Âm chính tiếng Hà Nội gốc trong sự so sánh với âm chín hở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 90 - 93)

CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG HÀ NỘI GỐC

3.3. Hệ thống âm chính tiếng Hà Nội gốc

3.3.1.4. Âm chính tiếng Hà Nội gốc trong sự so sánh với âm chín hở một số

một số vùng phương ngữ khác

a. So sánh hệ thống nguyên âm trong tiếng Hà Nội gốc với một số biến thể ngoại thành khác, hay các làng ven đô, chúng tôi nhận thấy:

Trong kết quả nghiên cứu về hệ thống nguyên âm ở xã Đông Anh và Dục Tú của huyện Đông Anh (của Vũ Kim Bảng 2010), ở hai xã Xuân Canh và Cổ Loa, cũng thuộc huyện Đông Anh (của Ngô Thị Hải Yến 2012, Trịnh Cẩm Lan 2015) còn tồn tại “cách phát âm các nguyên âm chuyển sắc” tức là “khi phát âm các từ có nguyên âm /ε/ bao giờ cũng kèm theo một yếu tố [i] lướt ở đằng trước” và “khi phát âm các từ có nguyên âm /ͻ/ có kèm theo yếu tố [u] lướt ở trước”. Cịn trong kết quả chúng tơi thu thập được khi nghiên cứu tiếng Hà Nội gốc thì khơng hề có xuất hiện hiện tượng phát âm các nguyên âm chuyển sắc như vậy. Khi phát âm các âm này, chúng tôi quan sát thấy người gốc Hà Nội kéo dài và người nghe cảm nhận rõ sự mềm mại hơn.

Còn theo kết quả nghiên cứu của Vũ Bá Hùng, có xuất hiện sự “mềm hóa” và “tiền ngạc hóa”, hiện tượng này diễn ra phổ biến ở vị trí trước âm chính là nguyên âm /ε/, cụ thể là trước nguyên âm /ε/ có yếu tố [i] lướt nhanh làm cho nguyên âm /ε/ bị mềm như trong các trường hợp: Chúng em – chúng

em; Bé bé bòng bong – b é b é bòng bong…. Tư liệu mà chúng tôi thu thập

từ các CTV người Hà Nội gốc khơng ghi nhận một trường hợp nào có sự xuất hiện hiện tượng này, mà chỉ có sự mềm hóa thể hiện ở việc kéo dài âm ra, làm âm có vẻ như mềm mại hơn. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy hiện tượng như Vũ Bá Hùng mơ tả có phản ánh trên giọng nói được cho là của người Hà Nội trên các bộ phim về Hà Nội trong khoảng các thập kỷ 60-70-80 của thế kỷ XX vừa qua. Qua đó, có thể thấy, sự mơ tả của Vũ Bá Hùng cũng dựa trên những cơ sở nhất định.

Hiện tượng tương ứng đều đặn các nguyên âm khác nhau về chất như [ɤ ] và [ɯ] được ghi nhận ở một số địa bàn ngoại thành Hà Nội như các xã

thuộc huyện Gia Lâm, Đơng Anh, trong đó một số âm tiết mang âm chính [ɤ ] được phát âm thành [ɯ] và ngược lại (theo kết quả nghiên cứu của Vũ Kim Bảng 2010, Ngô Thị Hải Yến 2012 và Trịnh Cẩm Lan 2015) và điểm đáng lưu ý là các tổ hợp này phần lớn có các âm cuối là [-n], [-t]. Theo Vũ Kim Bảng, kết hợp [ɯ] với những âm cuối /-n, -t/ cịn thấy rõ tính hệ thống ở các huyện ngoại thành Hà Nội, được phản ánh trong các kết hợp như:

Bẩn – bửn Vất – vứt Nhất – nhứt Giật – giựt …

Hiện tượng trên đây hầu như không xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp của những người Hà Nội gốc mà chúng tôi từng tiếp xúc. Ở trường hợp này, biến thể duy nhất mà người Hà Nội gốc sử dụng là / ɤ /.

Bên cạnh đó, hiện tượng âm chính [ɯ] trong khn vần [ɯj] biến đổi thành nguyên âm đôi [ɯɤ] với khuôn vần [ɯɤj] trong các kết hợp như chửi –

chưởi, (khung) cửi – (khung) cưởi, gửi – gưởi, ngửi – ngưởi… rất phổ biến ở

các địa bàn thuộc Hà Tây cũ như Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì và được cho là cịn bảo lưu cách phát âm từ thế kỷ XVII [Nguyễn Tài Thái 2015] cũng hồn tồn vắng bóng trong lời ăn tiếng nói của các cư dân gốc Hà Nội mà chúng tơi tiếp xúc.

