Quốc dân độc bản 國民讀本 là Hán văn tân văn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 79)

6. Bố cục Luận văn

2.4. Quốc dân độc bản 國民讀本 là Hán văn tân văn thể

Sự thay đổi về ngôn từ dẫn đến những thay đổi về mặt nội dung, biểu đạt ý nghĩa tư tưởng, Quốc dân độc bản國民讀本 đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội quan yếu của thời đại, của xã hội Việt Nam, thể hiện một loạt các tri thức về thời đại mới nên nó cũng được diễn đạt theo cách riêng, khác biệt với truyền thống. Tính phi kinh điển chứng tỏ sự khác biệt đầu tiên cần kể đến trong Quốc dân độc bản國民讀本 chính là cách thức

diễn đạt và hệ thống từ ngữ của nó mang màu sắc của bạch thoại nhiều hơn, gần gũi với cuộc sống tự bản thân nó đang diễn ra, không xa lạ với cách nói, cách biểu đạt đương thời. Không phải ngẫu nhiên ta lại gặp những kiểu cấu trúc câu ngắn gọn, biểu ý dưới dạng hiển ngôn và nhiều từ ghép trong Quốc

dân độc bản國民讀本. Có điều này vì Quốc dân độc bản 國民讀本 là cuốn sách giáo khoa dùng trong nhà trường, đối tượng hướng đến toàn thể quốc dân, được viết bởi giới sỹ phu yêu nước tiến bộ mong chấn hưng dân khí, mở mang dân trí cho nước nhà nên ngoài những nội dung tiến bộ tích cực thì cần được diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

Bởi thế, đặc điểm đầu tiên trong cách thức diễn đạt của sách Quốc dân độc bản國民讀本 chính là sử dụng các kiểu câu ngắn gọn, ý tứ biểu

đạt rõ ràng, ngôn từ hiển ngôn, ít dùng điển cố điển tích và ít trích dẫn kinh điển. Nếu để ý kỹ, ta còn thấy rằng, thay cho kiểu câu đơn thường dùng trong các cuốn sách Hán văn truyền thống, tần suất của kiểu câu trong sách

Quốc dân độc bản國民讀本 đã xuất hiện nhiều hơn, kết cấu câu có một trung tâm ngữ và một định ngữ truyền thống được thay thế cho câu có nhiều định ngữ để mở rộng ý tưởng cần diễn đạt và sức truyền tải thông tin trong câu cũng được phong phú hơn. Cách dùng ngôn từ của sách Quốc dân độc bản國民讀本 sẽ thấy rõ hệ thống từ ngữ của chúng có sự thay

đổi rất lớn so với hán văn truyền thống. Điều cần chú ý ở đây chính là ngoài những từ ngữ, thuật ngữ chính trị xã hội, khoa học kỹ thuật vay mượn phiên dịch từ ngôn ngữ nước ngoài - những từ ngữ mới, thì ở ngay trong bản thân từng từ ngữ Hán Việt của ta cũng có những thay đổi nhất định. Đó chính là sự cách tân theo xu hướng chịu ảnh hưởng của tân thư tân văn. Sự thay đổi dễ nhận thấy trước nhất khi cầm các văn bản của Đông Kinh nghĩa thục nói chung và Quốc dân độc bản 國民讀本 nói riêng là sự

thay đổi nghĩa của các từ ngữ cũ. Người Trung Quốc cũng như người Việt Nam học Kinh, Sử, Tử, Tập nên khi gặp những sự vật mới, thuật ngữ mới, tư tưởng mới, họ không thể tìm được những từ ngữ tương đồng hoặc chuẩn xác trong vốn từ của văn ngôn để chuyển nghĩa, để biểu đạt. Hơn nữa, Hán ngữ cổ đại như chúng ta đã biết vốn là một hệ thống từ vựng lấy đơn âm tiết làm nòng cốt, một chữ Hán biểu ý là một từ đơn lập, từ và tự có ranh

