Kết quả nghiên cứu âm cuối tiếng Hà Nội gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 93 - 96)

CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG HÀ NỘI GỐC

3.4. Hệ thống âm cuối tiếng Hà Nội gốc

3.4.1. Kết quả nghiên cứu âm cuối tiếng Hà Nội gốc

3.4.1.1. Mơ tả bằng cảm nhận thính giác

a. Những nét khu biệt của hệ thống âm vị làm âm cuối trong tiếng Hà Nội gốc

- Căn cứ vào phương thức cấu âm

Tiêu chí ồn - vang khu biệt các âm tiết như “sắp” với “sắm” và “sáu”; “cắt” với “cắn” và cây”. Tiêu chí này phân hệ thống âm cuối ra thành các âm ồn gồm có /p, t, k/ và các âm vang gồm có /m, n, ŋ, w, j/.

Trong nội bộ các âm vang, dựa vào tiêu chí mũi – khơng mũi, có thể chia thành hai nhóm: nhóm các âm mũi gồm có /m, n, ŋ/ và nhóm các âm khơng mũi gồm có /w, j/.

Dựa vào tiêu chí định vị mơi lưỡi, các âm cuối trong tiếng Hà Nội được phân ra làm hai nhóm: nhóm các âm mơi gồm có các âm /p, m, w/ và các âm lưỡi gồm có /t, k, n, ŋ và j/. Trong số các âm lưỡi lại có sự đối lập giữa âm đầu lưỡi và âm mặt lưỡi. Âm đầu lưỡi gồm có /t, n/ cịn âm mặt lưỡi gồm /k, ŋ/.

Âm cuối zero đối lập với tất cả các âm vị khác theo tất cả những tiêu chí đã nêu trên, chỉ có điều trong mỗi thế đối lập có – khơng thì vế khơng bao giờ cũng thuộc nội dung của âm vị này.

Với các tiêu chí đối lập như trên, tiếng Hà nội gốc có 9 âm vị làm âm cuối trong đó gồm 1 âm vị zê rơ, 2 bán nguyên âm và sáu phụ âm.

Bảng 3.9: Hệ thống âm cuối trong tiếng Hà Nội gốc

b. Mô tả hệ thống phụ âm cuối trong tiếng Hà Nội gốc

/-m, -p/ là hai phụ âm giống nhau về tiêu chí định vị là mơi, chỉ khác nhau về phương thức cấu âm : mũi và tắc

/-n, -t/ cũng là hai phụ âm cùng có tiêu chí định vị là đầu lưỡi, khác nhau về phương thức mũi – tắc.

/- ŋ, -k/ là hai phụ âm gốc lưỡi – ngạc mềm đối lập với nhau về phương thức mũi, tắc.

/- ɲ, -c/ là hai phụ âm mặt lưỡi giữa – ngạc cứng đối lập với nhau về phương thưc mũi, tắc.

/-ŋᵐ, -kᵖ/ là những phụ âm mặt lưỡi sau – ngạc mềm, có âm sắc trung hòa. /-w/ là một bán ngun âm trịn mơi.

/-j/ là bán nguyên âm đầu lưỡi – răng.

3.4.1.2. Mơ tả bằng kết quả phân tích thực nghiệm

Trường độ trung bình tuyệt đối của các phụ âm trong tiếng Hà Nội gốc của các CTV mà chúng tôi nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:

Âm

CTV nam CTV nữ

GTTB tuyệt đối GTTB tương đối GTTB tuyệt đối GTTB tương đối

p 28.75 1 28.51 1 t 26.36 1 27.38 1 - ch - c 29.40 1 24.94 1 27.20 1 27.20 1 m 173.77 7 149.39 6 n 168.12 6.5 156.73 6 - nh - ng 232.64 10 219.75 9 173.87 7 200.96 8

Bảng 3.10: Trường độ trung bình tuyệt đối và tương đối của các phụ âm trong tiếng Hà Nội gốc

Chú thích: ở bảng này, do chỉ số của các cặp biến thể của hai âm vị /- ŋ, -k/ có trường độ rất khác nhau nên chúng tôi để ở hai hàng riêng biệt, và để phân biệt, chúng tôi thể hiện hệ thống này bằng chữ viết (vẫn được ghi trên chính tả tiếng Việt)

Căn cứ vào giá trị trường độ của các phụ âm cuối trong bảng này chúng ta có thể thấy rất rõ sự đối lập của hai nhóm phụ âm cuối tắc vơ thanh /p, t, c, k/ với nhóm phụ âm cuối mũi hữu thanh / m, n, ɲ, ŋ/. Các âm cuối tắc vô thanh chỉ ngắn bằng 1/9 các âm cuối mũi hữu thanh.

Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy hệ thống phụ âm cuối tiếng Hà Nội có một số đặc điểm sau:

- Có sự đối lập về trường độ của các nhóm phụ âm mũi hữu /m, n, ɲ, ŋ/ với nhóm phụ âm tắc vơ thanh /p, t, c, k/ tạo nên thế đối lập ngắn dài.

- Trong các âm tiết có nguyên âm càng ngắn thì phụ âm cuối càng dài, và ngược lại nếu nguyên âm càng dài thì phụ âm cuối càng ngắn.

- Sau các nguyên âm bổng /i, e, ε/ thì /ŋ, k/ bị ngạc hóa cực mạnh trở thành /ɲ, c/ do các nguyên âm bổng này là các nguyên âm hàng trước, cịn /ŋ, k/ có vị trí cấu âm mặt lưỡi sau. Sự tương phản này về vị trí cấu âm đã gây nên khó khăn cho việc phát âm nên các nguyên âm được cấu âm lui về sau hơn, còn các phụ âm được nhích ra phía trước để cùng trở thành những âm có vị trí cấu âm mặt lưỡi giữa. Các từ tránh, sinh, bệnh, dịch, hạch,… là các từ

có cấu âm như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 93 - 96)