2.2. Nội dung và phƣơng thức thực hiện HĐTTXH của Phật giáo và
2.2.1. Nội dung và phương thức thực hiện HĐTTXH của Phật giáo:
Những năm qua, Phật giáo Kiên Giang luôn quan tâm hướng dẫn tín đồ tích cực tham gia các phong trào yêu nước, các cuộc vận động của Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp phát động. Bởi tất cả các tăng ni, Phật tử lúc nào cũng tâm niệm rằng: Việc từ thiện sẽ đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phồn vinh của quê hương, đất nước, góp phần thiết thực xoa dịu niềm đau nhân thế, đưa con người đến cứu cánh an vui, từ đó góp phần cùng Nhà nước thực hiện tốt an sinh xã hội và đem lại ấm no cho cộng đồng với các nội dung như: Giúp đỡ cá nhân và gia đình chính sách; người nghèo, khó khăn trong cuộc sống; người khuyết tật; trẻ em nghèo; người nhiễm chất độc da cam, HIV/AIDS; giúp đỡ người nghèo về giáo dục, y tế; giúp người bị thiên tai, lũ lụt; giúp đỡ cộng đồng đang gặp khó khăn về phương tiện đi lại, sinh sống (cầu, đường, nhà ở,...).
Ban Trị sự và Ban TTXH GHPGVN tỉnh đã kêu gọi sự đóng góp của Phật tử từ tâm, các nhà mạnh thường quân, các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân để tham gia ủng hộ cho HĐTTXH. Trong nhiều năm qua Phật giáo Kiên
Giang đã nỗ lực góp phần giải quyết những khó khăn cho đồng bào nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, các gia đình đang trong hoàn cảnh khốn cùng, những người già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ và thực hiện nhiều công việc khác như: ủng hộ Quỹ “vì người nghèo” các cấp trong tỉnh; xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, xây dựng cầu giao thông nông thôn, giáo dục dạy nghề, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, người nhiễm chất độc da cam, khoan cây nước, tặng quà tết Trung thu, quần áo, sách vở... và nhiều hoạt động khác rất đa dạng (xem phụ lục hình 2.4, 2.5, 2.6)
Tính từ năm 2013 đến nay, Phật giáo Kiên Giang có từ 80% đến 100% các tự viện, tịnh xá, tịnh thất tham gia HĐTTXH. Sự đóng góp của Phật giáo vào công tác TTXH đã chiếm từ 50% đến gấp 2 lần trên tổng số các tôn giáo trong tỉnh. Những lĩnh vực Phật giáo và tham gia với tỷ lệ cao như: cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà tình nghĩa chiếm trên 65%; cứu trợ đồng bào bị thiên tai, các hoạt động giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.... chiến trên 48%; xây dựng cầu, làm đường, giao thông nông thôn chiếm 27,72% (xem phụ lục hình 2.7, 2.8)
Chương trình tiếp sức mùa thi:
Đây là công tác TTXH của Phật giáo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo tăng ni, Phật tử, được đánh giá cao và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Bằng sự chung tay, góp sức của toàn thể tăng ni, Phật tử của các tự viện phát tâm tùy hỉ thực hiện đã hỗ trợ chỗ trọ an toàn, ăn miễn phí, cẩm nang, bản đồ tiếp sức mùa thi, xe tình nguyện, chăm sóc y tế… góp phần giảm bớt căng thẳng, lo lắng, động viên tinh thần, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để các thí sinh thực hiện tốt nhất bài thi của mình. Chương trình do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức được 09 năm liền, đã góp phần đưa hàng chục ngàn thí sinh bước vào ngưỡng cửa đại học.
