2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt đông của Phật giáo và Công giáo ở
2.1.1. Phật giáo tỉnh Kiên Giang:
2.1.1.1. Về tổ chức: * Về cơ cấu tổ chức:
Có 01 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, 14 Ban Trị sự GHPGVN huyện, thành phố, 202 cơ sở Phật giáo, chùa, tự viện,...)
Tín đồ: 423.194 người (chiếm 22,99% dân số toàn tỉnh và chiếm 71,63% tín đồ các tôn giáo); 494 chức sắc, 353 nhà tu hành; 1.682 chức việc, 12 gia đình Phật tử, 247 đoàn sinh. [5, tr. 11]
GHPGVN tỉnh Kiên Giang có các hệ phái như: Phật giáo Bắc tông và Khất sỹ; Phật giáo Nam tông Khmer và Nam tông Kinh.
* Hệ thống tổ chức của GHPGVN tỉnh Kiên Giang:
Ban Chứng minh có 05 thành viên gồm các vị trưởng lão Hòa thượng, Hòa thượng có nhiều đóng góp cho hoạt động GHPGVN Trung ương cũng như tỉnh Kiên Giang.
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh gồm 57 ủy viên trong đó Ban Thường trực có 25 vị; có 11 Ban chuyên môn, tham mưu, giúp việc cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh để điều hành công việc của Giáo hội (Ban Pháp chế; Ban TTXH; Ban Hướng dẫn Phật tử; Ban Hoằng pháp; Ban Nghi lễ; Ban Kinh tế Tài chính; Ban Phật giáo Quốc tế; Ban Thông tin Truyền thông; Ban Văn hóa; Ban Cư sĩ Phật tử; Ban Giáo dục Tăng Ni, mỗi ban có từ 05 đến 15 thành viên).
Ban Trị sự GHPGVN các huyện, thành phố: gồm 14 Ban Trị sự, 244 vị ủy viên, 14 Trưởng ban và 35 vị Phó Trưởng ban; mỗi Ban trị sự có 01 thư ký...
2.1.1.2. Về hoạt động: * Hoạt động Phật sự:
Xây dựng quy chế làm việc, tổ chức họp định kỳ và sinh hoạt Tăng sự:
Thường trực Ban Trị sự họp định kỳ hàng tháng vào ngày 25DL, nội dung kiểm tra hoạt động Phật sự, thống nhất về chủ trương và chương trình làm việc của tháng tiếp theo. Thường trực Ban Trị sự thống nhất, Chánh Thư ký Ban trị sự chịu trách nhiệm lập kế hoạch triển khai các chương trình của Thường trực Ban Trị sự; giữa hai kỳ họp các Phó Trưởng ban đặc trách cùng Chánh Thư ký trực tiếp xử lý công việc.
Hàng tháng, tổ chức sinh hoạt Tăng sự vào ngày mùng 02AL, dành cho tất cả Tăng ni Trụ trì trong toàn tỉnh, nội dung phổ biến và triển khai các văn bản của Trung ương Giáo hội, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và thông báo các chương trình phối hợp của MTTQ với các tổ chức thành viên; báo cáo công tác Phật sự trong tháng và triển khai nội dung công tác Phật sự tháng tới được Thường trực Ban Trị sự thông qua tại kỳ họp thường trực định kỳ.
Hoạt động bồi dưỡng Trụ trì:
Hàng năm Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đều mở khoá bồi dưỡng cho các tăng ni, trụ trì trong toàn tỉnh. Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan chức năng mở khoá bồi dưỡng Trụ trì dài hạn từ năm 2014 - 2016 mỗi tháng học 02 ngày và 02 khóa tập huấn cho các vị Phó Trụ trì, Ban Quản trị các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer.
Về bổ nhiệm các Ban Trị sự Phật giáo huyện, thành phố:
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh ra quyết định bổ nhiệm Ban Trị sự Phật giáo cấp cơ sở; mỗi Ban Trị sự có từ 15 đến 21 thành viên và được phân công trách
nhiệm trong điều hành công tác Phật sự; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã hoàn thiện hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cấp cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi trong xu thế phát triển và hoàn thành mọi công tác Phật sự.
Thành lập các Ban, ngành trực thuộc Ban Trị sự GHPGVN tỉnh:
Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã thành lập và bổ nhiệm các Ban ngành trực thuộc, mỗi Ban ngành trực thuộc có trung bình từ 15-25 thành viên, đảm bảo được tính nguyên tắc bình đẳng, quyền và lợi ích chung của các Hệ phái Phật giáo.
