Dự báo xu hƣớng tác động đến HĐTTXH của Phật Giáo và Công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 83 - 87)

Công giáo tỉnh Kiên Giang:

3.2.1. Dự báo xu hướng chung:

Toàn cầu hóa, mặt trái của cơ chế thị trường, biến đổi khí hậu, thiên tai,...đang đặt ra hàng loạt các vấn đề xã hội phải giải quyết như: thiếu việc làm, không có đất sản xuất, điều kiện sinh kế, tình trạng tái nghèo, thiếu kiến thức và khả năng chăm sóc sức khỏe... trong khi đó nguồn lực Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội còn hạn chế, cần có sự tham gia của xã hội. Các tôn giáo không chỉ có số lượng lớn về tín đồ, mà còn ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội, có điều kiện tham gia tích cực vào HĐTTXH, góp phần chia sẻ gánh nặng cho Nhà nước.

Ngày nay, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội không giảm vẫn còn không ít những người khó khăn nhập cư, người nghèo, người sống trong các khu dân cư nghèo và vùng bị ô nhiễm môi trường, người già lang thang cơ nhỡ, người khuyết tật, trẻ em vô gia cư, công nhân nghèo trong các khu công nghiệp, người thiếu việc làm do bị mất đất, mất việc làm trong vùng đô thị hóa, người dân trong các khu vực bị thiên tai, bệnh dịch, người mắc bệnh hiểm nghèo… Trước những khó khăn như trên thì không chỉ Đảng và Nhà nước có chiến lược chăm lo cho đối tượng trên bên cạnh đó còn có các tôn

giáo cũng có kế hoạch để chăm lo cho họ, tôn giáo đến với họ bằng vật chất lẫn tinh thần để giúp họ vượt qua đói nghèo và an tâm hơn trong cuộc sống.

Với chủ trương, chính sách tôn giáo thông thoáng, cởi mở của Đảng và Nhà nước, các tôn giáo nói chung, Phật giáo và Công giáo nói riêng sẽ càng phát triển trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, HĐTTXH của các tôn giáo trong tỉnh nói chung và của hai tôn giáo trên nói riêng sẽ ngày càng sôi động, mang phạm vi không những trong tỉnh mà còn ra ngoài tỉnh và một số tỉnh của Campuchia giáp biên giới với tỉnh Kiên Giang.

Với truyền thống dấn thân, phục vụ của Phật Giáo và Công giáo tỉnh Kiên Giang, kết hợp với những mong muốn và hoạt động tích cực của các chức sắc, chức việc trong Phật giáo, Công giáo và UBĐKCGVN tỉnh Kiên Giang, cùng với sự phối hợp, tạo điều kiện của Mặt trận Tổ quốc và các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong tổ chức và quản lý HĐTTXH, có khả năng trong thời gian tới HĐTTXH của hai tôn giáo trên sẽ phát triển nhiều hơn. Mặt khác những kết quả tích cực trong HĐTTXH của GHPGVN và Công giáo tỉnh Kiên Giang hiện nay là cơ sở thực tiễn để dự báo các hoạt động này sẽ được thực hiện ngày càng rộng khắp và đạt nhiều hiệu quả.

Tuy nhiên, HĐTTXH của Phật Giáo và Công giáo tỉnh Kiên Giang sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. HĐTTXH có những biểu hiện, hoạt động vượt quá tầm kiểm soát, quản lý của các cơ quan chức năng, bị các cá nhân, những đối tượng xấu trong và ngoài nước lợi dụng. Bởi vì, mặt dù Đảng ta khẳng định chủ trương khuyến khích các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia HĐTTXH, nhưng hệ thống chính sách, pháp luật về HĐTTXH của tôn giáo còn chung chung, chưa quy định cụ thể. Ngoài ra, HĐTTXH của các tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị lợi dụng. Cho dù quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tôn giáo của công dân và bình đẳng giữa các tôn giáo, cùng với đường hướng của

GHCGVN là “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, nhưng những nhận thức mang tính định kiến, hẹp hòi của một số chức sắc, chức việc trong Công giáo đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; cũng như nhận thức định kiến, hẹp hòi của một số cán bộ có trách nhiệm trong hệ thống chính trị đối với Công giáo mà nguyên nhân là do hậu quả của quá trình thực dân, đế quốc lợi dụng tôn giáo để lại chưa được khắc phục triệt để, nên HĐTTXH của Công giáo dễ bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích chính trị, kinh tế. Ngoài ra, mặc dù rất nhiệt tình, tích cực, nhưng hiệu quả HĐTTXH trên lĩnh vực giáo dục và y tế và từ thiện của GHPGVN và UBĐKCGVN tỉnh Kiên Giang chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội, do còn nhiều hạn chế trong nguồn kinh phí, cơ sở vật chất lẫn trình độ, năng lực và số lượng của đội ngũ cán bộ chuyên môn.

