Một vài nhận xét và thảo luận về hệ thống âm đầu tiếng Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 73 - 81)

CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG HÀ NỘI GỐC

3.1. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc

3.1.1.3. Một vài nhận xét và thảo luận về hệ thống âm đầu tiếng Hà Nộ

Nội gốc

a. Về số lượng và phẩm chất ngữ âm của các phụ âm

Có thể thấy, trong lịch sử nghiên cứu phụ âm đầu tiếng Việt, các ý kiến về số lượng và phẩm chất ngữ âm của các phụ âm đầu nhìn chung cịn chưa thống nhất. Một số ý kiến cho rằng tiếng Việt có 21 phụ âm đầu, trong đó khơng thừa nhận sự tồn tại của /ʔ/ và /p/ trong hệ thống (Nguyễn Bạt Tuỵ; M.B. Emenueau – Dẫn theo Nguyễn Tài Thái, tr 43). H. Maspero và Đinh Lê Thư cho rằng hệ thống này chỉ có 19 âm vị, khơng có các âm quặt lưỡi, khơng có /p/. Đồn Thiện Thuật thì cho rằng hệ thống này gồm 22 âm vị, có các phụ

âm đầu lưỡi quặt, có âm tắc thanh hầu /ʔ/ nhưng khơng có âm mơi, tắc, vơ thanh /p/. Dễ nhận thấy, vấn đề còn tranh luận chủ yếu tập tập vào dãy phụ âm quặt lưỡi, sự tồn tại hay không của /p/ và /ʔ/ trong hệ thống. Liên quan đến số lượng là phẩm chất ngữ âm của hệ thống này. Đặc biệt, trong các phương ngữ Việt hiện nay, cách phát âm một số phụ âm đầu còn chưa thống nhất và hệ quả của nó là số lượng phụ âm đầu cịn có sự khác biệt giữa các phương ngữ khác nhau. Theo Hoàng Thị Châu “hệ thống phụ âm đầu được phản ánh

vào chữ quốc ngữ là có số lượng âm vị tương đối đầy đủ hơn cả so với hệ thống phụ âm đầu tồn tại trong các phương ngữ hiện nay” [4, tr 127]. Cách

đặt vấn đề này liên quan trực tiếp đến số lượng và phẩm chất ngữ âm của hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc mà chúng tôi đang nghiên cứu.

a1. hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc, theo bảng mô tả ở phần trên, chỉ tồn tại 19 phụ âm chứ không như hệ thống 22 phụ âm trong tiếng Việt mà Đồn Thiện Thuật đã mơ tả. Cụ thể, về vị trí cấu âm, hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc hầu như vắng bóng dãy phụ âm đầu lưỡi quặt. Thay vào đó, phụ âm đầu lưỡi quặt / ʈ / vốn vẫn hiện diện phổ biến trong phương

ngữ Trung và ở một vài thổ ngữ thuộc duyên hải Bắc Bộ và được xem như một phụ âm thuộc hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt [theo Đồn Thiện Thuật] thì lại được người gốc Hà Nội phát âm nhích vào sâu hơn, gần như một âm mặt lưỡi trước /c/. Phụ âm quặt lưỡi /ş/ và quặt/hoặc rung lưỡi /ʐ/ được người Hà Nội gốc phát âm thành một âm cùng vị trí cấu âm là /s/ và /z/ nhưng nét cấu âm quặt/rung lưỡi cũng đã hoàn toàn mất đi. Sự khác biệt về phẩm chất ngữ âm ở một số âm này đưa đến hệ quả là sự khác biệt về số lượng phụ âm trong hệ thống. Ngồi những khác biệt đó, phẩm chất ngữ âm của các phụ âm còn lại về cơ bản như đã được mô tả trong kết quả nghiên cứu của Đoàn Thiện Thuật, Hoàng Thị Châu, Vũ Kim Bảng và nhiều người khác. Tuy

nhiên, nếu xét trên nền chung của phương ngữ Bắc, theo kết quả nghiên cứu của Hồng Thị Châu, có thể thấy tiếng Hà Nội gốc cũng tồn tại một vài khác biệt nhỏ trong hệ thống phụ âm đầu so với cái vùng phương ngữ lớn bao quanh nó (Bắc Bộ). Kết quả nghiên cứu của Hồng Thị Châu có thể quan sát qua bảng sau:

Bộ vị cấu âm Phương thức

Môi Răng Lợi Tiền ngạc Ngạc Mạc Hầu Tắc nổ Hữu thanh b (b) d (đ) Vô thanh p (p) t (t) C (tr) ch(ch) k(c, k) q () Bật hơi th (th) Mũi m (m) n (n) nh(nh) ng (ng) Khe xát

Hữu thanh v (v) z (d) Z (gi) G (g)

Vô thanh f (ph) s (x) S (s) X (kh) h (h)

Rung r (r)

Bên l (l)

Bảng 3.3: Hệ thống phụ âm đầu ở Bắc Bộ (theo chuẩn chính tả)

Ghi chú: Chúng tơi trích dẫn ngun gốc cách gọi và ghi chú của tác giả như sau:

- Ngạc là vòm cứng, tiền ngạc là phần trước của vòm cứng, chỗ tiếp giáp với lợi, mạc là vòm mềm, tiếp sau vòm cứng.

