Công giáo tỉnh Kiên Giang:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 44 - 48)

2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt đông của Phật giáo và Công giáo ở

2.1.2. Công giáo tỉnh Kiên Giang:

2.1.2.1. Về tổ chức:

Công giáo tỉnh Kiên Giang trực thuộc Giáo phận Long xuyên; có 04 giáo hạt (Rạch Giá, Tân Hiệp, Tân Thạnh và Hà Tiên trực thuộc Giáo phận Long Xuyên); 65 Giáo xứ; có 38 Giáo họ; 06 Hội đoàn.

Tín đồ có 115.411 tín đồ, chiếm 6,27% dân số toàn tỉnh; tập trung nhiều nhất ở thành phố Rạch Giá, huyện Tân hiệp và Hòn Đất; có 222 chức sắc; có 110 vị Linh mục; 112 tu sỹ.

Hội đồng mục vụ có 103 chủ tịch, 103 phó chủ tịch và 1.339 thành viên.

UBĐKCGVN tỉnh Kiên Giang là một tổ chức xã hội của những người Công giáo tỉnh, với 90 Ủy viên; 07 Ban ĐKCGVN cấp huyện, thành phố, gồm 01 chủ tịch, 03 phó chủ tịch và 03 ủy viên và được cơ cấu trong 07 Ban cụ thể như sau: Ban ĐKCGVN thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành, huyện Kiên Hải 15 vị; Ban ĐKCGVNTân Hiệp A, Tân Hiệp B 06 vị; Ban ĐKCGVN Thạnh Đông A, Thạnh Đông B 43 vị; Ban ĐKCGVN Giồng Giềng, Gò Quao 07 vị; Ban ĐKCGVN U Minh Thượng, An Minh, An Biên,Vĩnh Thuận 04 vị; Ban ĐKCGVN Hòn Đất 06 vị; Ban ĐKCGVN Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc 09 vị. Nhiệm kỳ Đại hội 05 năm 01 lần, để bầu thành viên, chủ tịch, các phó chủ tịch đại hội.

2.1.2.2. Về hoạt động:

* Hoạt động và sinh hoạt nghi lễ tôn giáo của các giáo xứ, giáo họ:

Nhà thờ giáo xứ là trung tâm của đời sống thiêng liêng nhất của người Công giáo, vì đó là nơi mà tất cả giáo dân tham gia cử hành Thánh lễ thờ phượng Thiên Chúa, lãnh nhận các bí tích, thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ. Ngoài công trình kiến trúc của nhà thờ ra còn có nhà ở cho cha xứ, cha phó, phòng thường trực của hội đồng giáo xứ, nhà học giáo lý, nhà hội trường hội họp giao lưu, tu viện cho các tu sĩ giúp việc phục vụ giáo xứ, quảng trường tập họp ngoài trời và sân chơi cho giới trẻ, nhà trẻ, trung tâm khám chữa bệnh miễn phí …, ngay trong khu đất của nhà thờ giáo xứ.

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cộng đoàn ở xa cách nhau, sống tập trung nhiều trên các tuyến đường nông thôn và xa nhà thờ nên xây dựng cho mỗi

nhóm cộng đoàn một nhà thờ giáo họ, nhà nguyện cho những nhóm nhỏ còn gồm ít gia đình ở các giáo điểm để giáo dân có thể đến cầu nguyện kinh lễ chung với nhau hằng ngày.

Những giáo xứ hoạt động lâu năm còn có những cơ sở giáo dục, văn hóa và y tế như: trường lớp các cấp học văn hóa phổ thông, mẫu giáo, lớp học tình thương miễn phí, trường dạy nghề cho giới trẻ, câu lạc bộ văn hóa thể thao, khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí, nhà dưỡng lão.…để phục vụ rộng rãi cho toàn dân không phân biệt lương giáo.

Ngày 17/10/2019, tại Giáo xứ Rạch Giá, tác giả đã có cuộc trao đổi với với Linh mục Phạm Minh Trí, Hạt trưởng Giáo hạt Rạch Giá- Giáo xứ Rạch Giá cho biết: “Cộng đoàn nói chung thường xuyên đến nghe lời giảng dạy của cha xứ, cùng nhau cử hành Thánh lễ tất cả các ngày chủ nhật, siêng năng qui tụ cầu nguyện chung mỗi ngày, theo định kỳ họp nhau bàn định các việc liên hệ tới công tác bác ái, cộng tác với các người thiện chí trong xã hội giúp đỡ lẫn nhau thăng tiến đời sống “tốt đời, đẹp đạo”. Về cơ sở vật chất để sinh hoạt thì cộng đoàn phải thống nhất địa điểm để quy tụ, như ở đây thường là nhà thờ và nơi đây phải đáp ứng được số lượng giáo dân của giáo xứ”.

* Hoạt động xã hội:

Các nhà thờ, giáo xứ, giáo phận, giáo hạt, linh mục thực hiện HĐTTXH qua các hoạt động khuyến học, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, giúp giáo dân nghèo vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình và khám bệnh miễn phí cho những bệnh nhân nghèo... Nhiều linh mục, tín đồ thuộc các giáo xứ, giáo phận, giáo hạt thông qua Ủy ban Bác ái xã hội giáo phận, UBĐKCGVN tỉnh hoặc các dòng tu đóng trên địa bàn tỉnh để ủng hộ tiền của, vật chất trợ giúp người có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn.

Tham gia các cơ quan dân cử và Mặt trận, đoàn thể: UBĐKCGVN

lực ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp: đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh 01 vị; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: 02 vị; Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, thành phố 15 vị; đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện thành phố và xã, phường 40 vị. Đồng thời, giới thiệu chức sắc, chức việc tham gia các cơ quan đoàn thể chính trị, xã hội và các hội khác như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Khuyến học, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo… Mỗi tổ chức tham gia từ 01 đến 02 vị. Nhìn chung, chức sắc, chức việc đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cử tri, các tầng lớp nhân dân nói chung và của Công giáo Kiên Giang nói riêng, đồng thời vận động các giáo xứ, giáo họ và giáo dân luôn phát huy truyền thống đoàn kết lương giáo, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, với phương châm “Kính Chúa, yêu nước”; “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, đồng bào Công giáo đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tham gia các hoạt động xã hội phục vụ dân sinh: bằng những việc làm

cụ thể trong thời gian qua UBĐKCGVN tỉnh đã hướng dẫn các giáo xứ, giáo họ, các cơ sở của người Công giáo, giáo dân tích cực tham gia cùng với chính quyền các cấp làm đường giao thông nông thôn, làm cầu, khoan cây nước, xây dựng nhà máy lọc nước, xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm cho các hộ nghèo, người già cô đơn, cấp phát tập, sách cho học sinh nghèo, xe lăn cho người tàn tật; khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí… tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích làm cho người dân vơi đi nỗi bất hạnh, giảm bớt khó khăn, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vươn lên thoát nghèo, trẻ em được học hành đầy đủ…

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo về việc

tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. UBĐKCGVN tỉnh đã hướng dẫn các giáo xứ, giáo họ, các cơ sở của người công giáo thành lập được mô hình “Giáo xứ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu”. Từ khi thành lập mô hình đến nay người

dân công giáo đã có ý thức không xả rác bừa bãi, biết thu gom xử lý rác; những hộ chăn nuôi đã làm hố bi-ô-gas và không xả nước bẩn trực tiếp xuống kênh, sông; những nơi công cộng như nhà thờ, trường học đã trồng nhiều cây xanh để làm trong sạch bầu không khí, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp (xem phụ lục hình 2.3).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)