2.2. Nội dung và phƣơng thức thực hiện HĐTTXH của Phật giáo và
2.2.2. Nội dung và phương thức thực hiện HĐTTXH của Công giáo:
Phong trào hỗ trợ sự nghiệp giáo dục:
UBĐKCGVN tỉnh nhận thức sâu sắc được vấn đề trách nhiệm đối với xã hội về giáo dục và tích cực tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: đội ngũ giáo viên có hơn 400 ở các cấp, một số giáo viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Các gia đình cho con em đến trường đúng độ tuổi, xây dựng quỹ khuyến học, đóng góp sửa chữa trường lớp, hiến đất làm trường học, tặng sách giáo khoa, tập viết, quần áo, mua xe để đưa rước học sinh nghèo, cấp học bổng, phát tặng quà cho học sinh giỏi, hiếu học; mở các lớp học tình thương, lớp học vi tính, học nghề cho học sinh nghèo.
Điển hình cho phong trào hỗ trợ sự nghiệp giáo dục là Linh mục đại diện Nguyễn Văn Việt và Linh mục Nguyễn Văn Nghị, mỗi năm hỗ trợ hàng tỷ đồng. Riêng Trường Khuyết Tật Tình Thương Mỹ Lâm do Linh mục đại
diện Nguyễn Văn Việt sáng lập và phụ trách, thường nuôi dạy trên 150 trẻ em khuyết tật, vừa dạy văn hóa, gắn với dạy nghề và dạy phát âm cho trẻ câm, điếc với tổng kinh phí từ năm 2009 đến nay hơn 10 tỷ đồng. Linh mục Bùi Văn Tăng, phó chủ tịch UBĐKCGVN tỉnh Kiên Giang đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục tại giáo xứ Đông Hòa, huyện An Minh với rất nhiều hoạt động như hỗ trợ lớp mẫu giáo, các lớp phổ thông cơ sở, các lớp dậy ngoại ngữ và vi tính, cấp học bổng, hỗ trợ học sinh nghèo…Ngoài ra, các nữ tu đã mở trường, lớp mẫu giáo, đóng góp rất đáng kể cho việc giáo dục mầm non,... (xem phụ lục hình 2.21, 2.22, 2.23, 2.24).
Ngoài việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục các vị linh mục, hội đồng Mục vụ các Giáo xứ còn đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng, trang bị sân nhà thờ thành công viên cho các em vui chơi giải trí, thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe theo tấm gương Bác Hồ. Nhiều giáo xứ còn tổ chức các buổi cắm trại, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chuyên đề cho thanh, thiếu niên nhằm tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc để các em phát huy và góp phần giữ gìn truyền thống nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tổng cộng tất cả các khoản hỗ trợ giáo dục, khuyến học trong từ năm 2009 đến nay trên 50 tỷ đồng.
Có thể khẳng định, các HĐTT về giáo dục của Công giáo Kiên Giang đã góp phần đem lại cơ hội học tập cho rất nhiều em kém may mắn. Tại các cơ sở giáo dục Công giáo các em không chỉ tiếp nhận được kiến thức văn hóa, mà còn được trang bị kỹ năng sống, quyền trẻ em và kiến thức chăm sóc sức khỏe. Các hoạt động từ thiệnm trong giáo dục của Công giáo góp phần cùng chính quyền ở tỉnh Kiên Giang thực hiện thành công phổ cập giáo dục, xóa mù chữ....