- q là âm tắc họng khơng được ghi trong chính tả, xuất hiện tuỳ tiện trước những từ bắt đầu bằng âm đệm hay nguyên âm: oan [qwan], ăn [qăn], uống [uống]… (Hoàng Thị Châu, tr 129)

Còn đây là Hệ thống phụ âm đầu ở Hà Nội của tác giả:

Môi Răng Lợi Tiền

ngạc Ngạc Mạc Hầu b đ p t (ch) K (q)ʿ¹ʾ th m n nh Ng Tắc xát ts Xát f s X h v z G r l

Bảng 3.4: Hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Hà Nội (Hồng Thị Châu) Có thể thấy rằng, hệ thống của Hồng Thị Châu ở Bắc Bộ cũng không tồn tại dãy phụ âm quặt lưỡi, và dãy phụ âm tiền ngạc C, Z, S được cho là đã phổ cập trong toàn Bắc Bộ đến đầu thế kỷ XX (Hồng Thị Châu, tr 130) thì nay cũng khơng cịn trong tiếng Hà Nội. Chúng biến đổi thành các âm cùng phương thức nhưng khác bộ vị cấu âm (Z z; S s), còn âm tiền ngạc C, âm ngạc ch cùng biến đổi thành âm tắc – xát, đầu lưỡi – răng ts ở thế hệ thanh niên và trung niên Hà Nội” [4, tr 135]1

. Ngoài ra, trong hệ thống của Hoàng

1

Chúng tôi giữ nguyên cách ký hiệu của tác giả mà không ghi âm bằng ký hiệu phiên âm quốc tế IPA để tiện theo dõi và đối chiếu với kết quả nghiên cứu của tác giả mà chúng tơi trích dẫn.

r

C

S Z

Thị Châu, phụ âm / ʐ / có cấu âm rung tồn tại ở một số địa phương Bắc Bộ thì hiện nay cũng khơng cịn, nó được phát âm thành /z/ ở Hà Nội. Điều này cũng được phản ánh trên kết quả nghiên cứu tiếng Hà Nội của chúng tôi.

a2. giải pháp đối với /ʔ/: trong các nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt nói chung và ngữ âm tiếng Hà Nội nói riêng, một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm thảo luận liên quan đến hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt là sự thừa nhận hay không thừa nhận sự tồn tại của âm tắc thanh hầu /ʔ/. Hai giải pháp âm vị học đã được bàn đến cho đến thời điểm này là: (1) thừa nhận sự tồn tại của /ʔ/ như một âm vị độc lập và (2) không thừa nhận sự tồn tại của /ʔ/, coi nó chỉ như là một thuộc tính của ngun âm. Giải pháp thứ nhất có vẻ được thừa nhận rộng rãi hơn, từ những nghiên cứu đầu tiên về tiếng Việt của Lê Văn Lý 1948, L.C. Thompson 1965, Hoàng Tuệ và Hoàng Minh 19752 cho đến Đoàn Thiện Thuật 1977. Đặc biệt, Hoàng Thị Châu trong bảng mô tả hệ thống phụ âm đầu phương ngữ Bắc có cho rằng có sự tồn tại của âm tắc thanh hầu không được thể hiện trên chính tả (được ký hiệu là q) ở những âm tiết bắt đầu bằng âm đệm hay nguyên âm (Hoàng Thị Châu 1989, 2004). Tất nhiên, giải pháp và cách lập luận như vậy là chưa nhất quán bởi khi đã coi đây là một phụ âm trong hệ thống thì cho dù chúng được thể hiện như thế nào, tích cực hay tiêu cực trên chữ viết thì cũng khơng thể nói là chúng có mặt trong những âm tiết bắt đầu bằng âm đệm hay nguyên âm được. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không đặt vấn đề cách lập luận ra để bàn mà chỉ dẫn ra cốt để thể hiện rằng giải pháp về sự tồn tại của /ʔ/ là phổ biến, không chỉ trong quan điểm của các chuyên gia ngữ âm mà cả trong quan điểm của các nhà nghiên cứu phương ngữ nữa.