Hiện tượng âm chính là ngun âm đơi [ie] trong khuôn vần [iew] bị đơn sắc hố thành [e] trong khn vần [ew] rất phổ biến ở một số xã thuộc huyện Đông Anh [Ngô Thị Hải Yến 2012 và Trịnh Cẩm Lan 2015] và một số xã thuộc các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây [26] trong các kết hợp như điều – đều, nhiều – đều, triều – trều, triệu – trệu…

cũng hồn tồn vắng bóng trong tiếng Hà Nội gốc.

b. So sánh hệ thống nguyên âm trong tiếng Hà Nội gốc với một số biến thể ở các vùng thuộc phương ngữ Bắc, có thể nhận thấy rất nhiều vùng nơng thôn khác thuộc phương ngữ Bắc cũng tồn tại phổ biến những biến thể khác biệt hiện diện ở các vùng ngoại thành Hà Nội như đã nêu, đầu tiên, đó là sự

tồn tại của cặp nguyên âm chuyển sắc. Theo các nhà nghiên cứu, đây là qui luật biến đổi ngữ âm điển hình ở đồng bằng Bắc Bộ. Tư liệu điều tra được cho thấy 42 trong số 66 điểm điều tra thuộc 10 tỉnh tồn tại cách phát âm [ε] thành [ ε] điển hình ở các tỉnh Hải Phịng, Hải Dương, Ninh Bình và Hưng n. Cịn tình trạng phát âm [ͻ] thành [ ͻ] ít phổ biến hơn 37 điểm trên tổng số 66 điểm điều tra thuộc 10 tỉnh và chủ yếu tập trung ở các vùng như Hải Phòng, Quảng Ninh [Dẫn theo Vũ Kim Bảng 2010]. Kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan và Đinh Thị Lan Anh tại Thái Bình cũng ghi nhận hiện tượng này [Trịnh Cẩm Lan và Đinh Thị Lan Anh 2012], hiện tượng chưa từng thấy trong tiếng nói của người gốc Hà Nội. Các hiện tượng như chuyển đổi giữa [ɤ ] và [ɯ], âm chính [ɯ] trong khuôn vần [ɯj] biến đổi thành nguyên âm đôi [ɯɤ] với khn vần [ɯɤj], âm chính là ngun âm đơi [ie] trong khn vần [iew] bị đơn sắc hố thành [e] trong khn vần [ew]… cũng khá phổ biến tại nhiều địa phương thuộc Bắc Bộ, đặc biệt là các địa phương nêu trên nhưng cũng không tồn tại trong tiếng Hà Nội.

Bên cạnh đó, một vài hiện tượng khác như sự xuất hiện của nguyên âm [ͻ] dài trong hệ thống nguyên âm tại nhiều địa phương thuộc Phú Thọ, Vĩnh Phúc… [4] cũng là hiện tượng không xuất hiện trong tiếng Hà Nội.

c. So sánh với hệ thống nguyên âm của phương ngữ Trung và phương ngữ Nam, tiếng Hà Nội cũng có nhiều khác biệt.

Thứ nhất, trong hệ thống âm chính của tiếng Hà Nội khơng có các vần /o: ŋ/, /o:k/, ͻ:k/, ε: ŋ/, /ε:k/, /e: ŋ/ e:k/ trong lời nói hàng ngày. Cịn ở phương ngữ Trung lại tồn tại phổ biến những vẫn này như anh (eng – εŋ1 ), bán (béng – bεŋ5), con ếch (con ết – kon ek5), hay trong phương ngữ Nam lại có con > coong - kͻŋ1,…

Tiếng Hà Nội gốc có sự phân biệt rõ giữa /-in/-it/, /-en/ -et/ trong các từ “mít chín” hay “trên hết” cịn tiếng Nam Bộ thì khơng có sự phân biệt này mà đọc là “mứt chứn” và “trơn hớt”.

Trong tiếng Hà Nội gốc các vần như /-um, -up/ phân biệt với /-m, -p/ trong khi đó trong các phương ngữ Trung và Nam không như vậy: các cặp phụ âm /-m, -p/ có sự tác động đến nguyên âm đứng trước làm cho nguyên âm dịng sau mất trịn mơi, theo đó, người Nam Bộ phát âm “um tùm” thành “ưm từm”, hay “lúp xúp” thành “lứp xứp”.

Trong tiếng Hà Nội gốc có sự phân biệt rõ giữa các vần /i ŋ, e ŋ, ε ŋ, ic, ec, εc/ trong lời nói với các vần /ɯn, ɤn, ăn, et, ăt/ trong khi đó các phương ngữ Nam và một số thổ ngữ khác thì khơng có sự phân biệt đó. Kết quả là, “mình” được phát âm là “mừn”; “chênh vênh” được phát âm là “chân vân”, “kích thích” được phát âm là “kứt thứt”,…

Ở tiếng Hà Nội gốc sự thể hiện của các ngun âm đơi rất rõ cịn trong phương ngữ Nam, 3 nguyên âm đôi biến đổi thành nguyên âm đơn [i] và [u] trước cáp cặp phụ âm môi /-m, -p/, theo đó, các từ “luộm thuộm” được phát âm thành “lụm thụm”, “thiêm thiếp” được phát âm thành “thim thíp”,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc (Trang 90 - 93)