thống này gồm 16 âm vị, trong đó có 13 nguyên âm đơn và 3 ngun âm đơi. Có 4 cặp ngun âm đơn đối lập với nhau về lượng, theo đó, ta có 4 nguyên âm đơn dài / a, ε, ɤ, ͻ/ đối lập với 4 nguyên âm đơn ngắn /ă, ε , ɤ , ͻ /. Hệ thống nguyên âm ở đây thể hiện đầy đủ trong hệ thống vần của Phương ngữ Bắc – hệ thống vần phong phú và đầy đủ nhất – được Hoàng Thị Châu nêu ra trong nghiên cứu của mình. Trong tiếng Hà Nội gốc không hề xuất hiện hiện tượng phát âm các nguyên âm chuyển sắc tức là “khi phát âm các từ có nguyên âm /ε/ bao giờ cũng kèm theo một yếu tố [i] lướt ở đằng trước” và “khi phát âm các từ có nguyên âm /ͻ/ có kèm theo yếu tố [u] lướt ở trước”. Một số hiện tượng biến đổi khác phổ biến ở các địa phuong khác thuộc phương ngữ Bắc cũng không hiện diện trong hệ thống âm chính tiếng Hà Nội gốc. Tóm lại, hệ thống 16 ngun âm làm âm chính có những nét khu biệt đặc trưng khơng thể lẫn với nhau tạo nên nét “tròn vành rõ chữ” trong phát âm của người Hà Nội mà rất nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến, làm cho tiếng Hà Nội có dáng dấp uyển chuyển, nhẹ nhàng, thuần nhất.

d. Hệ thống phụ âm cuối trong tiếng Hà Nội gốc cũng phản ánh đầy đủ những đặc trưng của hệ thống âm cuối tiếng Việt. Hệ thống này gồm 8 âm vị (khơng tính âm vị zê rơ) đối lập với nhau về phương thức và bộ vị cấu âm. Xét một cách tổng thê, hệ thống âm cuối trong tiếng Hà Nội nói riêng và phương ngữ Bắc nói chung khác về chất với chính hệ thống này trong phương ngữ Trung và phương ngữ Nam.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đặc trưng ngữ âm tiếng Hà Nội gốc, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận sau:

1. Về khái niệm người Hà Nội và tiếng Hà Nội: qua phân tích nhiều ý kiến khác nhau về tiếng Hà Nội và người Hà Nội của nhiều tác giả trong giới nghiên cứu, cùng với những suy nghĩ, quan điểm của bản thân, chúng tôi thấy phải coi đây là hai khái niệm song song tồn tại, xác định lẫn nhau. Theo đó,

tiếng Hà Nội là tiếng nói của người Hà Nội. Đến lượt mình, người Hà Nội là

tất cả những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dù ở thời điểm nào, bất kể bố mẹ họ là ai, từ đâu đến, nói tiếng địa phương nào.

2. Liên quan đến khái niệm tiếng Hà Nội gốc và người Hà Nội gốc, cần phải xác định trên cả mặt lịch đại và đồng đại để định vị một cách tương đối không gian cư trú của người Hà Nội gốc, chủ nhân của tiếng Hà Nội gốc qua địa giới hành chính Hà Nội thông qua các thời kỳ lịch sử: địa bàn hành chính Hà Nội trải qua nhiều sự thay đổi gắn liền với các mốc thăng trầm của lịch sử nhưng khu vực trung tâm vẫn giữ được độ ổn định, vững bền bên trong, đó là khu vực nằm giữa ba con sông (sông Hồng, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch) mà hạt nhân của nó chúng ta vẫn quen gọi là 36 phố phường Hà Nội. Đây

chính nơi định cư của những hậu duệ người bản địa và cả những người nhập cư từ nhiều thế hệ trước để rồi trở thành chủ nhân của Hà Nội” và là người Hà

Nội gốc nói tiếng Hà Nội gốc.

3. Về kết quả nghiên cứu ngữ âm tiếng Hà Nội gốc, có thể tóm lược như sau:

3.1. Về thanh điệu: Hệ thống thanh điệu trong tiếng Hà Nội gốc đầy đủ sáu thanh đó là thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc và thanh nặng như trong hệ thống thanh điệu tiếng Việt toàn dân. Các thanh này khu biệt với nhau theo hai tiêu chí cơ bản là đường nét và âm vực. Hệ thanh

điệu được mơ tả cả trên cảm nhận thính giác và qua kết quả phân tích thực nghiệm đã cho thấy đây là hệ thanh điệu thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng khu biệt của thanh điệu tiếng Việt. Nó là một trong những yêu tố cơ bản tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng cho tiếng nói của người Hà Nội.