Công tác hỗ trợ hệ phái Phật giáo Nam tông:
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh được UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc tỉnh, Chư Tôn đức các chùa, các Ban Quản trị và Phật tử hỗ trợ kinh phí một phần cho việc tổ chức mở các khoá thi tốt nghiệp Tiểu học Pali và Kinh luận giới. Được Nhà nước quan tâm giúp đỡ, cấp phát một số sách giáo khoa chữ Khmer từ lớp 1 đến lớp 5 để giảng dạy và học tập, Ban Tôn giáo Chính phủ và Trung ương GHPGVN in ấn hỗ trợ cho việc dạy, học và tụng niệm với tổng số 51.504 quyển sách và trên 40 đầu sách (từ năm 2012-2017), chính quyền các cấp hỗ trợ kinh phí tổ chức Đại hội Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước cấp tỉnh và các huyện, thành phố. Được Nhà nước hỗ trợ trùng tu xây dựng Tháp 4 sư Liệt sĩ, di tích Chùa Phật lớn, Chùa Xẻo Cạn, Chùa Tổng Quản, xây mới và sửa chữa các lò hỏa táng tổng kinh phí gần 42 tỷ đồng; các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã vận động Phật tử và được Nhà nước hỗ trợ để trùng tu xây dựng mới các tự viện, tổ chức các lễ hội truyền thống, các lớp học Pali song ngữ...
Công tác mở các khóa đào tạo:
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh mở các khoá tin học văn phòng và nghiệp vụ báo chí- thư ký cho các vị thư ký các Ban trị sự GHPGVN huyện, thành phố có trên 55 vị tham dự; phối hợp với Sở Y tế tỉnh mở khoá sơ cấp cứu chăm
sóc sức khoẻ ban đầu có 185 học viên tham dự; phối hợp Ban Tôn giáo-Sở Nội vụ mở khoá phổ biến kiến thức quốc phòng có gần 300 vị tham dự; mỗi năm khoá tu mùa hè cho gần 1.000 sinh viên, học sinh tham dự và tổ chức chương trình tiếp sức mùa thi cho các thí sinh thi Đại học tại thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang và Kiên Giang.
Học tập và phổ biến các văn kiện Trung ương GHPGVN:
Tuân thủ sự lãnh đạo của Trung ương GHPGVN, đồng thời để mọi hoạt động Phật sự theo đúng chánh pháp và những quy định của Hiến chương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã phổ biến và triển khai học tập Hiến chương, nội quy các Ban ngành, Viện trực thuộc Trung ương GHPGVN, các nghị quyết, chương trình hoạt động và các văn kiện khác của Trung ương GHPGVN đến các thành viên Ban Trị sự, các ban, ngành trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN các huyện, thành phố, các tự viện, tăng ni, Phật tử. Từ đó, mọi hoạt động Phật sự của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, các ban, ngành trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN huyện, thành phố sinh hoạt và tu học đều đi vào nề nếp và ổn định.
Khóa tu mùa hè:
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh hàng năm đều tổ chức khóa tu mùa hè dành cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên tham gia tu học; nhằm hạn chế các vấn nạn của thanh thiếu niên hiện nay như: lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và bạo lực. Đồng thời kết nối lại những giá trị tinh thần cao đẹp và nâng cao đời sống hướng thiện, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với tự thân, cộng đồng và nâng cao nghệ thuật sống của thanh thiếu niên, đặc biệt là hướng dẫn về tư tưởng đạo hiếu của nhà Phật để các em phát huy tốt tinh thần tri ân và báo ân, uống nước nhớ nguồn, con cháu thảo hiền... Nội dung của tu học gồm các hoạt động vui chơi, ca hát, học tập các oai nghi tế hạnh, thực tập thiền quán; tham dự các buổi thuyết giảng của các chư tôn đức giảng sư trong
cả nước. Phương pháp thực tập phát triển tiềm năng của tư duy, thực tập phương pháp quản trị đời mình qua tư tưởng đạo đức của Phật giáo, nâng cao đời sống hướng thiện, hạnh hiếu thảo, học tập những thói quen tốt để phát triển thành nhân cách tốt... Tất cả đều hướng đến mục đích vận dụng tư tưởng giáo dục và đạo đức của Phật giáo, ứng dụng vào đời sống thường ngày, qua đó phát huy tinh thần trách nhiệm đối với tự thân và cộng đồng, nâng cao nghệ thuật sống “Sống khỏe, sống hạnh phúc và sống an lạc”. Khóa tu mùa hè đem lại cho những nét đẹp trong tâm hồn con người, là nền tảng vững chắc cho thanh thiếu niên trong tương lai khi phải đối diện với đời sống quá nhiều phức tạp, bất an. Tạo dựng niềm tin và sức mạnh về một lối sống lành mạnh, bảo tồn những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, hướng đến đời sống “chân, thiện, mỹ”, xa rời các tệ nạn tiêu cực của xã hội, hướng đến phát triển tương lai tốt đẹp (xem phụ lục hình 2.1, 2.2).
* Hoạt động tôn giáo về lễ nghi:
Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của GHPGVN tỉnh Kiên Giang (tính theo ngày âm lịch):
+ Tết Nguyên đán; Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên; + Ngày 08/02: Đức Phật Thích Ca xuất gia;
+ Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn; + Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát; + Ngày 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát; + Ngày 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát; + Ngày 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát; + Ngày 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh; + Ngày 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát; + Ngày 14/7: Lễ Tự tứ; + Ngày 15/7: Lễ Vu lan;
+ Ngày 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát; + Ngày 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư; + Ngày 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà; + Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo.
