Một số vấn đề đặt ra đối với HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 81 - 83)

giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay:

3.1.1. Một số vấn đề đặt ra đối với HĐTTXH của Phật giáo ở tỉnh Kiên Giang: Kiên Giang:

Tính tự phát trong HĐTTXH của tổ chức Giáo hội các cấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chưa được điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Do HĐTTXH của Phật giáo tỉnh Kiên Giang còn nặng về TTXH là chủ yêu, chưa bảo đảm các yêu cầu, nguyên tắc của công tác xã hội nên phần lớn các HĐTTXH đều mang tính tự phát của mỗi cá nhân, cơ sở tôn giáo. HĐTTXH của Phật giáo thường được thực hiện những lúc có người gặp hoàn cảnh khó khăn khẩn cấp: Thiên tai, người nghèo thiếu các điều kiện sinh hoạt, chữa bệnh, người neo đơn không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi cần sự trợ giúp khẩn cấp... việc giúp đỡ mang tính tức thời, thiếu tính bền vững để những người được trợ giúp có cơ hội thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn một cách bền vững và có thể tham gia hòa nhập vào đời sống xã hội.

Tính chuyên nghiệp của công tác xã hội trong HĐTTXH của Phật giáo ở tỉnh Kiên Giang là một trong những vấn đề cần quan tâm giải quyết. Do không có tính chuyên nghiệp trong HĐTTXH theo yêu cầu của công tác xã hội làm cho hiệu quả, tác dụng tích cực của HĐTTXH của Phật giáo chưa cao, nhiều nơi còn mang tính hình thức, nhất là trên lĩnh vực khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và giáo dục mầm non. Có vấn đề này là do các tăng, ni, Phật tử tham gia HĐTTXH về y tế, chăm sóc sức khỏe

cho người nghèo, một số không ít người phục vụ trong các lớp mầm non từ thiện chưa được đào tạo về chuyên môn mà phần lớn họ làm việc bằng kinh nghiệm, từ tâm.

Tính kế hoạch và sự thống nhất chỉ đạo trong HĐTTXH của cá nhân, các tổ chức của Phật giáo tỉnh Kiên Giang cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm khác hiện nay. Do còn mang tính tự phát nên HĐTTXH của Phật giáo tỉnh Kiên Giang chưa có sự chỉ đạo, thống nhất kế hoạch thực hiện từ Ban Trị sự của các cấp Giáo hội Phật giáo trong Tỉnh và các huyện nên địa bàn và đối tượng giúp đỡ thiếu tập trung, dàn trải. Việc giúp đỡ hầu như tùy thuộc vào sự quan tâm của mỗi chức sắc nên có nơi cần được giúp thì chưa giúp, những có nơi thì được sự ưu ái thái quá của các tổ chức, cá nhân của Phật giáo, gây nên tâm tư, sự phân biệt trong người dân.

3.1.2. Một số vấn đề đặt ra đối với HĐTTXH của Công giáo ở tỉnh Kiên Giang: Kiên Giang:

Chưa có sự phối hợp giữa chức sắc và tổ chức bác ái của Giáo hội Công giáo các cấp trong tỉnh Kiên Giang với các tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là các tổ chức làm công tác xã hội như Hội Chữ thập đỏ nên kết quả chưa cao.

Nhận thức về quyền hạn và trách nhiệm của không ít chức sắc Đạo Công giáo về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng tham gia xã hội công tác xã hội và hoạt động nhân đạo từ thiện chưa đúng nên có tâm lý e ngại phối hợp với các cơ quan chức năng để nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện HĐTTXH, thậm chí có nơi, có lúc “hoạt động chui”, rất dễ bị các âm mưu, thế lực cực đoan, phản động lợi dụng lôi kéo gây nên những vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội ở địa phương.

Không có sự phối hợp trong tổ chức HĐTTXH giữa chức sắc, tổ chức Giáo hội các cấp và Ủy ban Đoàn kết Công giáo các cấp ở tỉnh Kiên Giang

nên hiệu quả chưa cao. HĐTTXH của các cấp Giáo hội Công giáo thường do tổ chức Caritas hoặc cá nhân các linh mục, tu sỹ và giáo dân thực hiện theo kế hoạch, chủ trương của Giáo hội. Ủy ban Đoàn kết Công giáo các cấp ở tỉnh Kiên Giang là tổ chức xã hội của những người theo Đạo Công giáo, nhưng chưa được Giáo hội các cấp thừa nhận nên HĐTTXH của mỗi nơi còn mang tính độc lập, chưa có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau làm cho đối tượng và hiệu quả trợ giúp không cao, thậm chí có nơi, có lúc còn bị phân biệt đối xử, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)