3.2. Về âm đầu: đề tài đã tiến hành mô tả hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc cả về mặt cảm thụ thính giác và đặc trưng âm học trên kết quả phân tích thực nghiệm. Đây là hệ thống chỉ có 19 âm vị, mất đi dãy phụ âm đầu lưỡi quặt. Do trong hệ thống phụ âm đầu, âm lưỡi quặt /ʈ/, được người Hà Nội gốc phát âm nhích vào sâu hơn, gần như một âm mặt lưỡi trước /c/. Còn các phụ âm quặt lưỡi /ş/ và quặt/hoặc rung lưỡi /ʐ/ được người Hà Nội gốc phát âm thành một âm cùng vị trí cấu âm là /s/ và /z/ nhưng nét cấu âm quặt/rung lưỡi cũng đã hoàn toàn mất đi. Sự khác biệt về phẩm chất ngữ âm ở một số âm này đưa đến hệ quả là sự khác biệt về số lượng phụ âm trong hệ thống. Vì vậy hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Hà Nội gốc chỉ còn 19 phụ âm.

3.3. Về âm đệm: luận văn chúng tôi thừa nhận quan điểm coi âm đệm là một thành phần độc lập, là một trong 5 thành phần cấu tạo âm tiết. Là âm có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết, được kí hiệu là /-w-/. Kết quả cho thấy âm đệm /-w-/ tiếng Hà Nội gốc thể hiện đầy đủ các đặc trưng ngữ âm của âm đệm tiếng Việt.

3.4. Về âm chính: hệ thống âm chính trong tiếng Hà Nội gốc gồm có 16 âm vị trong đó có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Các hiện tương biến đổi ở một số phương ngữ khác như hiện tượng cách phát âm các nguyên âm chuyển sắc; hiện tượng âm chính [ɯ] trong khuôn vần [ɯj] biến đổi thành nguyên âm đôi [ɯɤ] với khuôn vần [ɯɤj] trong các kết hợp như chửi – chưởi,

(khung) cửi – (khung) cưởi … rất phổ biến ở các địa bàn thuộc Hà Tây cũ như

Nội gốc. Nói chung, hệ thống âm chính trong tiếng Hà Nội gốc cũng thể hiện đầy đủ các đặc trưng ngữ âm của hệ thống âm chính tiếng Việt tồn dân. Hệ thống này có nhiều khác biệt với chính nó trong các vùng phương ngữ khác.

3.5. Về âm cuối: hệ thống phụ âm cuối trong tiếng Hà Nội gốc gồm có 8 âm vị (khơng tính âm zê rơ), đối lập với nhau về các tiêu chí phương thức cấu âm và vị trí cấu âm. Trong tiếng Hà Nội gốc các âm cuối /-n,-t/ được thể hiện rõ ràng chứ khơng hề có hiện tượng chuyển thành /-ŋ, -k/ như ở các vùng Nam Trung Bộ và Trung Bộ. Một điểm cần chú ý nữa đó là q trình ngạc hóa đã xảy ra hoàn toàn triệt để trong các vần [i ɲ, e ɲ, ε ɲ, i c, e c, ε c] cịn trong các phương ngữ ở Nam bộ thì q trình ngạc hóa này chưa xảy ra mà các vần đó vẫn sử dụng các âm cuối [n, t]. Nhìn chung hệ thống âm cuối trong tiếng Hà Nội nói riêng và phương ngữ Bắc nói chung khác về chất với chính hệ thống này trong phương ngữ Trung và phương ngữ Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Kim Bảng, Khảo sát ngữ âm tiếng Hà Nội, Đề tài NCKH cấp Bộ,

Viện Ngôn ngữ học, Học viện KHXH Việt Nam, Hà Nội, 2010.

2. Nguyễn Trọng Báu, Tiếng Hà Nội và vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt tồn dân. Trong “Hà Nội những vấn đề ngơn ngữ văn hóa”, Hội ngơn ngữ học Hà Nội, NXB Văn hóa thơng tin , Hà Nội, 2001.

3. Đình Cao, Tiếng Hà Nội trong quan hệ với ngôn ngữ chung của dân tộc.

Trong “Ngơn ngữ và Văn hóa 990 năm Thăng Long – Hà Nội”. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội và khoa Ngôn ngữ học (Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội). Hà Nội, 2000.

4. Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội, 2009.

5. Đinh Văn Đức, Bước đầu nhận xét về “tiếng Hà Nội” qua hai xóm mà tơi

đã ở. Trong Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ văn hóa, Hội ngơn ngữ học

Hà Nội, NXB Văn hóa thơng tin , Hà Nội 2001.

6. Vũ Thị Hải Hà, Tiếng Hà Nội khu vực phố cổ. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học

“Học tập ngôn ngữ Hồ Chí Minh – Tiếng Hà Nội với ngơn ngữ văn hóa Việt Nam”. Hội Ngơn ngữ học Hà Nội – Khoa Ngôn ngữ học (Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội) – Tạp chí Ngơn ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.

