Mơ tả bằng cảm nhận thính giác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG HÀ NỘI GỐC

3.1. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc

3.1.1.1. Mơ tả bằng cảm nhận thính giác

Giải pháp âm vị học được thừa nhận phổ biến đối với hệ thống âm đầu tiếng Việt cho chúng ta một hệ quả cơ bản về phẩm chất ngữ âm chung của các âm đầu là tính phụ âm, nghĩa là các âm vị đảm nhận thành phần âm đầu ln là các phụ âm [Đồn Thiện Thuật, tr 150]. Để mô tả đặc trưng ngữ âm của hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội, như hầu hết tất cả các nghiên cứu ngữ âm khác, chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí khu biệt cơ bản trong âm vị học hình thành nên sự đối lập giữa các phụ âm, đó là: (1) vị trí cấu âm; (2) phương thức cấu âm; (3) thanh tính và (4) tính bật hơi. Trong đó, hai tiêu chí

về vị trí và phương thức cấu âm là hai tiêu chí cơ bản nhất.

Căn cứ vào 4 tiêu chí trên đây, hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội có thể được mơ tả vắn tắt như sau:

a. Căn cứ vào phương thức cấu âm

- Tiêu chí tắc / xát cho chúng ta sự đối lập giữa các âm tắc / t’, t, c, k, ʔ, b, d, m, n, ɲ, ŋ/ với các âm xát /f, s, χ, h, v, z, ɣ, l/.

- Tiêu chí khu biệt về mặt thanh tính cho chúng ta sự đối lập giữa các âm vang /m, n, ɲ, ŋ, l/ với các âm ồn /t, t’, c, k, ʔ, b, d, f, s, χ, h, v, z, ɣ /.

- Trong số loạt âm ồn, căn cứ vào tỉ lệ tiếng thanh tham gia cấu tạo các phụ âm này, chúng ta có sự đối lập giữa các phụ âm vơ thanh /t, t’, c, k , ʔ, f, s, χ, h/ với các phụ âm hữu thanh /b, d, v, z, ɣ /.

- Trong số các âm vang, tiêu chí cộng minh về tính chất mũi cho chúng ta sự đối lập giữa các âm vang mũi /m, n, ɲ, ŋ/ với một âm vang bên duy nhất trong hệ thống là /l/

b. Căn cứ vào vị trí cấu âm

- Tiêu chí tương liên giữa ba vị trí mơi, lưỡi, thanh hầu cho chúng ta sự đối lập các âm môi /b, m, f, v/ với các âm lưỡi / t’, t, d, n, s, z, l, c, ɣ, k, ŋ, χ, ŋ / và các âm thanh hầu /ʔ, h/.

- Trong số các âm lưỡi có sự đối lập giữa các âm đầu lưỡi /t’, t, d, n, s, z, l/ với các âm mặt lưỡi /c, ŋ / và các âm gốc lưỡi /k, χ, ŋ, ɣ/.

Trên cơ sở những tiêu chí khu biệt trên đây, có thể xác lập hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc qua bảng mô tả các nội dung âm vị học sau đây:

Vị trí cấu âm Phương thức cấu âm

Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi Gốc lưỡi Thanh hầu Tắc Ồn Bật hơi t’ Không bật hơi Vô thanh t c k ʔ Hữu thanh b d Vang m n ɲ ŋ Xát Ồn Vô thanh f s χ h Hữu thanh v z ɣ Vang l

Bảng 3.1: Hệ thống âm đầu trong tiếng Hà Nội gốc

Dưới đây là những đặc điểm ngữ âm cơ bản nhất của các âm vị trong hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc:

- /b/ là phụ âm môi, tắc, ồn, hữu thanh.

- /t/ và /d/ là hai phụ âm đầu lưỡi, tắc, ồn, đối lập với nhau về thanh tính: vơ thanh/ hữu thanh.

- /c/ là phụ âm mặt lưỡi, tắc, ồn, vô thanh. - /k/ là phụ âm gốc lưỡi, tắc, ồn, vô thanh

- /f/, /v/ là hai phụ âm môi - răng, xát, đối lập với nhau về thanh tính: vơ thanh/ hữu thanh.

- /s/, /z/ là phụ đầu lưỡi – răng, xát, đối lập với nhau về thanh tính: vơ thanh/ hữu thanh.

- /χ/, /ɣ/ là hai phụ âm gốc lưỡi, xát, đối lập về thanh tính: vơ thanh/ hữu thanh.

- /t’/ là phụ âm đầu lưỡi bẹt, tắc, ồn, bật hơi. - /m/ là phụ âm môi, tắc, vang (mũi).