3.2.2. Dự báo xu hướng HĐTTXH đối với Phật giáo:

Đứng trước sự biến động về chính trị-xã hội trên thế giới và tác động của toàn cầu hóa tôn giáo đến HĐTTXH của các tôn giáo; tác động của cơ chế thị trường đến HĐTTXH của các tôn giáo, các cấp ủy Đảng, Chính quyền trong tỉnh đã kịp thời đổi mới tư duy, nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo cũng như công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Từ đó, HĐTTXH của GHPGVN nói chung và của GHPGVN tỉnh Kiên Giang nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc trong thời gian tới. GHPGVN và ở tỉnh Kiên Giang đã xây dựng đường hướng hành đạo đúng đắn, phù hợp với lợi ích dân tộc của mình. Quan điểm nhập thế, dấn thân, “Đạo pháp-dân tộc-chủ nghĩa xã hội”, trở thành xu thế chủ đạo trong hoạt động đạo và đời của giáo hội. Đội ngũ chức sắc, chức việc, tín đồ phấn khởi, tin tưởng và nghiêm chỉnh chấp hành những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường và củng

cố. Trong thời gian tới, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam nói chung và của Kiên Giang nói riêng tiếp tục ổn định và phát triển, thì xu hướng nhập thế, đồng hành cùng dân tộc của GHPGVN và của tỉnh Kiên Giang tiếp tục được duy trì và ngày càng sâu sắc hơn, đặc biệt là HĐTTXH sẽ hoạt động có tính khoa học hơn.

Nằm trong bối cảnh đó, HĐTTXH của GHPGVN tỉnh ngày càng sôi động, đạt quy mô rộng rãi và hiệu quả bền vững hơn. Với hàng loạt hoạt động mang tính nhân văn như ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, khám bệnh, phát thuốc miễn phí, nuôi dưỡng dạy nghề cho trẻ em... được Ban trị sự GHPGVN tỉnh và các huyện, thành phố vận động, đóng góp thực hiện đã trở thành điển hình tiên tiến trong HĐTTXH do Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phát động.

Tuy nhiên, mặc dù trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ít xảy ra điểm nóng, nhưng Kiên Giang vẫn là địa bàn phức tạp về hoạt động lợi dụng tôn giáo vì những mưu đồ xấu, phi tôn giáo thuần túy. Trong thời gian tới HĐTTXH của Phật giáo Kiên Giang không đơn giản một chiều, mà sẽ có sự đan xen giữa các yếu tố tích cực và các yếu tố tiêu cực, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, phạm vi, tầm ảnh hưởng, thì các yếu tốt phi tôn giáo thuần túy bị lợi dụng cũng trở nên tinh vi hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của cả giáo hội trong tỉnh và hệ thống chính trị ở địa phương, cả hai phải cùng nhau nỗ lực điều chỉnh, quản lý và giám sát chặt chẽ nhằm phát huy tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của HĐTTXH trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

3.2.3. Dự báo xu hướng HĐTTXH đối với Công giáo:

Trong thời gian tới, cùng với những nỗ lực củng cố, phát triển lực lượng tín đồ và tổ chức Giáo hội các cấp Công giáo của tỉnh Kiên Giang, HĐTTXH của Công giáo tỉnh Kiên Giang sẽ ngày càng phát triển về quy mô và đối tượng phục vụ. Sự phát triển này cũng phù hợp với quan điểm, chủ trương,

chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa các chính sách xã hội, công tác xã hội nói chung và HĐTTXH của Công giáo nói riêng.

Bên cạnh đó, tính chất “khép kín” trong HĐTTXH của chức sắc và tổ chức Giáo hội các cấp của Công giáo trong tỉnh Kiên Giang cũng sẽ gây ra những vấn đề phức tạp trong phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị và trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức và hoạt động của UBĐKCG các cấp trong Tỉnh để khẳng định mục tiêu, bản chất tốt đẹp của tổ chức này là một tổ chức xã hội của những người Công giáo “Kính Chúa, yêu Nước”, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của công dân, vừa tích cực thực hiện đường hướng hành đạo của Giáo hội, trung thành và có trách nhiệm với Giáo hội, nhưng vẫn chưa được các chức sắc có trách nhiệm và tổ chức Giáo hội Công giáo các cấp thừa nhận, nên sẽ tiếp tục không có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời trong HĐTTXH của chính trong nội bộ Công giáo (tổ chức của Giáo hội và UBĐKCG các cấp). Sự phân hóa này gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước; đồng thời là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch gây chia rẽ trong nội bộ của Công giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)