giới trùng khớp nhau. Đôi khi một chữ Hán cũng gồm hai từ đơn, trong đó mỗi từ đơn lại đảm nhiệm nhiều ngữ nghĩa khác nhau, nghĩa của từ đều là nghĩa khái quát và rất mơ hồ. Các học giả đã áp dụng ngay chính phương thức tư duy và quan niệm giá trị của văn hóa truyền thống, sử dụng tính tượng trưng, sự mơ hồ, tính hội ý vốn có của kiểu tư duy truyền thống, tính đơn âm tiết của Hán ngữ cổ đại, cố gắng dùng lại những từ cổ với nghĩa bóng và nghĩa mở rộng, dùng từ ngữ cũ để biểu đạt những quan niệm, khái niệm mới. Bên cạnh đó, có một thực tế là kho từ vựng của Văn ngôn đôi khi không cho phép các sỹ phu không thể chuyển tải ý nghĩa của ngôn ngữ phương Tây sang ngôn ngữ ta nên buộc họ phải dùng chính những nguyên liệu ngôn ngữ sẵn có ấy bằng cách mở rộng trường nghĩa cho nó, hình thành nên bước phát triển đột phá cho tiếng Hán.

Nguyên văn: “聚木而成林, 無木則無林, 聚卒而成軍, 無卒 則 無軍. 國之於民猶林之於木, 軍之於卒也. 借日軍敗而卒勝, 林悴而木茂, 必笑其不通矣. 然則謂國亡而民獨存者, 豈通論哉? 文明之國, 民無不視國事如己事, 國強則喜, 國弱則憂. 我國之 民都不知國家之何事, 聞人談國事則掩耳而徒, 日此國家事, 何 與於我, 吁是何言也. 試思前日沐祖國之厚恩, 同種同族交相 敬愛, 安居樂業, 歌詠太平何如也 ? 自受治於強令之下, 凌虐 慘無人理, 加以生理日難危機交迫 . 外人甚有訴我為檻獸, 目 我為黑蠻相食之民族. 奇詬異辱無所不至. 如此而日恥, 將必 刀及其頸, 唾及其面而後為恥耶? 嗚呼憂莫憂於國亡, 悲莫悲 於身辱. 我既生南國土, 為南國之民. 脑中惟有南國, 目中惟有 南國, 俾我國日進於文明為國家計即為一身計耳 ”.

Nghĩa là: “Hợp cây lại thành rừng, không có cây thì không có rừng. Lính hợp lại thì thành quân. Nước với dân như rừng với cây, quân với lính. Nói quân thua mà lính thắng, rừng xác xơ mà cây cối tốt tươi thì phải bật cười vì không thông. Cho nên nói nước mất mà dân còn thì không được.

Nước văn minh thì dân xem việc nước như việc nhà. Nước mạnh thì dân mừng, nước yếu thì dân lo. Dân nước ta không biết nước là gì, nghe ai bàn tán đến việc nước thì bịt lỗ tai bỏ chạy và cho rằng việc của nước không can hệ gì đến tôi. Ôi, nói thế mà nghe được sao? Thử nghĩ mà xem, trước kia được tắm gội ơn sâu của tổ quốc, người đồng chủng đồng tong thương yêu nhau, kính trọng nhau, an cư lạc nghiệp, ca vịnh cảnh thái bình thịnh trị, vui nào vui hơn. Từ khi kẻ cường quyền cai trị, họ trói buộc ta, lăng nhục ta, vô nhân đạo biết nhường nào. Lại thêm đời sống ngày một gian khổ, nguy cơ chồng chất. Người nước ngoài có kẻ cho ta là bầy thú trong chuồng, là giống mọi rợ ăn thịt lẫn nhau. Chúng chê bai, nhục mạ dân ta đủ điều. Như thế mà không xấu hổ chăng? Có lẽ nào khi dao kề cổ, nước bọt nhổ vào mặt mới thấy thế nào là nhục nhã. Than ôi! Lo không lo gì hơn nước mất, buồn không buồn gì bằng thân mang nỗi nhục. Ta đã sinh ra trên đất nước Việt Nam, là người dân nước Nam, trong trí óc ta chỉ có nước Nam, dưới con mắt ta cũng chỉ có nước Nam. Hãy làm cho nước Nam ngày càng văn minh, kế ấy là kế của nước cũng là kế của bản thân ta vậy”.