- /n/ là phụ âm đầu lưỡi - răng, tắc, vang (mũi). - /ɲ/ là phụ âm mặt lưỡi, tắc, vang (mũi).

- /ŋ/ là phụ âm gốc lưỡi, tắc, vang (mũi). - [l] là đầu lưỡi - răng, xát, vang (bên). - [h] là phụ âm thanh hầu, xát, ồn, vô thanh.

3.1.1.2. Mơ tả bằng kết quả phân tích thực nghiệm

Trên phần mềm Praat, kết quả phân tích thực nghiệm hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc mà chúng tôi thu được là những giá trị về trường độ của âm. Trường độ ở đây được tính theo hai giá trị: giá trị trung bình tuyệt đối và giá trị tương đối. Giá trị trung bình tuyệt đối là già trị chính xác hiển thị trên kết quả đo phụ âm ở từng âm tiết được chúng tơi cắt ra trong q trình phân tích. Giá trị hiển thị trên bảng kết quả là giá trị trung bình cộng của tất cả CTV nam hoặc nữ tham gia đọc, đến lượt mình, giá trị đo được của mỗi CTV là trung bình cộng của tất cả các lần phát âm mỗi phụ âm trong các kết hợp khác nhau với các nguyên âm sau nó. Giá trị tương đối được tính như sau: quy giá trị trung bình tuyệt đối của phụ âm thấp nhất là 1, sau đó tính tỉ lệ tương đối của các phụ âm có trường độ dài hơn theo tỉ lệ này. Chẳng hạn, nếu phụ âm /t/ có giá trị trung bình tuyệt đối thấp nhất đo được là 21,95 tương ứng với giá trị tương đối là 1 thì phụ âm /c/ có giá trị trung bình tuyệt đối đo được khoảng 65,00 tương ứng với giá trị tương đối là xấp xỉ 3.

Theo cách tính ấy, trường độ của hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội mà chúng tôi đo được thể hiện qua bảng sau:

Phụ âm Nam Nữ GTTB tuyệt đối GTTB tƣơng đối GT TB tuyệt đối GT TB tƣơng đối t 23.17 1 39.64 1.5 p 27.23 1 26.21 1 k 31.01 1.5 32.52 1.5 t’ 71.99 3 78.73 3 c 72.82 3 85.30 3.5 b 79.81 3 83.11 3.5 d 85.07 3.5 95.58 4 h 106.93 4 106.05 4 ɲ 108.25 4 127.85 5 f 112.31 4.5 103.72 4 v 112.62 4.5 104.77 4 χ 112.80 4.5 111.03 4.5 n 118.03 4.5 125.39 5 ɣ 120.81 5 118.61 4.5 s 122.20 5 122.36 5 m 128.05 5 113.84 4.5 l 129.57 5 123.52 5 ŋ 131.33 5.5 136.12 5.5 z 136.55 5.5 139.42 5.5

Trong bảng trên, các trường độ trung bình tương đối của các phụ âm được chúng tôi sắp xếp từ âm có trường độ thấp nhất đến âm có trường độ cao nhất. Từ thứ tự sắp xếp như vậy, chúng tơi có những nhận xét sau:

- Có sự đối lập rõ ràng về trường độ của hai nhóm phụ âm tắc điển hình /p ,t, k/ với nhóm phụ âm xát /s, l, z/. Trong hệ thống này thì các phụ âm mũi và âm xát họng, xát bên có giá trị trung bình tương đối ở vị trí trung hịa.

- Trong hệ thống này, có xuất hiện sự đối lập điển hình về trường độ giữa nhóm âm vang (mũi) và âm ồn (tắc) giữa các phụ âm /p, t, k/ với /ŋ/

- Giá trị trung bình của các phụ âm có sự khác biệt ở cả nam và nữ, hầu hết các giá trị trường độ ở giọng nữ cao hơn so với giọng nam với sự chênh lệch trong giá trị tương đối khoảng 0.5.

- Trong kết quả thu được chúng tơi cũng đồng tình với nhận xét của tác giả Vũ Kim Bảng đó là các phụ âm /c,t / phải được coi là các phụ âm tắc – xát do đặc điểm vơ thanh mà chúng có trường độ ngắn hơn cả những phụ âm tắc hữu thanh. Như vậy, trong nhóm các phụ âm tắc có sự đối lập giữa âm vơ thanh/ hữu thanh có liên quan đến đối lập ngắn / dài. Cịn trong các phụ âm xát có sự đối lập hữu thanh/ vô thanh liên quan đến đối lập dài/ ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 69 - 73)