Thành tựu tích cực:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 68 - 70)

2.3. Đánh giá về kết quả HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh

2.3.1. Thành tựu tích cực:

HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang thể hiện sinh động sự tương đồng về giáo luật, giáo lý của các tôn giáo với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác TTXH nên ngày càng phát triển sâu rộng.

Chủ trương, chính sách, pháp luật về xã hội hóa công tác xã hội, tạo điều kiện và xem việc các tôn giáo tham gia xã hội hóa công tác TTXH là một trong những nguồn lực của nhân dân để cùng với Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị chăm lo phát triển đời sống vật chất, tinh thàn của nhân dân, nhất là những hoàn cảnh khó khăn.

HĐTTXH của Công giáo và Phật giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đã giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn góp phần làm giảm gánh nặng cho Nhà nước trong việc chăm lo cho những người yếu thế trong xã hội; bảo đảm an sinh xã hội. Những thành tựu nổi bật nhất của HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo tỉnh Kiên Giang thể hiện qua các lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội... qua phân tích những thành tựu nổi bật nhất của HĐTTXH trong những năm qua vừa cho thấy, hoạt động này không chỉ phong phú, đa dạng về hình thức mà còn hiệu quả, chất lượng tương đối cao; đã giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay như: góp phần xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phổ cập giáo dục, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện chính sách xã hội đối với các nhóm đối tượng đặc biệt khó khăn, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số...

HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh. Thông qua HĐTTXH của các tôn giáo, tinh thần cảm thông, tự nguyện, hăng hái, dấn thân phục vụ của những người tham gia ngày càng cao. Với tinh thần sẵn sàng thực hiện những đợt phát động, kêu gọi ủng hộ từ thiện của các cấp, các ngành trong tỉnh, đội ngũ HĐTTXH trên lĩnh vực giáo dục, y tế của tôn giáo luôn gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, nêu cao tinh thần trách nhiệm và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang xuất phát từ tinh thần tự nguyện, tình thương yêu con người thật sự nên luôn được sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân, kể cả những nhà tài trợ và người được tiếp nhận.

Nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành và Phật tử dành trọn cuộc đời cho người nghèo khó, trở thành những tấm gương mẫu mực trong HĐTTXH. Những thành tựu đáng khích lệ đó của Phật giáo và Công giáo tỉnh Kiên Giang bắt nguồn từ tinh thần từ bi, bác ái và chịu ảnh hưởng của nếp sống đạo cởi mở, dấn thân phục vụ đặc trưng của người miền Tây Nam bộ. HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo được thực hiện bằng “Ý thức tâm linh” nên chức sắc và tín đồ làm từ thiện một cách tự nguyện như một lẽ tất nhiên, không cần đến sự hô hào, động viên, giải thích của một tổ chức, cơ quan có chức năng. Mỗi tín đồ coi việc làm từ thiện là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với Đức Phật và trước Thiên Chúa và Giáo hội của họ, nên họ âm thầm làm việc thiện cứu người mà không màn đến sự tuyên dương, báo đáp. Niềm tin tôn giáo khiến đội ngũ y, bác sỹ của hai tôn giáo trên ân cần, an ủi, chăm sóc và chữa trị cho những người bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối trong khi xã hội, thậm chí ngay cả không ít người thân thiết, máu mủ ruột rà của họ chưa dễ vượt qua thái độ kỳ thị, sợ hãi. Cũng nhờ niềm tin và đức tin đó,

những tín đồ, Phật tử nghèo cũng đã chắt chiu từng đồng để đóng góp, gây quỹ ủng hộ các nạn nhân bị thiên tai, giúp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em và người già không nơi nương tựa...

Có thể khẳng định, những thành tựu về HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo tỉnh Kiên Giang là thành quả của quá trình hòa giải, hòa hợp giữa người Phật giáo và Công giáo với dân tộc, thể hiện tinh thần nhập thế, sống “Tốt đời, đẹp đạo”, không thờ ơ, dửng dưng trước vận mệnh của quê hương và của dân tộc. Bên cạnh đó cũng tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp giữa người có tôn giáo với cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng đoàn kết lương-giáo, đoàn kết xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)