Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn đổi mới, cách tân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 55 - 58)

6. Bố cục Luận văn

1.4. Một số đặc trƣng của Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục

1.4.6. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn đổi mới, cách tân

tân ngữ pháp

Do ảnh hưởng từ Tân thư, Tân văn, Hán văn Đông Kinh nghĩa thục tạo nên những sự đổi mới cho Hán văn Việt Nam không chỉ về mặt nội dung tư tưởng, ở ý nghĩa truyền bá mở mang văn hóa, giáo dục, cổ vũ động viên dân khí, dân trí mà còn thể hiện sự cách tân cả về phương diện từ vựng và ngữ pháp. Từ những từ ngữ vốn có trong kho từ vựng truyền thống, các nhà Đông Kinh nghĩa thục đã dựa theo tinh thần cách tân của Tân thư Tân văn, từng bước mở rộng ngữ nghĩa của từ ngữ cũ, thay đổi ngữ nghĩa của từ ngữ cũ cho đến cả chuyển dịch, sáng tạo ra những từ ngữ mới. Sự thay đổi cách tân của bộ phận từ ngữ còn kéo theo sự biến đổi về cấu tạo ngữ pháp trong câu. Họ đã vận dụng ngữ pháp của nước ngoài như: mở rộng thành phần câu, vận dụng danh từ chỉ hành động và dùng nhiều câu phức, câu ghép. Ta có thể so sánh và nhận thấy sự khác biệt giữa Hán văn Đông Kinh nghĩa thục và Hán văn truyền thống ngay cả ở cách đặt tên nhan đề. Ở Hán văn Đông Kinh nghĩa thục, nhan đề bài viết đã có sự bao hàm và giới thuyết cho nội dung nó sẽ trình bày, ví dụ trong Văn minh tân học sách文 明新學策 có một bài viết lấy tựa đề là: Thỉnh khán Cao-ly vong quốc chi

thảm trạng請看高離亡國之慘状, hay Tân đính luân lý giáo khoa thư

điển) lại chủ yếu dùng các câu đơn và những từ đơn âm tiết là chính. Sau đây chúng ta sẽ trích từ Tân đính luân lý giáo khoa thư 新訂倫理教科書

để minh họa cho nét đặc trưng ấy.

Tân đính luân lý giáo khoa thư 新訂倫理教科書 có đoạn sau:

Nguyên văn: 我南自開闢以來, 別成一國. 歷代相承, 皆行專

制政體. 百姓對於國如傻, 然不知位置若何, 職分若何, 民氣不 振. 故國勢愈弱. 今處竞爭劇烈之世界, 必思聯合團體, 公定憲 法而恪盡義務以保守其祖國 . [Phạm Tư Trực, tr. 14].

Nghĩa là: “Nước Nam ta từ khi khai phá, mở mang đến nay, đã là một nước riêng biệt, trải qua nhiều đời nối tiếp nhau, đều thi hành chính thể chuyên chế. Trăm họ đối với nước chỉ là con rối, không biết vị trí của mình ở đâu, chức phận của mình ra sao, dân khí không chút phấn chấn. Cho nên, thế nước ngày càng suy yếu. Ngày nay, sống trong thế giới ngày càng cạnh tranh kịch liệt, ta phải nghĩ đến liên hiệp các đoàn thể, cùng nhau định ra hiến pháp mà vui vẻ làm tròn nghĩa vụ của quốc dân để bảo vệ non sông đất nước”. [Viện Viễn Đông Bác cổ - Cục lưu trữ Việt Nam, tr. 18].

Việc sử dụng cấu trúc mới, ngôn từ mới và mở rộng thành phần trong câu của các nhà Đông Kinh nghĩa thục không chỉ làm câu văn, mạch văn dễ đọc dễ hiểu, sát nghĩa hơn mà còn tạo ra sức chứa dung lượng thông tin trong từng câu văn. Nó thể hiện bước tiến về mặt tư duy logic của người hiện đại trước cuộc sống mới, trước những nhu cầu biểu đạt mới, góp phần thúc đẩy cho ngôn ngữ và các hoạt động sử dụng ngôn ngữ phát triển.

Hình ảnh người thiếu niên nâng trên vai quả địa cầu với một tinh thần hồ hởi, mắt nhìn xa là biểu tượng cho các ấn phẩm của Đông Kinh Nghĩa thục.

Tiểu kết Chƣơng 1

Đông Kinh nghĩa thục là một phong trào hoạt động dưới hình thức của một nhà trường vì nghĩa, hoạt động công khai hợp pháp, để giáo dục cho nhân dân lòng yêu nước, thương nòi và trách nhiệm của mỗi người dân trước thực cảnh của đất nước. Trường đã sử dụng các sách Hán văn để làm tài liệu giảng dạy, tuyên truyền cho các hoạt động của mình, nhằm nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. Hán văn do các nhà Đông Kinh nghĩa thục viết mang đầy đủ những đặc trưng: là Hán văn của nhà trường, Hán văn phi kinh điển, Hán văn thời vụ, khải mông tư tưởng và thể hiện sự đổi mới, cách tân nhất định về phong cách cũng như từ ngữ, ngữ pháp. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục thực sự là Hán văn mở mang văn hóa đặt trong bối cảnh đương thời vẫn dùng văn ngôn chữ Hán. Tất cả những chức năng nổi bật trên của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục đều được thể hiện trong những sách Hán văn của trường, trong đó Quốc dân độc bản國民讀本 là tác

phẩm Hán văn tiêu biểu nhất. Ở chương sau, chúng tôi sẽ đi vào phân tích

Quốc dân độc bản 國民讀本 theo những tiêu chí chung về đặc trưng

phong cách, chức năng của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục như đã nêu ở chương 1, nhằm làm nổi bật sự tiêu biểu của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục - giai đoạn Hán văn Việt Nam thời cận đại trong một tác phẩm Hán văn cụ thể và điển hình.

CHƢƠNG 2

HÁN VĂN ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC QUA

QUỐC DÂN ĐỘC BẢN國民讀本

Nếu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là nói chung là Hán văn giáo dục, Hán văn phi kinh điển, Hán văn mở mang văn hóa đầu thế kỷ XX thì

Quốc dân độc bản國民讀本 được xem như là văn bản thể hiện khá đầy đủ những đặc điểm nói trên của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục. Dưới đây chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu Quốc dân độc bản國民讀本 theo các tiêu điểm và đặc trưng của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục, để qua đó có thể thấy rằng Quốc dân độc bản như là một đại diện tiêu biểu nhất cho Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục cả về phương diện nội dung cũng như về phương diện diễn đạt ngôn từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)