Chương trình đã đọng lại dấu ấn tốt đẹp hiệu quả nhất đến với các em thí sinh; sự đồng tình tốt đẹp nhất đến từ phía xã hội; sự quan tâm động viên đồng thuận của Chư Tôn đức tăng ni trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và sự chia sẻ giúp đỡ của các tự viện, Phật tử, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, đã trợ duyên, đóng góp sức người, sức của để Ban Tổ chức thực hiện thành công chương trình này. Đây là một việc làm mang đậm tính nhân văn, nghĩa tình và tràn đầy thiện nguyện, thể hiện được tinh thần từ bi và vai trò cứu khổ của đạo Phật đồng hành cùng dân tộc, cùng xã hội (xem phụ lục hình 2.9, 2.10, 2.11)
Chương trình vui tết Trung thu:
Tết Trung thu là dịp lễ truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Theo phong tục người Việt, vào ngày Tết Trung thu các gia đình bày mâm cỗ cho con cháu và cùng nhau quay quần ăn bánh, thưởng nguyệt, các em nhỏ thi nhau làm lòng đèn và tổ chức phá cỗ. Nhưng không phải ai cũng có đủ may mắn hưởng được niềm vui tròn đầy như thế. Vẫn còn đâu đó những mãnh đời bất hạnh, những trẻ em cô nhi viện, khiếm khuyết, bệnh tật, thiệt thòi... những tâm hồn mong manh, trong trẻo ấy luôn mong mỏi có được sự bình đẳng, yêu thương, khao khát được xã hội quan tâm, chung tay giúp đỡ. Với mong muốn thực hiện giấc mơ sẻ chia nhân ái trong ngày Tết Trung thu đến với tất cả trẻ em trên khắp mọi miền đất nước và cũng như chung tay góp sức thực hiện trách nhiệm xã hội, Ban trị sự GHPGVN tỉnh có nhiều việc làm nhân văn ý nghĩa, đem đến cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh một mùa Trung thu thêm trọn vị nghĩa tình. Được tổ chức thường niên từ năm 2012 đến nay, Ban trị sự GHPGVN tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tích cực triển khai đã có nhiều thành tích (trên 100 ngôi chùa của tỉnh đã được chỉ đạo thực hiện được trên hàng trăm ngàn suất quà; trị giá trên 14 tỷ đồng; riêng năm 2019 gần 22 tỷ đồng) (xem phụ lục hình 2.12, 2.13).
Trung tâm TTXH Phật Quang:
Đây là cơ sở từ thiện của Ban trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang do Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Phó Trưởng ban Thường trực GHPGVN tỉnh sáng lập và làm giám đốc, tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang chuyên về giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ không người thân nuôi dưỡng; trẻ mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại không đủ sức nuôi; trẻ sống lang thang, bụi đời, bị cha mẹ bỏ rơi không nơi nương tựa); đến nay đã đi vào hoạt động trên 15 năm. Trung tâm nuôi dạy nội trú miễn phí toàn phần cho trên 120 trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hiện nay các em đang học từ lớp 1 đến lớp 12 và có 05 em đang học cao đẳng, đại học. Trung tâm TTXH Phật Quang từ năm khi thành lập đến nay đã nhận nuôi dạy trên 1.500 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Trung tâm hiện nuôi dạy trên 200 học sinh từ Mẫu giáo cho đến Đại học với kinh phí hằng năm trên 3 tỷ đồng. Trung tâm TTXH Phật Quang đã hỗ trợ trên 500 hộ gia đình nghèo có cơ hội gửi con vào Trung tâm và nhà trẻ nhân Ái Phật Quang để có cơ hội đi làm ăn thoát nghèo. Kinh phí nuôi dạy, điều hành và duy tu cơ sở vật chất trong 05 năm qua trên 12 tỷ đồng. Năm 2017 tại hội nghị toàn quốc về “Biểu dương phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo trợ xã hội” Trung tâm đã được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng bằng khen (xem phụ lục hình 2.14, 2.15, 216).
Qua khảo sát hoạt động của Trung tâm TTXH Phật Quang, cho thấy những đặc điểm của trung tâm như: Trung tâm hoạt động có chiều sâu, giải quyết tận gốc rễ của vấn đề là HĐTT “giúp cần câu chứ không cho con cá”, từ đó đã làm thay đổi tương lai cho trẻ em thiệt thòi. Thứ hai, xuất phát từ nhận thức trên, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn đã đề ra một chương trình hành động dựa trên 2 yếu tính căn bản của Phật giáo đó là tinh thần từ bi và trí tuệ; Ông
đặc biệt chú trọng đến tâm sinh lý học sinh và việc giáo dục đạo đức, giúp định hình nhân cách cho trẻ em được đào tạo ngay từ cấp lớp đầu tiên. Trao đổi với Thượng Tọa Thích Minh Nhẫn cho biết “Nếu không có ngôi trường này thì cuộc sống của trên 1.000 trẻ em thiệt thòi sẽ ra sao giữa chợ đời đầy thử thách này? giờ này các em có đang yên ổn ngồi trong lớp hay đang lang thang nơi đầu đường xó chợ sống bằng lòng thương hại của người qua đường? không được học hành, không có nghề nghiệp, không được rèn luyện đạo đức, tương lai của các em đi về đâu? xã hội sẽ ra sao khi “đội ngũ” trẻ em thiệt thòi ngày càng tăng trưởng về số lượng? ai cũng đều biết, những đối tượng lang thang cơ nhỡ này chính là môi trường thuận lợi cho tệ nạn ma túy, mại dâm, trộm cướp, bạo lực... phát triển mạnh trong xã hội”. Thứ ba, Trung tâm TTXH Phật Quang, không chỉ là nơi giữ và quản lý trẻ em mà còn là môi trường để các em phát triển toàn diện về mọi mặt, đồng thời đây là bước đệm để các em phát triển về nhân cách và đây cũng là nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Qua đặc điểm của Trung tâm cho thấy đã góp phần về an sinh xã hội trên các lĩnh vực như cứu tế, cải tạo tâm hồn, trang bị học vấn, định hướng tương lai; góp phần vào chủ trương “xóa đói giảm nghèo” của Nhà nước, giảm thiểu các tệ nạn xã hội” [44, tr. 3].
Hiệu quả đóng góp của Trung tâm TTXH Phật Quang:
Thứ nhất, về mặt cứu tế: đã cưu mang đùm bọc những trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn đang không nơi nương tựa, hoặc đang phải sống trong một môi trường khó khăn vất vả. Cung cấp cho các em chỗ ở ấm cúng, sạch sẽ; đem đến cho các em bữa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng. Tạo một môi trường sống bình đẳng và yêu thương giữa những trẻ em cùng cảnh ngộ. Đem đến cho các em sự bình an trong tâm hồn, niềm tin vào cuộc sống và sự lạc quan về tương lai.
Thứ hai, về cải tạo tâm hồn: không bắt buột các em phải học Giáo lý
của Phật giáo, dạy cho các em những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà các em có khả năng nhận thức và thực hành trong sinh hoạt hàng ngày; giáo dục các em bằng phương pháp huấn tập nghĩa là các em tự nguyện và vui thích làm những việc tốt đẹp ngày này sang ngày khác để dần dần hình thành tính cách của người tốt; sau khi các em trở về cộng đồng các em sẽ làm người tốt, công dân lương thiện và hữu ích cho xã hội.
Thứ ba, về trang bị học vấn, định hướng tương lai: trang bị cho các em
nền học vấn tùy theo khả năng và hoàn cảnh của từng em, tùy theo khả năng trí tuệ của các em mà định hướng tương lai (không bắt các em phải học đến đại học), giúp các em có điều kiện để bước vào đời là đóng góp cho xã hội.
Thứ tư, về góp phần vào chủ trương “xóa đói giảm nghèo” của Nhà nước: sau khi gia đình đã gởi con em vào trung tâm thì an tâm làm ăn, sản xuất, vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn, thoát nghèo đói, có được cuộc sống đủ ăn đủ mặc.
Thứ năm, về giảm thiểu các tệ nạn xã hội: nhờ có trung tâm nuôi dạy nên đối tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ ngoài xã hội được giảm bớt đáng kể.
Đánh giá thành quả hoạt động về phương diện giáo dục và an sinh xã hội tại Trung tâm TTXH Phật Quang, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn cho biết: “Chọn cách đầu tư cho công tác nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là cách làm bền vững và lâu dài để thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trong lúc các cơ sở Nhà nước đứng trước thực trạng chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội” [32, tr. 52].
