Giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 91 - 94)

3.2.2.1. Đối với hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang:

Các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn cho các chức sắc, cá nhân của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội. Cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Kiên Giang cần kịp thời cụ thể hóa các quan điểm, chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo và HĐTTXH của tôn giáo phù hợp với đặc điểm cụ thể và của Phật giáo, Công giáo tỉnh Kiên Giang.

Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh truyền hình Kiên Giang và các trang Thông tin điện tử, Bản tin của các sở, ban, ngành, đoàn thể cần mở chuyên mục, đưa tin về các HĐTTXH, gương người tốt, việc tốt của các cá nhân, tổ chức của Phật giáo và Công giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Những nơi nào mà Ban Trị sự GHPGVN và UBĐKCGVN trong tỉnh có nhu cầu giao đất để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác TTXH, thì

chính quyền cần xem xét giao đất theo đúng trình tự và thủ tục quy định của pháp luật. Trong các yếu tố để xem xét, cần căn cứ tình hình thực tế của địa phương, nhu cầu của nhân dân trong các HĐTTXH.

Nhà nước với GPHGVN và UBĐKCGVN cần phối hợp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ chức sắc, chức việc làm công tác từ thiện xã hội của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang, đây là giải pháp đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hai phía Nhà nước và hai Giáo hội nhằm nâng cao hiệu quả HĐTTXH của tỉnh Kiên Giang và hướng hoạt động này theo xu thế ổn định, nhập thế và đồng hành cùng dân tộc.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cần phối hợp với Ban trị sự GHPGVN tỉnh và UBĐKCGVN tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn, hội thảo, tọa đàm... nâng cao kỹ năng HĐTTXH cho đội ngũ chức sắc, chức việc và tín đồ theo đạo làm công tác TTXH.

Về giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho vùng đồng bào theo đạo nói chung và cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, cơ nhỡ... nói riêng. Đặc biệt Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cần phối hợp với Ban trị sự GHPGVN tỉnh và UBĐKCGVN tỉnh tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy tại các Trường, Trung tâm từ thiện của địa phương. Quản lý chương trình dạy học của các cơ sở trên theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về y tế, Sở Y tế cần chú ý nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, củng cố năng lực hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở. Đối với các cơ sở y tế của Phật giáo và Công giáo với mục đích từ thiện, cần cải thiện trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ, nhất là nhóm nhân viên làm việc trong các phòng khám đông y. Trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế và những chuyến khám bệnh lưu động

cần đầu tư đúng mức để có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân.

Các ban, ngành cấp tỉnh cần tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về HĐTTXH, đây là việc làm không chỉ là nhiệm vụ của riêng một ban, ngành nào mà cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự ủng hộ của đội ngũ chức sắc của GHPGVN và Công giáo tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào có đạo về HĐTTXH, từ đó làm thay đổi thái độ, hành vi của người dân trong hoạt động này là một việc làm cấp thiết. Cả hệ thống chính trị của tỉnh, GHPGVN và UBĐKCGVN ở tỉnh Kiên Giang cần tập trung mở nhiều đợt tuyên truyền, vận động về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nên đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tuyên truyền để đạt hiệu quả.

3.2.2.2. Đối với GHPGVN và UBĐKCGVN tỉnh:

Về phía GHPGVN và UBĐKCGVN tỉnh cần có cơ chế, phương thức giám sát chặt chẽ HĐTTXH, để tránh thất thoát và đảm bảo đóng góp của người dân được chuyển đến đúng đối tượng cần giúp đỡ và các HĐTTXH diễn ra đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các cơ quan ban, ngành trong tỉnh trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội để kịp thời hướng dẫn, thực hiện các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc về thành lập hoặc hoàn thiện thủ tục thành lập cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định; công tác hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn, thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở trợ giúp xã hội của Phật giáo và Công giáo trong tỉnh.

Tổ chức rà soát hoạt động của các trung tâm công tác xã hội của Phật giáo và Công giáo trong tỉnh để thấy được khó khăn, vướng mắc

trong thực hiện các thủ tục pháp lý; nhu cầu cần hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ để đề xuất với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ban, ngành trong tỉnh giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)