6. Bố cục Luận văn
1.4. Một số đặc trƣng của Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục
1.4.4. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn thời vụ
Tính thời vụ của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục thể hiện ở chính những vấn đề nó quan tâm, đề cập và giải quyết, như khai dân chí, chấn hưng dân khí, thực dân tài, phục vụ sự nghiệp bảo chủng, tôn chủng trong điều kiện phải sống dưới chính quyền thực dân. Các nhà Đông Kinh đã không ngần ngại khi đề cập từ những vấn đề nhỏ nhặt như: vệ sinh thân thể, mở mang tri thức cho đến những vấn đề lớn lao như chấn hưng công nghệ, mở tòa báo, nạp thuế, binh dịch, bầu cử nghị viện trong sự cho phép của chính quyền thực dân.
Tân đính Luân lý giáo khoa thư 新訂倫理教科書 là cuốn sách là
một cuốn sách được viết ra với ngụ ý nội dung sách này có những điểm sửa chữa đổi mới so với sách luân lý cũ. Điều này cũng phù hợp với xu hướng đổi mới của Đông Kinh nghĩa thục. Cuốn sách có 7 chương, gồm 26 bài với những chủ đề khác nhau, nhưng cùng một mục đích là giáo dục tuyên truyền đạo đức cho quốc dân trong thời đại mới, những ứng xử của người dân trước bối cảnh mới và đi tới khẳng định vai trò của việc truyền dạy luân lý trong nhà trường nói chung, trong sách vở nói riêng. Mở đầu cuốn sách tác giả viết:
Nguyên văn: “普通各科無一非要也, 而倫理其尤誠. 國體
進世運之責. 倘品行不修,則各種教科盡成無用”. [Viện Viễn đông Bác cổ - Cục lưu trữ Việt Nam, 1997, tr. 4].
Nghĩa là: Phổ thông các khoa vô nhất phi yếu dã, nhi luân lý kỳ vưu thành. Quốc thể chi tinh hoa, giáo dục chi uyên nguyên dã. Thanh niên tử đệ nhật lập thế, tương hữu tử kiên quốc vụ đạo tiến thế vận chi trách. Thượng phẩm hạnh bất tu, tắc các chủng giáo khoa tận thành vô dụng - Nghĩa là: “Các môn học phổ thông không môn nào là không cần thiết. Môn luân lý lại càng quan trọng, bởi vì nó là tinh hoa của quốc thể, nguồn gốc của giáo dục. Con em thanh niên ngày sau vào đời, tất đảm đang việc nước, có trách nhiệm với thế cuộc, nếu không trau dồi phẩm hạnh thì tất cả các loại sách giáo khoa đều trở nên vô dụng hết”). [Viện Viễn đông Bác cổ -
Cục lưu trữ Việt Nam, tr. 14]. Sau khi khẳng định rõ tại sao phải “tiên học
lễ, hậu học văn”, tác giả đi sâu trình bày, giải thích các vấn đề: Trung hiếu, Quốc thể, Nước, Tôn vua, Yêu nước, Tuân theo pháp luật, Binh dịch, Nạp thuế, Bầu cử nghị viện, Giáo dục con cái, Gia tộc, Vợ chồng, Cha con, Anh em, Bản thân, Vệ sinh, Mở mang trí thức, Trau dồi đạo đức, Tôn trọng thầy học, kính trọng người trên, Kết bạn, Công nghĩa, Lòng bác ái, Động vật, Thực vật...Ngoài ra ở mục Giáo dục con cái (mục 7), tác giả cũng phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của các bậc làm cha làm mẹ quan tâm đến việc giáo dục nhân cách và học hành của con cái, cũng như những ý tưởng để đổi mới và xây dựng nền giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên môn:
Nguyên văn: “凡人莫不愛其子女, 既愛之必教育之, 而令可 立於世亦父母常. 雖然父母之教育子女,其注意當不專在 是,盖是亦對義務之一。國民既為立國原質之一,則一人一 身,賢愚邪正其影 嚮直及於國世之。為父母者為一人一 身計 固當教育子女, 為其子女即立國一原質. 茍欲已國益富彊則更 當教育子女, 夫是之謂國民教育. 國民教育者常視其國風俗習 尚往史政體之異同 而其揆不一 然在我國即當已我國教育程
度為準, 已完其國民之資格. 此乃所謂普通教育至專門, 各學 科又貴視其性之近 ,各從所好可也”. [Phạm Tư Trực, tr. 23].
Nghĩa là: “Phàm là người không ai không yêu thương con cái cả. Đã yêu thương thì phải giáo dục để chúng có thể sống với đời, đó là lẽ thường tình của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên cha mẹ giáo dục con cái lại không chú ý đến điểm ấy, đó cũng là một nghĩa vụ đối với đất nước. Quốc dân là một yếu tố cơ bản để lập nước, vậy thì một con người hiền ngu, tà chính ra sao, đều ảnh hưởng trực tiếp đến nước. Người làm cha làm mẹ, vì lợi ích riêng của mình cố nhiên phải giáo dục con cái, mà con cái lại là yếu tố cơ bản lập thành nước. Vậy nếu muốn nước phú cường thì càng phải giáo dục con cái. Đó là giáo dục quốc dân. Giáo dục quốc dân thường phải tùy theo phong tục, tập quán, lịch sử, chính thể từng nước nên không giống nhau. Ở nước ta phải lấy trình độ giáo dục của nước ta làm chuẩn mà hoàn thiện tư cách của quốc dân ta. Đó là giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên môn. Lại còn phải coi trọng tính cách và sở thích của từng người nữa”. [Viện Viễn Đông Bác cổ - Cục lưu trữ Việt Nam, 1997, tr. 21].
Tác giả Nam quốc địa dư 南國地輿 cũng vô cùng nhiệt huyết khi
nói về việc cấp thiết phải đưa môn địa dư vào trong nhà trường để giáo dục quốc dân. Vì việc học tập giảng dạy môn địa dư chính là cách phổ cập cho quốc dân những tri thức quan trọng về đất nước để họ nâng cao tầm hiểu biết và lòng yêu nước tự hào dân tộc:
Nguyên văn: “嗚呼哀哉! 我國民其猶有血性者乎? 其猶有
愛國思想者乎? 吾有一言, 敬告諸同胞曰 : 人不可不自愛其國,. 自愛國則不可不知其國之疆域 , 形勢 , 區畫 , 風俗 , 政治 , 氣 候 , 土宜 , 則請自讀本國地輿 ” . [Lương Trúc Đàm, VHv 173, tr. 3]. Nghĩa là: “Than ôi, thương thay! Dân nước ta còn ai có tâm huyết nữa hay không? Còn ai có lòng yêu nước nữa hay không? Tôi có một lời
kính cáo đồng bào: “Người nước ta không thể không yêu nước mình. Muốn yêu nước không thể không biết cương vực, hình thể, phân khu, phong tục, chính trị, khí hậu, thổ nghi của nước mình….và muốn thế, trước hết xin hãy đọc địa dư nước mình”. [Chương Thâu, 1982, tr. 3 - 4].
Các nhà Đông Kinh bên cạnh những chủ trương đổi mới, cải cách để xây dựng một nền giáo dục mang tính quốc dân còn nhận thấy ở nền học cũ, sách vở cũ những điều bất cập và nguy cơ gây tổn hại cho người học nếu cứ tiếp tục theo đuổi những điều phi lý xa dời ấy.
Nguyên văn: “夫北書所記者北事, 既與我國不甚相關. 而宋
明諸儒所稱羽翼聖經者, 類如淺說, 存疑, 訂疑, 爽心, 蒙引, 經 按以試帖策略注洋評論諸大家. 不過操八戈互相評駁, 佯問佯 對, 從以亂人聰明, 勞人記诵而已矣”. [Văn minh tân học sách, A.566, tr. 6].