* Trong lĩnh vực kinh tế-xã hội:
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, đây là phong trào được UBĐKCGVN các cấp tập trung triển khai thực hiện, đã trở thành phong trào hành động cách mạng trong thời kỳ mới. Phong trào này tiếp tục phát triển về chiều rộng, lẫn chiều sâu, đồng bào Công Giáo tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư vốn, công sức, thay đổi nếp nghĩ cách làm, khắc phục khó khăn về thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã mang lại kết quả cao. Trong lĩnh vực này, HĐTTXH của Công giáo tỉnh đã đạt được một số thành tựu nổi bật như sau:
Một là, đồng bào Công giáo tỉnh tham gia vào công tác “xóa đói giảm nghèo”:
Với tinh thần nhập thế, người Công giáo đã hòa mình cùng dân tộc, nguyện đồng lòng đồng sức xây dựng nên một xã hội ấm no, hạnh phúc, không còn chỗ cho nghèo đói, bất công. Để giúp xóa đói giảm nghèo tại địa phương, đồng bào Công giáo tỉnh hưởng ứng tích cực Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, vận động Quỹ “Vì người nghèo”, Tháng cao điểm “Vì người nghèo” do Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phát động, không chỉ bằng việc đóng góp quỹ, mà còn hỗ trợ vốn, hướng dẫn nhau cách thức sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình. “Yêu thương anh em như chính mình”, các tín đồ Công giáo đã cùng chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn một cách vô tư, chân thành.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số tiền Ban đoàn kết Công giáo cấp tỉnh, huyện, thành phố đã vận động hàng năm được trên 42 tỷ đồng; vào các đợt lễ tết dân tộc hay các ngày lễ trọng của Công giáo, các giáo xứ, dòng
tu, Ban đoàn kết Công giáo cấp huyện, thành phố tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách và tặng quà cho các gia đình thuộc hộ nghèo, hộ khó khăn tại địa phương (xem phụ lục hình 2.25, 2.26).
Hai là, các giáo xứ, dòng tu... tại Kiên Giang đã tham gia quyên góp xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, đại đoàn kết; xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn:
Linh mục Nguyễn Văn Lý, phó chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh cho biết: “Trong giai đoạn 05 năm (từ năm 2014-2019), các linh mục, các nhà hảo tâm, các giáo xứ, giáo họ và cộng đoàn giáo dân đã đồng thuận và hưởng ứng tích cực, do đó phong trào tự nguyện ủng hộ tiền, ngày công… được lan tỏa rộng khắp các giáo xứ, giáo họ. Đặc biệt là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo” của Công giáo tỉnh với 10 nội dung: Bảy tốt đời (phát triển kinh tế tốt; nếp sống tốt; trật tự xã hội tốt; giáo dục, y tế tốt; chương trình dân số tốt; bảo vệ môi trường tốt; nghĩa vụ công dân tốt), ba đẹp đạo (đẹp trong đạo đức lối sống; đẹp trong tinh thần bác ái, yêu thương; đẹp trong nếp sống đạo). Nhiều năm qua đã vận động xây mới 9 cây cầu bê tông, 500m lộ bê tông; cất mới 115 căn nhà; thay mái 32 căn nhà; tiếp tục nâng cấp đường giao thông: nới rộng tuyến đường bờ kênh thêm 01m chạy dài 4.000m, làm mới 01 cầu qua kênh và nâng cấp một cây cầu; xây dựng được 52 lò đốt rác,...” (xem phụ lục hình 2.27, 2.28, 2.29).
Những năm qua, nhiều giáo xứ, dòng tu thường xuyên tổ chức quyên góp ủng hộ xây dựng nhà đại đoàn kết do Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phát động; tuy nhiên số lượng quyên góp chưa nhiều, nhưng nó cũng thể hiện tình cảm yêu mến chia sẻ và tri ân đối với những người nghèo và người có công với cách mạng.
Ba là, đồng bào Công giáo của tỉnh tích cực giúp đỡ trẻ em, người già cô đơn, người mắc các tệ nạn xã hội...:
Thực tế cho thấy, việc chăm sóc, giúp đỡ trẻ em, người già cô đơn, không nơi nương tựa và đối tượng mắc các tệ nạn xã hội là một trong những việc làm thường xuyên của nhiều giáo xứ, dòng tu. Theo số liệu thống kê của UBĐKCGVN tỉnh trong 10 năm trở lại đây có khoảng 50 lượt nữ tu tham gia nuôi dưỡng người già cô đơn và 30 lượt nữ tu nuôi trẻ mồ côi (xem phụ lục hình 2.30, 2.31).