Trong những năm qua GHPGVN tỉnh đã thực hiện đúng theo thông bạch của Trung ương GHPGVN, hằng năm tổ chức lễ đài tập trung trang nghiêm, trọng thể tuần lễ kỷ niệm Đại Lễ Phật Đản, mừng ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, mỗi kỳ với gần 1.000 Tăng ni và đồng bào Phật tử tham dự. Đồng thời hầu hết Ban trị sự GHPGVN các huyện, thành phố trong tỉnh cũng tổ chức trang nghiêm lễ đài tập trung tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo các huyện, thành phố mỗi kỳ gần 500 Tăng ni, Phật tử tham dự.
Năm 2019, GHPGVN được đăng cai tổ chức Đại lễ VESAK tam hợp, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã tổ chức long trọng tuần lễ Phật đản cũng như lễ đài tập trung tại Công viên Văn hóa An Hòa và Trung tâm sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, xe hoa diễu hành thu hút trên 20 ngàn lượt người tham gia; tổ chức 03 lần đại lễ cầu nguyện hòa bình cho biển đông có gần 10 ngàn người tham dự; tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn; tổ chức thành công trọng thể lễ kỷ niệm ngày thành lập GHPGVN; tổ chức 03 kỳ Đại lễ cầu siêu cho các anh linh, các anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân tại các huyện, thành phố trong tỉnh, thu hút hàng ngàn người tham dự và tưởng niệm; tổ chức lễ tưởng niệm 04 Sư liệt sĩ (10/06 DL) và lễ Huý kỵ Chư tôn Thiền đức hữu công các thời kỳ; lễ kiết giới Xây ma cho 05 chùa thuộc Hệ phái Nam tông Khmer.
* Hoạt động xã hội:
Là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh giới thiệu những tăng ni ưu tú, tiêu biểu, có uy tín và năng lực ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, huyện, xã: đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh 02 vị gồm 01 vị Bắc tông, 01 vị Nam tông; đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện thành phố và xã, phường 53 vị; tham gia thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: 05 vị; Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, thành phố 23 vị. Đồng thời, giới thiệu tăng ni tham gia các cơ quan đoàn thể chính trị, xã hội và các Hội khác như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Khuyến học, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo… Mỗi tổ chức tham gia từ 01 đến 02 vị. Nhìn chung, các tăng ni đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cử tri, các tầng lớp nhân dân nói chung và của Phật giáo tỉnh Kiên Giang nói riêng, đồng thời vận động các tự viện tăng ni, phật tử luôn phát huy truyền thống đoàn kết hoà hợp nội bộ Phật giáo, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện hữu hiệu phương châm: “Đạo pháp-dân tộc- chủ nghĩa xã hội” góp phần làm tốt đời đẹp đạo, xứng đáng là thành viên trung kiên của Giáo hội, vừa làm tròn trách nhiệm, bổn phận của người con Phật, vừa làm tốt trách nhiệm, bổn phận của người công dân.
Tham gia học tập quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước:
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN các huyện, thành phố, các tự viện, tăng ni, Phật tử đã tập trung tư duy, trí tuệ góp ý sửa đổi các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Đại hội Đảng bộ các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn; Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nhiều văn bản pháp luật Nhà nước… Bên cạnh đó, thông qua các khóa An cư Kiết hạ, khoá bồi dưỡng trụ trì, khoá bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thường trực Ban Trị sự mời các cơ quan Nhà nước và báo cáo viên đến trình bày chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, nghị quyết của Đảng và các văn kiện khác có liên quan đến tôn giáo, pháp luật, thời sự trong và ngoài nước. Qua các buổi học tập, Chư Tôn đức tăng ni các tự viện đã tiếp thu được những kiến thức bổ ích cần thiết để vận dụng linh hoạt vào các hoạt động Phật sự tại địa phương.
* Hoạt động từ thiện xã hội:
Ban TTXH Ban trị sự GHPGVN tỉnh hiện nay có 27 thành viên là những người có niềm tin, giàu lòng nhân ái, tự nguyện tham gia các hoạt động nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, người tàn tật, người già neo đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và những đối tượng đặc biệt khác ở khắp nơi, trong đó chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Xuất phát từ tấm lòng nhân ái, không quản ngại khó khăn, Ban TTXH Ban trị sự GHPGVN tỉnh đã triển khai, phát động nhiều chương trình trợ giúp các hoàn cảnh khó khăn như: Tết Trung Thu, tiếp sức đến trường, khám chữa bệnh Tuệ Tĩnh đường, khám bệnh, phát thuốc; thành lập Trung tâm TTXH Phật Quang, nhà trẻ Nhân ái; tham gia hỗ trợ nhiều chương trình do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kêu gọi.