Từ nội dung cho đến cách diễn đạt, Hán văn Quốc dân độc bản國 民讀本 đều chứng tỏ có sự ảnh hưởng lớn của Tân thư, Tân văn. Quốc

dân độc bản國民讀本 một lần nữa cho thấy sự đổi mới trong tư duy hành

động cũng như tư duy sáng tạo của các nhà Đông Kinh Nghĩa thục. Sự đổi mới đó không phải là ý muốn chủ quan của một người hay một nhóm người, mà nó là xu thế tất yếu của một cuốn sách giáo khoa biên soạn cho quần chúng trong thời đại mới với những yêu cầu thách thức mới.

Tính Hán văn tân văn thể trong Quốc dân độc bản國民讀本 còn thể hiện ở hệ những vấn đề mà sách phản ánh. Trong năm hệ vấn đề lớn, với 79 hạng mục nhưng đều là những vấn đề cấp thiết của quốc dân, đất nước trong thời đại mới. Những đề tài, nội dung về quân - thần, phụ - tử, phu - phụ cho đến những triết lý cao siêu như đạo trời, tam tài, quỷ thần, vũ

trụ, lễ nghi chỉ được đề cập với dụng ý phê phán hoặc làm nền cho vấn đề khác. Ngược lại những vấn đề mới mẻ như chính thể, thuế khóa, ngân hàng, séc lần đầu tiên được nhắc đến trong sách Quốc dân độc bản國民讀本.

Điều cần nói ở đây đó là các nhà Đông Kinh nghĩa thục đã vô cùng duy tân và tiến bộ khi đưa những vấn đề đó vào cuốn sách giáo dục cho quốc dân. Bởi chính những điều mới mẻ của cuộc sống hiện đại trên không phải nhà trí thức Việt Nam nào trong bối cảnh đó cũng được cập nhật và sẵn sàng cập nhật. Trang bị cho quốc dân hiện đại những tri thức chưa từng có trong bất kỳ cuốn sách nào từng xuất hiện ở Việt Nam cũng chính là sự đột phá trong chính cách nghĩ cách làm của các nhà Đông Kinh nghĩa thục.

2.5. Hán văn Quốc dân độc bản 國民讀本 là Hán văn mở mang

văn hóa.

Những thuật ngữ, từ ngữ chính trị - xã hội - khoa học kỹ thuật hiện đại của tiếng Việt hiện nay cũng có nguồn gốc từ vồn từ Hán Việt. Vốn từ vựng nguồn gốc Hán Việt đã đi vào tiếng Việt như thế nào? Vốn từ này đi vào tiếng Việt qua chính cách dùng chữ Hán. Văn bản Hán văn Việt Nam trở thành cầu nối trung chuyển để các vốn từ ấy đi sâu vào tiếng Việt và trở thành một bộ phận cốt yếu của tiếng Việt.

Nói về hệ thống từ ngữ chính trị xã hội sử dụng trong Hán văn Đông Kinh nghĩa thục nói chung và sách Quốc dân độc bản國民讀本 nói riêng, từ xưa đến nay đã được giới nghiên cứu Hán Nôm cũng như các nhà ngôn ngữ học đề cập đến. Tác giả Lê Quang Thiêm trong Mấy vấn đề ngôn ngữ

văn bản Đông Kinh nghĩa thục đã có những thống kê rất giá trị như sau:

“Quan sát vốn từ ngữ trong giai đoạn này mà cụ thể ở đây diễn ngôn Đông Kinh nghĩa thục là một bộ phận cho thấy một lớp từ ngữ chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau...Thứ tự tỉ lệ từ ngữ các ngành nghề như sau:

chính trị xã hội 20%, kinh tế 10%, văn hóa giáo dục 8%...”. [Lê Quang Thiêm, 2001, tr. 33].

Quốc dân độc bản 國民讀本 đề cập đến nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm như chính trị, văn hóa xã hội và các tri thức về khoa học nên nó có những vốn từ, thuật ngữ chính trị - xã hội - khoa học hiện đại khá phong phú. Những tri thức đó chưa từng được báo chí, sách vở nào ở Việt Nam thời kỳ đó biên soạn, lưu hành và đặc biệt là hướng đến giáo dục cho tầng lớp nhân dân, do đó tính chất mở mang, đổi mới văn hóa, tri thức của nó rất lớn. Từ vựng chính trị xã hội là bộ phận các đơn vị từ vựng (từ và ngữ) đánh dấu biểu thị những hiện tượng, khái niệm, sự kiện xã hội chính trị. Ta có thể liệt kê ra đây những từ ngữ chính trị xã hội đã gặp trong

Quốc dân độc bản國民讀本 như: Quốc dân 國民, giáo dục 教育, quả

cảm 果敢, đạo đức 道德, phát minh 發明, tương quan 相關, xã hội 社 會, quốc gia 國家, chức phận 職分, tự trị 自治, chính sự 政事, chính

phủ 政府, tiểu học 小學, chuyên môn 傳門, giáo sư 教師, chính thể 政 體, quan chế 關制, quân chính 君政 , pháp luật 法律, giao thông 交通,

cảnh sát 警察, dân chính 民政, tông giáo 宗教, cơ sở 基礎, nhân loại 人 類, tự nhiên 自然, cách trí 格致, thế giới 世界, đoàn kết 團結, đoàn tụ 團聚, học thuật 學術, bình đẳng 平等, thất nghiệp 事業, đại học đường 大學 堂, công ích 公益, cơ quan 機關, bại lộ 敗露, cộng đồng 共同, sản nghiệp 產業, học đường 學堂, công sở 共所, khởi điểm 起點, thuộc địa屬地, thực dân 植民, văn minh文民, dã man 野蠻, cơ thể 機體,

chính trị 政治, văn học 文學, khai hóa 開化, tiến hóa 進化, hôn nhân

婚 姻, chủ nhân ông 主人翁, bế quan 閉 關, luân lý 倫理, lập hiến 立 獻, nghị viện 議院, tổng thống 總統, cộng hòa 共和, cộng hòa quốc 共 和國 , chuyên chế 專制, hành chính 行政, nội các 內閣, tổng lý 總理, tư pháp 私法, ngoại vụ 外務, nội vụ 內務, lục quân 六軍, giám đốc 監 督, quản lý 管理, quốc nghị hội (quốc hội) 國議會, tuyển cử 選舉,

quyền lợi 權利, trách nhiệm 責任, quý tộc 貴族, chấp chính 執政, an

phận 安分, tư tưởng 思想, vạn quốc (thế giới) 萬國, biến chính 變政,

tính tình 性情, nghĩa vụ 義務, chức phận 責分, hợp pháp 合法, tông chỉ 宗指, công lý 公理, vệ sinh 衛生, sản nghiệp 產業, lịch sử 歷史, địa lý

地理, thiên văn 天文, động vật 動務 , thực vật 植物, khoáng học 礦學,

địa học 地 學, hóa học 化學, số học 數學, công nghệ 工藝, tài sản 財產, hộ khẩu 戶口, phổ thông 普通, thông hành 通行, hàng hải 航海, cai

quản 該管, đế quốc 帝國, ứng dụng 應用, kỹ nghệ 技藝, thiết yếu 設要,

sư phạm 師范, công nghiệp 公業, nông nghiệp農業, thương nghiệp 商 業, y học 醫學, bảo hộ 保護, gia đình 家庭, đồng loại同類, công chúng 公從, sinh tồn 生存, mậu dịch 貿易, tiến bộ 進步, trình độ 程度, cực

điểm 機 點, địa cầu 地球, quan hệ 關係, khuyết điểm 缺點, chế tạo 制 造, sinh lý 生理, nguy cơ 危機, bảo thủ 保守, tự do 自由, mưu sinh 謀 生, nhẫn nại 忍耐, độc lập 獨立, ưu điểm 優點, thân nhiệt 身熱, ôn

nhiệt 溫熱, ôn hòa 溫和, hải khẩu 海口, nhân dân 人民, quy mô 規模,

tự lập 自立, chiến thắng 戰勝, hoàn toàn 還全, khảng khái 慷慨, hình

ảnh 形影, an phận 安分, cải lương 改良, dân trí 民智, cơ khí 機器, điện

lực 電力, xâm lược 侵略, gia đình 家庭, nhân sinh 人生, hỏa khí 火器,

thiên tai 天災, vệ sinh 衛生, chuyên chế 專制, dân chủ 民主, chính thể 整體, quyền lợi 權利, chức phận 職分, tự hợp lực 自合分, tầm thường

尋常, đại học 大學, thương trường 商場, binh bị 兵被, chế độ 制度, giám đốc 監督, quản lý 管理, tư tưởng 思想 ...

Tuyệt đại đa số những từ ngữ, thuật ngữ chính trị xã hội trong sách

Quốc dân độc bản 國民讀本 đã đi vào tiếng Việt và dần dần trở thành một bộ phận gắn kết chặt chẽ trong tiếng Việt, được người Việt dùng nhiều trong cuộc sống cũng như trong các văn bản hành chính. Nó chỉ khác với hệ thống các từ ngữ chính trị xã hội và thuật ngữ khoa học kỹ thuật hiện nay là nó được viết bằng chữ Hán. Sau khi bãi bỏ chữ Hán, người ta đã

chuyển tự nó ra chữ quốc ngữ và trở thành những thuật ngữ được sử dụng một cách rộng rãi, phổ thông. Có thể nói đây là tiền thân của hệ thống thuật ngữ khoa học - chính trị hiện đại của tiếng Việt ngày nay.

Thực tế thì vốn từ, thuật ngữ chính trị - xã hội - khoa học hiện đại của các nước Đông Á về cơ bản cũng được xây dựng vào giai đoạn này. Do đặc thù của các nền văn hóa, điều kiện kinh tế, trình độ tri thức khác nhau mà tạo nên nét đặc trưng ngôn ngữ của mỗi nước, nhưng nhìn chung, chúng đều được xây dựng trên cơ sở chữ Hán, đều mượn, dẫn, trích từ hệ thống các sách kinh điển để dùng và diễn đạt theo nghĩa mới. Theo các nghiên cứu hiện nay cho thấy: rất nhiều từ ngữ, thuật ngữ chính trị hiện đại của các nước đồng văn Đông Á giống nhau vì thời điểm ra đời của chúng có nhiều điểm chung. Như ở tiếng Hán, vốn từ mới của nó du nhập vào bằng cách dịch sách báo và nhu cầu học ngoại ngữ. Sự du nhập các ngôn ngữ mới này đi theo hai hướng chính, đó là: theo hướng từ đông sang (từ nước Nhật Bản) và hướng từ phía tây tới (từ các nước châu Âu), trong đó sự tiếp xúc và du nhập theo hướng từ tiếng Nhật vào thường dễ được chấp nhận hơn. Bởi lẽ người Nhật đã dùng những chữ sẵn có trong sách cổ để dịch các khái niệm mới, thuật ngữ mới, nên có khả năng truyền tải được những nội dung, yêu cầu mới của cuộc sống hiện đại như: phạm trù 範疇, kinh tế 經濟, văn

hóa文化, bình giá 平價, bối cảnh 背景, cách mạng 革命, cán bộ 幹部,

cán sự 幹事, cảnh sát 警察, cao trào 高嘲, chi bộ 枝部, chính đảng 政 黨, công dân 公民, cơ quan 機關, đặc vụ 特務, độc tài 獨採, giải phóng

解放, giám định 監定, hàng không 航空, hiến binh 憲兵, hiến pháp 憲 法, hiệp định 洽定, kháng nghị 康議, lập hiến 立獻, lý tưởng 理想, mục tiêu 目標, lập trường 立場, nghị viện 議院, phán quyết 判絕, phản động

叛動, quốc tế 國際, quốc thể 國體, quyền hạn權限, tập đoàn 集團, tập trung 集中, thẩm phán 審判, thế kỷ 世機, thi công 施工, thị trưởng 市

長, thiếu úy 少尉, thời sự 時事, thực nghiệp 實業, tình báo 情報, tuyên

truyền 宣傳, tuyên chiến 宣戰...

Ngoài ra, vốn từ của ngôn ngữ các nước châu Âu vào tiếng Hán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)