Các giáo xứ trên địa bàn tỉnh đã chăm sóc, giúp đỡ người già cô đơn dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc mở nhà dưỡng lão đến tổ chức thăm viếng các cụ già neo đơn đau yếu, bệnh tật hoặc nấu cơm tình thương cho các cụ già neo đơn. Với tôn chỉ của giáo xứ và dòng tu là phục vụ cả người nghèo về vật chất lẫn tinh thần; việc nuôi dưỡng các đối tượng trên đã được triển khai thường xuyên và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Nhiều trẻ em, người già cô đơn được chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo. Nhiều nạn nhân xã hội đã được che chở, giúp đỡ và nhiều người sau khi mãn hạn tù đã hoàn lương, tái nhập cộng đồng, trở thành những công dân gương mẫu và có ích cho xã hội. Đây là truyền thống lâu dài của người Công giáo tỉnh Kiên Giang từ trước đến nay, thể hiện tinh thần dấn thân phục vụ của người Công giáo trong việc chung tay gắng sức cùng chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề xã hội.
Bốn là, UBĐKCGVN tỉnh đã thực hiện có hiệu quả của việc chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật:
Để giúp đỡ nhóm đối tượng kém may mắn này, UBĐKCGVN tỉnh đã huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng Giáo hội, với tâm nguyện sẻ chia, an ủi và chăm sóc cho vơi bớt sự thiệt thòi, đau đớn của họ. Có một số giáo xứ, dòng tu đã nhận nuôi dưỡng trên 135 người khuyết tật. Mở các lớp đào
tạo và tạo điều kiện cho người khuyết tật được học nghề, đã có trên 100 người được đào tạo và có việc làm (xem phụ lục hình 2.32).
Thành tích trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật của UBĐKCGVN tỉnh những năm qua đáng được ghi nhận. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng UBĐKCGVN tỉnh đã dốc tâm, dốc sức chia sẻ, chăm lo và làm vơi bớt phần nào nỗi đớn đau, thiệt thòi cho những người khuyết tật, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng.
Năm là, các tổ chức, cá nhân trong UBĐKCGVN tỉnh đã quyên góp được số tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân thiên tai:
Đồng bào Công giáo tỉnh có truyền thống “tương thân, tương ái”, luôn tích cực tham gia các cuộc cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân thiên tai, bão lụt, đã quyên góp trên 2 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Các đợt vận động quyên góp này thường được UBĐKCGVN các cấp trong tỉnh phát động đồng loạt tại các giáo xứ, dòng tu... tham gia. Trên thực tế, ngay khi nhiều cơn bão còn đang hoành hành, UBĐKCGVN các cấp đã quyên góp được số tiền, hàng không nhỏ để kịp thời chuyển đến vùng bão lũ. Nhờ đó, nhiều nạn nhân bị thiên tai đã vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả và sớm ổn định cuộc sống (xem phụ lục hình 2.33).
* Phong trào hỗ trợ sự nghiệp y tế:
Chung tay góp sức cùng Nhà nước chăm lo sức khỏe cho nhân dân được UBĐKCGVN các cấp tỉnh Kiên Giang rất quan tâm. Từ năm 2014 đến nay, bằng những việc làm cụ thể như: cấp xe lăn cho người tàn tật, mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ trẻ em mổ tim bẩm sinh, mổ hở hàm ếch, tổ chức các cuộc khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Điển hình cho phong trào này là Linh mục đại diện Nguyễn Văn Việt, Linh mục Đinh Trung Thành; phòng khám nhân đạo Kinh 7A Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang và Nhà “Tình Mẹ” do Linh Mục lương y Nguyễn Đức Thịnh thành lập vào năm 1980 và phát triển từ năm 1991, đến
nay đã đầu tư cơ sở, trang thiết bị y tế, chuyên môn, nghiệp vụ trở thành
“Trung tâm y học cổ truyền nhân đạo. Tổng kinh phí hàng năm về công tác
hỗ trợ sự nghiệp y tế trên 32 tỷ đồng.
Phòng khám đa khoa Kênh 7A (Trung tâm y học cổ truyền nhân đạo):
Tiếp quản môn “Chiropractic” (chỉnh hình xương) cách chữa bệnh xương khớp lệch đĩa đệm không dùng thuốc, chỉ cần đi, nằm kê gối ở cổ, lưng và ngồi đúng cách sẽ bình phục, rất đông đảo bệnh nhân đến trị liệu, nhất là những bệnh nhân được báo là cần giải phẫu, họ tìm đến phòng khám. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả với nhiều bệnh nhân. Trung tâm với một đội ngũ lương y, bác sĩ chuyên khoa đủ các thành phần tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành. Thể hiện tình đoàn kết các tôn giáo ở tỉnh nhà, trong việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Họ tự nguyện phục vụ vì tình nhân đạo chứ không vì tiền và luôn luôn ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”. Những hoạt động trên lĩnh vực y tế của giới
Công giáo và trung tâm này đã góp phần cùng Nhà nước trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống được dịch bệnh lan rộng, giúp đỡ phần nào khó khăn cho bệnh nhân nghèo, nhất là những bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa, những nơi mà đời sống còn gặp nhiều khó khăn (xem phụ lục hình 2.34, 2.35, 2.36).