7. Nguyễn Thị Liên Hà, Tiếng Hà Nội trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong “Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hóa

Việt Nam”, Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, Hà Nội, 2004.

8. Hoàng Văn Hành, Tiếng Hà Nội – sự hội tụ của bốn phương, tinh hoa của một nền văn hóa. Trong “Ngơn ngữ & Văn hóa 990 năm Thăng Long

– Hà Nội”. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội & Khoa Ngôn ngữ học (Đại học KHXH & NV Hà Nội, Hà Nội, 2000.

9. Hoàng Văn Hành, Tiếng Hà Nội từ góc nhìn của ngơn ngữ văn hóa học.

Trong “Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam”. Hội Ngơn ngữ học Hà Nội, Hà Nội, 2004.

10. Phạm Minh Hạnh, Tiếng Hà Nội trong việc dạy và học ngoại ngữ. Trong

“Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam”, Hội Ngơn ngữ học Hà Nội, Hà Nội, 2004.

11. Lã Minh Hằng, Tìm về địa danh Hồn Long, Ngơn ngữ và văn hóa 990

năm Thăng Long - Hà Nội, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2001.

12. Tơ Hồi & Nguyễn Vinh Phúc Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long Hà Nội,

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.

13. Tơ Hồi, Tiếng Hà Nội. Trong “Ngơn ngữ & Văn hóa 990 năm Thăng

Long – Hà Nội”. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội & Khoa Ngôn ngữ học (Đại học KHXH & NV Hà Nội. Hà Nội, 2000.

14. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. NXB Lao động, Hà Nội, 2004.

15. Vũ Bá Hùng, Bản sắc và tính chắt lọc, một đặc trưng của giọng nói Hà Nội. Trong “Ngơn ngữ và văn hóa 990 năm Thăng Long – Hà Nội. NXB

Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2000.

16. Vũ Thị Thanh Hƣơng, Biễn thể xã hội của lời cầu khiến giao tiếp lịch sự

trong tiếng Hà Nội. Trong “Ngơn ngữ và văn hóa 990 năm Thăng Long –

Hà Nội”. NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2000.

17. Nguyễn Thị Thu Hƣơng, Đặc điểm ngữ âm của tiếng Hà Nội và khó khăn trong việc học phát âm, ghép vần của trẻ mẫu giáo Hà Nội. Trong

18. Nguyễn Văn Khang, Về khái niệm “tiếng Hà Nội”. Trong “Ngôn ngữ &

Văn hóa 990 năm Thăng Long – Hà Nội”. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội & Khoa Ngôn ngữ học (Đại học KHXH & NV Hà Nội. Hà Nội, 2000.

19. Trịnh Cẩm Lan, Một số vấn đề về phương ngữ thành thị dưới góc nhìn của phương ngữ địa – xã hội. Tạp chí Ngơn ngữ, số 1/2003.

20. Trịnh Cẩm Lan, Sự biến đổi cách phát âm các thanh điệu của cộng đồng

Nghệ Tĩnh ở Hà Nội. Tạp chí Ngơn ngữ, số 7/2005.

21. Trịnh Cẩm Lan, Lí huyết làn sóng trong nghiên cứu ngơn ngữ và văn hóa

Thăng Long – Hà Nội. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học “Học tập ngơn ngữ Hồ

Chí Minh – Tiếng Hà Nội với ngơn ngữ văn hóa Việt Nam”. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội – Khoa Ngôn ngữ học (Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội) – Tạp chí Ngơn ngữ. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, 2007. 22. Trịnh Cẩm Lan và Đinh Thị Lan Anh, Biến thể ngơn ngữ mang tính đánh

dấu và việc sử dụng chúng trong các phương ngữ Việt hiện nay, Tạp chí

Ngơn ngữ, số 1/2012.

23. Trịnh Cẩm Lan, Tiếng Hà Nội và người Hà Nội, Tạp chí Ngơn ngữ và

Đời sống, số 8/2015.

24. Nguyễn Loan, Vị trí của tiếng Hà Nội trong ngơn ngữ chung của cả nước.

Trong “Ngơn ngữ và văn hóa 990 năm Thăng Long – Hà Nội”. NXB Văn hóa thơng tin Hà Nội, 2000.

25. Trần Huy Liệu, Lịch sử thủ đô Hà Hội, NXB Hà Nội, Hà Nội, 2000.

26. Nguyễn Tài Thái, Đặc điểm ngũ âm tiếng Sơn Tây, Luận án Tiến sĩ Ngôn

ngữ học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2014.

27. Trần Thị Thìn, Bước đầu tìm hiểu hiện tượng phát âm lệch chuẩn /l/, /n/.

Tạp chí Ngơn ngữ só 2, 1979.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 96 - 110)