Âm đệm tiếng Hà Nội gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG HÀ NỘI GỐC

3.2. Âm đệm tiếng Hà Nội gốc

Âm đệm là một trong 5 thành phần cấu tạo âm tiết tiếng Việt. Kết luận này tưởng chừng rất hiển nhiên song thực tế các nhà nghiên cứu cũng đã trải qua rất nhiều tranh luận để đi đến một cách nhìn chung cuộc. Cho đến nay, người ta chấp nhận điều nêu trên một cách phổ biến nhưng hình như sự thống nhất vẫn chưa phải là tuyệt đối. Theo Đoàn Thiện Thuật, việc coi âm đệm như một trong năm thành phần độc lập của âm tiết chỉ là một trong các giải pháp âm vị học đối với hiện tượng cấu âm mơi hố trải rộng từ phần cuối của phụ âm đầu sang đến phần đầu của nguyên âm làm âm chính. Các giải pháp về yếu tố này đã từng tồn tại trong lịch sử nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt là:

(1) Coi nó là một thuộc tính của của thành phần khác, hoặc là thuộc tính của âm đầu, hoặc là thuộc tính của nguyên âm làm âm chính (Lê Văn Lý 1948, Hồng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú 1962) [Dẫn theo Đồn Thiện Thuật 2007]. Với giải pháp này, khi đã coi hiện tượng mơi hố là một thuộc tính của phụ âm đầu hoặc của nguyên âm thì phải thừa nhận hàng loạt phụ âm mơi hố tồn tại song song với các phụ âm khơng mơi hố và với các ngun âm cũng vậy. Theo đó, hệ thống âm vị phụ âm đầu có thể tăng thêm 17 âm vị và hệ thống nguyên âm tăng thêm 7 âm vị nữa. Đổi lại, ta có thể mơ tả cấu trúc âm tiết đơn giản hơn nhưng lại có một hệ thống âm vị cồng kềnh với số lượng âm vị phụ âm đầu và nguyên âm quá lớn.

(2) Coi nó là một thành phần độc lập của âm tiết, tương ứng với 4 thành phần còn lại là thanh điệu, âm đầu, âm chính và âm cuối. Giải pháp này thu hút được sự đồng thuận của đông đảo giới nghiên cứu (M.B.Emeneau, M.V.Gordina, các tác giả sách “Ngữ pháp lớp 5”, Đoàn Thiện Thuật 2007…) [Dẫn theo Đoàn Thiện Thuật 2007].

Rõ ràng, xét thực tế, sự khác biệt vỏ ngữ âm và theo đó là sự khu biệt nghĩa giữa hàn và hoàn, tần và tuần, lan và loan… cho thấy sự tồn tại của yếu tố lướt, trịn mơi ở hồn, tuần, loan… có tác dụng khu biệt ý nghĩa của từ. Và về mặt lý thuyết, yếu tố lướt đó nên được coi là một âm vị. Giải pháp đó sẽ thuận tiện, đơn giản hơn nhiều so với việc quy nó về yếu tố đứng trước (phụ âm) hay yếu tố đứng sau (nguyên âm) mà kết quả là có thêm một tiêu chí khu biệt mơi hố - khơng mơi hố tồn tại trên hầu hết các yếu tố trong hệ thống âm đầu hoặc nguyên âm là cho mỗi tiểu hệ thống này thêm cồng kềnh và phức tạp.

Tóm lại, trong luận văn này, chúng tôi thừa nhận quan điểm xem âm đệm như một thành phần độc lập, là một trong 5 thành phần cấu tạo âm tiết. Theo đó, đặc điểm của âm đệm /-w-/ có thể miêu tả như sau:

Âm đệm là âm có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết, âm này được phát âm lướt, trịn mơi. Về mặt âm vị học, âm đệm được kí hiệu là /-w-/. Âm

đệm trong tiếng Hà Nội gốc cũng được phát âm lướt, trịn mơi như trong tiếng Việt toàn dân.

Sự thể hiện của âm đệm /-w-/ phụ thuộc vào độ mở của nguyên âm đi sau nó. Cách phát âm cũng có sự ảnh hưởng đến việc thể hiện của âm đệm. Nếu phát âm chậm thì âm đệm / -w-/ có độ mở hẹp nhưng khi nói nhanh thì lại có độ mở rộng hơn.

Khơng có các kết hợp giữa âm đệm /-u-/ sau các phụ âm môi /b, m, f, v/ và hai phụ âm /n, ʐ/. Điều này cũng được phản ánh trong tiếng nói của những người gốc Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 81 - 83)