Kết quả từ năm 2015 đến 2019 Phòng khám đã thực hiện:
TT NỘI DUNG SỐ LƢỢNG SỐ TIỀN
1 Tổng số lượt người khám bệnh: 15.100 lượt 23.767.204.395 2 Số thang thuốc cấp miễn phí: 42.506 thang 1.054.586.185 3 Nước uống miễn phí: 20.550 lượt 102.750.000 đ 4 Bếp cơm từ thiện miễn phí: 387.238 lượt 1.936.220.833 5 Nhà nghỉ miễn phí 39.907 lượt 199.535.000
TỔNG SỐ 27.060.296.413
Được thành lập từ năm 2011, đây là cơ sở bác ái của Ban ĐKCG Thạnh Đông A-B, chủ yếu là nuôi trẻ mồ côi. Từ năm 2011 đi vào hoạt động đến nay. Số trẻ là 60 em từ 3 – 12 tuổi. Nam 32 em, nữ 28 em. Các em được các Sơ dòng St. Paul trực tiếp chăm sóc, cùng với một số cô giáo và bảo mẫu giúp đỡ. Các trường tiểu học và trung học phổ thông trong địa bàn cũng dành nhiều ưu tiên cho các em. Các em đều được đi học theo đúng lứa tuổi và học lực. Kết quả học tập các em đều đạt học sinh giỏi, học sinh khá và tiên tiến. Tiền chi phí đều do các mạnh thường quân giúp đỡ. Tổng chi phí nuôi dạy và chăm sóc các em: 3.260.207.000đ.
Trường khuyết học tình thương Mỹ Lâm, Hòn Đất:
Được thành lập vào ngày 09/09/2005, tại số 551A, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, hiện nay có 130 em theo học (94 em khiếm thính, 31 em chậm phát triển, 05 em mồ côi); có 11 lớp (02 lớp dành cho các em chậm phát triển, 09 lớp dành cho các em khiếm thính); có 02 người trong Ban Giám hiệu (do Sơ Nguyễn Thị Hồng làm Hiệu trưởng); 13 giáo viên, 14 nhân viên. Trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Bệnh nhân nghèo tỉnh và các phòng, ban của huyện Hòn Đất. Hoạt động giáo dục của Trường tập trung nội dung trọng tâm như chú trọng vào giáo dục toàn diện, quản lý học sinh, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống văn minh lịch sự, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội. Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe,... luyện tập thường xuyên khả năng nghe-nhìn-nói-viết để các em có thể giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng. Truyền đạt cho các em kiến thức phổ thông qua việc dạy văn hóa, rèn luyện các em trở thành những người có văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt. Bên cạnh đó, Trường nổ lực hướng nghiệp cho các em có tay nghề ổn dịnh để các em có thể sống tự lập, không làm gánh nặng cho gia đình
và xã hội. Công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch đội ngũ giáo viên, phân công bố trí hợp lý, phù hợp với điều kiện và năng lực của giáo viên (đưa đi bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức dự giờ hàng tháng, chuẩn bị giáo án, đồ dùng học tập trực quan sinh động...).
Trường rất chú tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các em. Giáo dục nhân bản, hiếu thảo, tập sống khiêm tốn, can đảm thật thà. Rèn thói quen nói cảm ơn, nhận lỗi; hướng dẫn các em lễ độ, lịch sự trong giao tiếp, thể hiện nếp sống văn minh, biết yêu thương, giúp đỡ mọi người nhằm phát triển toàn diện “Đức-Trí-Văn-Thể-Mỹ”. Qua đó những việc làm tốt của các em được ghi nhận và tuyên dương, những hạn chế của các em cũng được nêu ra để khắc phục. Sơ Nguyễn Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường cho biết: