Thanh điệu tiếng Hà Nội gốc trong sự so sánh với thanh điệu ở một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 66 - 69)

CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG HÀ NỘI GỐC

2.2. Thanh điệu tiếng Hà Nội gốc trong sự so sánh với thanh điệu ở một

một số vùng phƣơng ngữ khác

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống thanh điệu tiếng Hà Nội gốc có nhiều điểm khác biệt so với hệ thống thanh điệu ở một số vùng phương ngữ khác, đặc biệt vùng từ Thanh Hóa trở vào Nam với hệ thống thanh điệu khác hơn nhiều cả về số lượng thanh điệu và phẩm chất ngữ âm của mỗi thanh.

Ở các thổ ngữ Miền Trung: có nơi có 5 thanh điệu, có nơi lại có 4 thanh điệu chứ khơng có đầy đủ 6 thanh điệu như trong tiếng Hà Nội gốc. Cụ thể:

Trong một số thổ ngữ của vùng Thanh Hóa có thanh ngã trùng với thanh hỏi, hay nói cách khác thanh ngã nhập với thanh hỏi thành một thanh tạm gọi là thanh ¾. Thanh này có đường nét âm điệu giống với thanh hỏi trong tiếng Nghệ (thổ ngữ Vinh) với đường nét đi lên gần giống như với thanh ngã trong phương ngữ Bắc. Các thanh cịn lại 1, 2, 5, 6 nói chung giống với tiếng Bắc về cả âm điệu và đường nét âm điệu.

Ở Nghệ Tĩnh, hệ thống cũng thường có 5 thanh đó là các thanh 1, 2, 4, 5 và 3/6. Trong đó thanh ngã trùng với thanh nặng, thanh này có đường nét đi xuống gần giống với đường nét thanh huyền trong tiếng Hà Nội tuy nhiên khác ở điểm thanh này có âm vực thấp hơn.

Trong tiếng Bình Trị Thiên, nói chung cũng có 5 thanh, đó là 1, 2, ¾, 5 và thanh 6. Trong đó thanh ngã trùng với thanh hỏi nên tạm gọi là thanh 3/4. Thanh này có đường nét đi xuống và hầu như khơng có phần đi lên ở cuối âm tiết như đường nét thanh hỏi thường gặp trong giọng Bắc. Còn trường hợp

thanh sắc theo Võ Xn Trang, 1997 thì có đường nét gần giống thanh hỏi trong giọng Bắc.

Còn trong giọng ở vùng Nghi Lộc thì chỉ có 4 thanh: trong hệ thống thanh điệu của vùng này khơng có sự phân biệt giữa thanh sắc và thanh huyền, giữa thanh ngã và thanh nặng như trong tiếng Hà Nội gốc.

Ở các phương ngữ miền Nam hệ thống thanh điệu cũng thường chi có 5 thanh chứ khơng có đầy đủ 6 thanh như tiếng Hà Nội gốc trong đó thanh ngã và thanh hỏi trùng làm một thanh. Thanh này có hai cách thể hiện: một là ban đầu có âm điệu bằng phẳng, sau đó đi lên gần giống với thanh ngã trong phương ngữ Bắc nhưng thấp hơn, hai là ban đầu bằng phẳng rồi đi xuống cùng với âm tắc thanh hầu và sau đó lại đi lên.

2.3. Tiểu kết

1. Hệ thống thanh điệu tiếng Hà Nội có đầy đủ 6 thanh điệu bao gồm các thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, và thanh nặng. Các thanh này đều được thể hiện đặc điểm đường nét riêng, khu biệt với đường nét của thanh điệu khác:

- Thanh ngang: Thanh ngang trong hệ thống thanh điệu của tiếng Hà Nội

gốc ở có đường nét âm điệu có chiều hướng hơi đi xuống, ở đoạn đầu thanh điệu nằm trong âm vực cao nhưng càng về sau thì lại đi xuống và nằm trong khu vực âm vực thấp nhưng nhìn chung đường nét thanh này bằng phẳng.

- Còn thanh huyền: có đường nét đi xuống đều đặn, thấp hơn so với

thanh ngang và nằm trọn vẹn trong âm vực thấp.

- Thanh ngã bắt đầu ở âm vực thấp, thấp hơn điểm xuất phát của thanh

ngang, tuy nhiên càng về sau thì cao độ của thanh này càng vút lên cao và kết thúc ở âm vực cao, cao độ cao nhất là 346Hz.

- Thanh hỏi: cùng có thể thấy cả thanh ngã và thanh hỏi đều bắt đầu ở

một độ cao xấp xỉ như nhau nhưng thanh ngã lại là thanh cao cịn thanh hỏi lại là thanh thấp. Từ đó có thể nhận định rằng cao độ kết thúc có tầm quan trọng hơn so với cao độ xuất phát. Điều này cũng đã được Gordina đề cập đến. Như

vậy, thanh ngã và thanh hỏi trong tiếng Hà Nội gốc trong một số rất ít trường hợp đã mất đi sự khu biệt với nhau trong đối lập “đứt gãy”.

- Thanh sắc: gốc nằm trong vùng liên âm vực thấp - cao, là thanh bắt

đầu ở âm vực thấp nhưng kết thúc ở âm vực cao.

- Thanh nặng thì lại là thanh có điểm bắt đầu ở âm vực cao, có đường

nét âm điệu đi xuống và kết thúc ở âm vực thấp.

2. Các thanh điệu nằm trong hai vùng âm vực thấp và cao. Các thanh điệu nằm trong vùng âm vực thấp gồm các thanh ngang, hỏi và sắc còn các thanh huyền, ngã, nặng nằm ở vùng âm vực thấp. Trong đó có thanh sắc, thanh hỏi, là hai thành nằm ở liên âm vực cao – thấp.

3. Cao độ xuất phát của các thanh điệu có tần số khá gần nhau nhưng càng về sau thì chúng càng có sự tách biệt, khác nhau rõ rệt. Nói cách khác, sự khu biệt của các thanh nằm ở phần sau của thanh điệu. Như thanh 1: nửa đầu đường nét thanh điệu nằm ở âm vực cao, cịn nửa sau đường nét có chiều hướng đi xuống nên nửa sau lại nằm ở âm vực thấp.

4. Đường nét thanh điệu của thanh thứ 3 – thanh ngã, khá đặc biệt như có thể thấy ở phần trên thanh a3 có nhiều điểm đứt gãy chia âm tiết thành 4 phần, giữa 4 phần có 3 khoảng tắc nghẽn, khơng xuất hiện tần số, không thấy xuất hiện đường nét thanh điệu trong âm a3.

5. Trong số các thanh điệu, thì thanh 1 là thanh có trường độ dài nhất là 582 ms cịn thanh 6 là thanh có trường độ ngắn nhất ở mức là 101 ms.

CHƢƠNG 3. CÁC THÀNH PHẦN ĐOẠN TÍNH TRONG NGỮ ÂM TIẾNG HÀ NỘI GỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 66 - 69)