Giải pháp thứ hai là giải pháp của những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ3

và gần đây là của Vũ Kim Bảng và các đồng sự cũng trong một nghiên cứu ngữ âm tiếng Hà Nội. Theo cách lập luận của Vũ Kim Bảng thì khi phát âm các nguyên âm, về nguyên tắc, hai dây thanh ở thanh hầu phải khép lại để sau đó bật ra tạo nên dao động của dây thanh được gọi là tần số cơ bản và đó (hiện tượng tắc ở thanh hầu) chỉ là những hoạt động tự nhiên của dây thanh khi tạo ra nguyên âm. Theo ông, hiệu quả âm học này được tạo ra ở thanh hầu là vị trí của các hiện tượng tạo âm khác với các vị trí tạo ra phụ âm ở bộ phận cấu âm. Với lập luận ấy, Vũ Kim Bảng và các đồng sự không xem /ʔ/ là một phụ âm trong tiếng Hà Nội.

Với kết quả quan sát và cảm nhận bằng thính giác của mình, cùng với những phân tích, suy ngẫm về những hạt nhân hợp lý và không hợp lý của hai giải pháp trên, trong sự tương quan với những yếu tố, những hiện tượng ngữ âm khác của hệ thống, chúng tôi thiên về giải pháp thứ nhất là thừa nhận sự tồn tại của /ʔ/ trong hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội vì hai lý do. Thứ nhất, động tác khép kín khe thanh sau đó mở ra đột ngột tạo nên một tiếng động đặc thù khi phát âm các âm tiết như ăn, uống, yêu… về bản chất cũng giống như

động tác cấu âm các phụ âm tắc khác như /t, c, k/ chỉ khác về vị trí cản trở luồng khơng khí mà thơi. Tương tự, động tác khép khe thanh ở chính vị trí ấy (thanh hầu), về bản chất, cũng giống với động tác cấu âm phụ âm /h/, chỉ khác là với /ʔ/ thì khe thanh khép chặt, tạo nên một chỗ tắc (cơ chế cấu âm phụ âm tắc), cịn với /h/ thì khe thanh khép hờ, cịn để lại một khe hở rất hẹp (cơ chế cấu âm phụ âm xát). Lập luận này của chúng tôi đi ngược lại với ý kiến của Vũ Kim Bảng khi ông cho rằng hiệu quả âm học này được tạo ra ở thanh hầu là vị trí của các hiện tượng tạo âm khác với các vị trí tạo ra phụ âm ở bộ phận cấu âm. Thứ hai, chúng tôi ủng hộ quan điểm của Đoàn Thiện Thuật trong cách nhìn về một giải pháp nhất qn đối với hiện tượng mơi hố của phụ âm

đầu khi đi trước các khn vần có yếu tố /-w-/ lướt ở trước nguyên âm. Hơn nữa, việc thừa nhận sự tồn tại của /ʔ/ bên cạnh /h/ tạo nên một thế cân đối trong hệ thống, đó là ở bất kỳ vị trí nào thì tối thiểu cũng có hai âm vị đối lập và tiêu chí tắc – xát được tận dụng ở mức tối đa [30, tr 155].

a3. Giải pháp đối với /p/ và /r/: đây là hai phụ âm có thể gặp ở một số từ phiên âm tiếng nước ngoài như pin, pa-tê, pằng pằng, ra-đi-ô, cà-rốt… và

thực tế là người Hà Nội hồn tồn có khả năng thể hiện tốt hai phụ âm này về mặt cấu âm và người nghe có thể cảm nhận rõ sự khu biệt giữa chúng với những phụ âm lân cận về mặt thính giác. Có hai giải pháp đối với cặp phụ âm này, một là thừa nhận chúng như những thành viên của hệ thống (như Vũ Kim Bảng, nhưng ông chỉ thừa nhận /p/), hai là cho rằng chúng là những âm vị chưa nhập hệ (như Đoàn Thiện Thuật). Cịn Hồng Thị Châu thừa nhận sự tồn tại của /r/ với phương thức cấu âm rung nhưng cũng xem như một tồn tại không phổ biến ở một vài địa phương nhỏ thuộc Bắc Bộ, và khơng biện luận gì thêm về trường hợp của /p/, coi nó như một âm vị đương nhiên của hệ thống. Vũ Kim Bảng thừa nhận sự tồn tại của /p/ trong hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội do sự phổ biến của nó trong sử dụng (thể hiện ở từ tượng thanh

pằng pằng, nhân danh hay địa danh các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam như Plâycu, Sapa… hay những từ nhập ngoại điển hình như pin, pê-nê-xi-lin…)

nhưng khơng hề nhắc đến /r/ cho dù hiện trạng tồn tại và mức độ phổ biến của nó cũng khơng khác /p/ là mấy (nhân danh hay địa danh các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam như Bru-Vân Kiều, các từ nhập ngoại như ra-đi-ô, cà-rốt…).

