Hán văn Đông Kinh nghĩa thục theo Văn thơ Đông Kinh nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 28 - 30)

6. Bố cục Luận văn

1.2. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục

1.2.3. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục theo Văn thơ Đông Kinh nghĩa

nghĩa thục詩文東亩義塾

Năm 1997, Nhà xuất bản Văn hóa đã cho in cuốn Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục 詩文東亩義塾, với lời giới thuyết như sau: “Cuốn Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục này không phải là “Toàn tập” hay “Tuyển tập” mà chỉ hạn chế trong một số tài liệu mới sưu tầm được tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội. Đây chưa phải là tất cả những tài liệu về Đông Kinh nghĩa thục hiện đang lưu trữ tại Trung tâm, có thể còn có những tài liệu khác đang nằm trong hồ sơ lưu trữ của nhiều phông khác…” [Viện Viễn đông Bác cổ - Cục lưu trữ Việt Nam, 1997, tr, 5]. Hai tờ bìa có in dòng chữ Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục 詩文東亩義塾 ở giữa trang

giấy, bên trên có ghi Cục Lưu trữ nhà nước Việt Nam - Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, bên dưới có dòng chữ Nhà xuất bản Văn hóa - Cục lưu trữ Nhà nước Việt Nam - Viện Viễn đông bác cổ Pháp cùng biểu tượng riêng

của từng cơ quan. Cuốn sách ngoài 8 trang Mục lục, nội dung chính được

chia làm các phần: Phần tiếng Việt 170 trang gồm: Lời nói đầu của Nhóm biên soạn (tr, 5-6), Lời Giới thiệu của Giáo sư Đinh Xuân Lâm (tr, 7-12)

còn lại là phần dịch nghĩa trọn vẹn của Tân đính luân lý giáo khoa新訂倫 理教科 (tr, 13-43) và Quốc dân độc bản國民讀本 (tr, 46-170). Về phần

chữ Hán có 266 trang: Tân đính luân lý giáo khoa 新訂倫理教科 (76

trang), Quốc dân độc bản國民讀本(190 trang); Ngoài ra Quốc văn tập

độc (40 trang, 19 bài) và Phụ lục chữ chữ Hán (20 trang), gồm các bài Nam hải bô thần ca 南海逋臣歌, Việt Nam vong quốc nô phú越南亡國奴

賥, và Tà khí ca 邪氣歌. Dưới đây là những giới thiệu chi tiết về các cuốn sách Hán văn của Đông Kinh nghĩa thục in trong cuốn Văn thơ Đông Kinh

nghĩa thục 詩文東亩義塾:

a, Tân đính luân lý giáo khoa新訂倫理教科: Đây là cuốn sách giáo khoa quan trọng của Đông Kinh nghĩa thục lần đầu tiên được tìm thấy và công bố. Cuốn này nằm trong Hồ sơ số 2629, phòng Tòa Công sứ tỉnh Nam Định với tiêu đề: “Các bài văn đả kích và các bài nhục mạ Chính phủ bảo hộ Pháp năm 1907 - 1908”, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội (Cục lưu trữ nhà nước). Sách chữ Hán, khắc in bản gỗ, khổ 15x26, dày 72 trang, mỗi trang khoảng 8 dòng, mỗi dòng khoảng 21 chữ. Tờ bìa có ghi: Tân đính Luân lý giáo khoa 新訂倫理教科 (Sách Luân lý giáo khoa có sửa chữa), ngụ ý nội dung sách này có những điểm đổi mới so với các sách luân lý cũ. Đó cũng phù hợp với xu hướng cải cách của trường Đông Kinh nghĩa thục.

Trang 4 của cuốn sách có in hình em bé khỏe mạnh, trên vai mang một quả địa cầu màu đỏ, biểu tượng chung cho nhiều sách giáo khoa do Đông Kinh nghĩa thục ấn hành.

b, Quốc dân độc bản 國民讀本: Cuốn này hiện được lưu tại hai nơi:

- Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội (Cục lưu trữ Nhà nước): Trong hồ sơ số 56.247, Phông phủ Thống sứ Bắc kỳ có ghi tiêu đề: “Hồ sơ Đề Thám, các tài liệu chữ Hán tịch thu năm 1913”.

- Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Sách mang ký hiệu A.174, bản in khắc gỗ, 190 trang, khổ 15x26.

Sách chữ Hán, khắc in bản gỗ, khổ 15x26, gồm hai tập thượng và hạ. Tập Thượng từ mục 1 đến mục 37, tập Hạ từ mục 38 đến mục 79. Ngoài

Đại ý biên tập và Mục lục, nội dung sách gồm 79 bài soạn theo các chủ đề

khác nhau, đề cập tới nhiều vấn đề: chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục…có chú trọng đến tình hình Nhật Bản, Pháp…Tất cả đều nhằm

mục đích tuyên truyền giáo dục trong quốc dân đồng bào tinh thần yêu nước, ý thức đổi mới, tự lực, tự cường…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)