Trung tâm TTXH Phật Quang là một mô hình HĐTTXH có hiệu quả nhất cho GHPGVN tỉnh Kiên Giang nói riêng và cũng như cả nước nói chung, trên 15 năm qua đã nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho hàng ngàn trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật; Trung tâm TTXH
Phật Quang hoạt động có chiều sâu, mang tính bền vững, đã chung tay giải quyết gánh nặng cho xã hội trên địa bản tỉnh Kiên Giang trong việc đào tạo, giáo dục góp phần an sinh xã hội; sự dấn thân của các vị tăng ni, Phật tử vào đời sống xã hội, qua các hoạt động cụ thể để thấy được tinh thần Phật giáo vận dụng Đạo pháp để phục vụ dân tộc, phục vụ nhân sinh.
Nhà trẻ nhân ái:
Đây là cơ sở giáo dục mầm non đầu tiên (8/2006) trong hệ thống Phật giáo tỉnh Kiên Giang và là một bộ phận Trung tâm TTXH Phật Quang do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang thành lập được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (Quyết định số 1270/QĐ-UBND ngày 03/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang). Nhằm đáp ứng nhu cầu gởi trẻ của các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho cha mẹ các em có thời gian lao động mưu sinh kiếm sống, ổn định kinh tế gia đình. Đối với trẻ em thì được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Được chăm sóc y tế và đảm bảo các nhu cầu khác phù hợp với lứa tuổi, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi học tập. Hiện nay đang nuôi dạy bán trú cho trên 100 trẻ em từ 13 tháng tuổi đến 5 tuổi ở cấp học mẫu giáo thuộc đối tượng con em nhà nghèo, nuôi dạy các em miễn phí toàn phần từ 7 giờ 00 đến 17 giờ để tạo điều kiện cho cha mẹ có cơ hội làm ăn vượt khó thoát nghèo (xem phụ lục hình 2.17, 2.18, 2.19).
Hỗ trợ, vận động về tài chính:
Nhìn chung, HĐTTXH của Phật giáo luôn quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo cho người nghèo. Bằng tấm lòng từ bi, hỷ xả của người con Phật đã tổ chức nhiều hoạt động mang nhiều ý nghĩa để cùng với chính quyền, Mặt trận các cấp thực hiện công tác an sinh xã hội như: cất nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, phát quà cho người nghèo, khám chữa bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trợ cấp học bổng cho học sinh nghèo,...
Hưởng ứng sự vận động do chính quyền và Mặt trận các cấp phát động, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tích cực vận động tài chính, thực phẩm cứu trợ nhân đạo như: giúp đỡ đồng bào trong và ngoài tỉnh gặp khó khăn khi xảy ra thiên tai bão lũ và trong cuộc sống, hưởng ứng tham gia đóng góp Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em mồ côi, phát quà Trung thu cho trẻ em nghèo nhân mùa Trung thu hàng năm, tổ chức tiếp sức mùa thi, ủng hộ bếp cháo từ thiện, hốt thuốc nam miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo... thời gian qua, tăng ni, Phật tử toàn tỉnh đã đóng góp cho các chương trình an sinh xã hội với số trên 320 tỷ đồng.
Kinh phí hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên giang (Giai đoạn 2015-2019) STT Năm Số lƣợng (ĐVT:VNĐ) 1 2015 59.000.000.000 2 2016 62.000.000.000 3 2017 65.000.000.000 4 2018 85.000.000.000 5 2019 50.000.000.000 Tổng 321.000.000
(Nguồn: Tổng hợp các Báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động Phật sự của
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang từ năm 2015 đến 2019)
Phật giáo Nam tông Khmer: luôn chăm lo đời sống vật chất của các sư
sãi và Phật tử, thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn lao động, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng kinh tế nhà chùa phù hợp với đạo pháp và chủ trương, pháp luật của Nhà nước; cùng
với đồng bào Phật tử chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, người có hoàn cảnh neo đơn hoặc bị thiên tai, góp phần cùng với chính quyền địa phương thực hiện giảm nghèo và ổn định xã hội như: vận động mạnh