Theo thiển ý của chúng tôi, giải pháp như vậy là chưa thật nhất quán. Đoàn Thiện Thuật, ngược lại, thì cho rằng số lượng từ có hai âm đầu trên đây khơng nhiều (hay có thể nói là q ít nhìn trên tổng thể cả hệ thống), hơn nữa, trong nhiều trường hợp, người Việt nói chung, và theo quan sát của chúng tôi, người Hà Nội nói riêng vẫn cịn có một xu hướng thay thế bằng những âm có cấu âm gần (“p” thay bằng “b”; “r” thay bằng “d”) do áp lực của hệ thống.

Chúng tơi hồn tồn chia sẻ với giải pháp thứ hai này. Và vì vậy, trong sự mô tả hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội của chúng tôi, hai âm vị trên khơng được tính đến.

b. Về một số biến thể trong sử dụng (trong sự so sánh với một số khu vực ven đô)

b1. Trong phát âm của một số người Hà Nội gốc mà chúng tơi có dịp tiếp xúc, có sự tồn tại ở mức độ rất hạn chế của cặp biến thể ngữ âm – từ vựng đối với hai phụ âm đầu [c] và [z] thể hiện qua một vài từ sau:

[c] [z]

(con) trai (con) giai (ăn) trầu (ăn) giầu

Cặp biến thể trên không chỉ xuất hiện ở mức độ rất hạn chế (chỉ một vài người ít ỏi nói con giai thay vì con trai, ăn giầu thay vì ăn trầu) mà còn xuất hiện trong thế tranh chấp mạnh với xu hướng thắng thế thiên về phía biến thể [c] (hầu hết những người gốc Hà Nội mà chúng tơi có dịp tiếp xúc đều dùng con trai, ăn trầu thay vì con giai, ăn giầu). Những quan sát này

cũng ủng hộ những kết quả nghiên cứu của Vũ Kim Bảng và các đồng sự. Theo ông “ở tiếng nội thành, cặp biến thể [c]/[z] cũng song song tồn tại và có khuynh hướng sử dụng biến thể [c], còn các xã ngoại thành, các CTV nhiều tuổi chỉ sử dụng biến thể [z].”.

Bên cạnh cặp biến thể [c]/[z] trên đây, đáng chú ý là, trong kết quả nghiên cứu của Vũ Kim Bảng và các đồng sự, các nhà nghiên cứu cho thấy có sự tồn tại của cả cặp biến thể [ɲ]/[z] trong các cặp từ nhộng/ dộng, nhện/ dện;

nhuộm/ ruộm, nhức/ rức… ở nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, qua tiếp xúc với

các CTV người Hà Nội gốc, chúng tôi không nhận thấy sự tồn tại cặp biến thể này, hay nói chính xác hơn, những người Hà Nội gốc mà chúng tôi tiếp xúc chỉ dùng biến thể [ɲ] cho các từ trên trong ngôn ngữ giao tiếp của họ.

b2. Một hiện tượng nữa xuất hiện khá phổ biến trong tiếng Hà Nội ở các vùng ven đô (theo kết quả của Bùi Đăng Bình 2003, Vũ Thị Thanh Hương 2004, Vũ Kim Bảng và đồng sự 2010…) nhưng không thấy xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp của những người gốc Hà Nội mà chúng tơi tiếp xúc, đó là hiện tượng chuyển đổi giữa /l/ và /n/. Theo kết quả của Vũ Kim Bảng và đồng sự, hiện tượng này có xảy ra trong tiếng Hà Nội khu vực nội thành nhưng tính chất và mức độ mỗi vùng một khác. Trần Thị Thìn cũng cho rằng hiện tượng chuyển đổi này ở khu vực nội thành mới chỉ xảy ra lẻ tẻ và chưa thành xu hướng (Trần Thị Thìn). Điều tra của Bùi Đăng Bình ở nhiều xã thuộc hai huyện Gia Lâm và Đông Anh cho thấy hiện tượng trên đây tồn tại cực kỳ phổ biến tại 247/257 điểm điều tra (Dẫn theo Vũ Kim Bảng, tr 56). Tuy vậy, tư liệu thu được qua quan sát trong những cuộc tiếp xúc với hàng chục người Hà Nội gốc, chúng tôi khơng ghi nhận bất cứ trường hợp nào có sự chuyển đổi giữa hai phụ âm này mặc dù hàng ngày hàng giờ họ giao tiếp với cộng đồng người Hà Nội xung quanh và có khơng ít những người lẫn lộn /l/ và /n/ ở ngay trong chính cộng đồng ấy (những người được cho là đã chuyển cư từ nơi khác đến - ghi nhận trong quá trình phỏng vấn và những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 73 - 81)