Nghĩa là: “Sách Tàu chép chuyện Tàu, đã không quan hệ gì với ta cho lắm, rồi đến những thứ mà các tiên Nho đời Tống, đời Minh vẫn gọi là vây cánh cho kinh điển thánh hiền, đại loại như các tập Thiển thuyết, Tồn nghi, Đính nghi, Sảng tâm, Mông dẫn, Kinh án cho đến Thí thiếp, Sách lược đầy rẫy những lời bàn luận của các đại gia, thì cũng chẳng khác gì bọn
múa giáo trong buồng, lục đục bác bẻ lẫn nhau, bịa ra câu hỏi rồi lại bịa ra lời đáp, chỉ tổ làm cho rối tai rối mắt người ta và nhọc nhằn cho kẻ học phải ghi nhớ mà thôi”. [Chương Thâu, 1982, tr. 113] .
Đó thực chất là cái học làm cho người ta càng ngày càng quên đi thực tại, chẳng giúp ích gì cho cuộc sống của chính mình trong buổi giao thời Âu Á, trong cuộc cạnh tranh hoàn hải, ưu thắng liệt bại. Nó là cái học không có tính thiết thực, không thể đem vào thực tế mà áp dụng, thực hành. Nhưng do khoa cử vẫn được giữ lại nên cái học đó càng trở nên độc tôn, để rồi chính cái học ấy đã tiêu tốn không biết bao nhiêu năm tháng tuổi trẻ của
con người, bao nhiêu sức lực tuổi trẻ, bao nhiêu tiền của của người theo học đều dốc vào đây. Lên án cái học ấy, các nhà Đông Kinh Nghĩa thục nhận thấy:
Nguyên văn: “人生無期頤之壽齡,而有用精神,全為充
棟,汗牛所麼敝,人世有關係之義務,而有用才智,半為攢 蜂,飽蠹所消磨。然則書籍其可勿校正乎”? [Văn minh tân học
sách, A.566, tr. 6].
Nghĩa là: “Người đời mấy khi sống được trăm năm, thế mà dốc hết tinh thần hữu dụng đem giam vào đống sách dày ngất nóc. Đời người còn có những nghĩa vụ phải làm, thế mà nửa phần cái tài trí vô cùng lại bị hao mòn vào chồng giấy mọt đục mối ăn. Vậy sách vở há lẽ không nên đem ra hiệu đính lại sao”?
Như vậy, các cuốn sách Hán văn của Đông Kinh nghĩa thục về cơ bản đều thuộc phạm trù Hán văn nhà trường, được soạn ra để góp phần mở mang dân trí, nhằm dẫn đường chỉ lối để người học hiểu rõ về những điều thiết thực nhất trong cuộc sống của chính mình; những vấn đề của đất nước, cộng đồng và xã hội đang đặt ra trước yêu cầu của thời đại mới. Những cuốn sách Hán văn trên không chỉ nói lên tư tưởng tiến bộ của tầng lớp nho sỹ mang tinh thần “tân học” đương thời mà nó còn đặt nền móng cho việc xây dựng nền giáo dục mang tính cộng đồng cao. Sự hòa quyện giữa nhiệt huyết của người cầm bút với những tư tưởng hoài bão làm cuộc cải cách đã tạo nên sức lôi cuốn hấp dẫn của tác phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục, đồng thời còn thể hiện rõ sự khác biệt về nội dung cũng như văn phong so với giai đoạn Hán văn trước đó, chứng tỏ sự nhập thế của mảng Hán văn theo lối tân văn thể những năm đầu thế kỷ XX.
Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục đã xác định rõ tính thiết thực và tầm quan trọng của việc mở mang dân trí. Bởi vì: “Người ta không phải sinh ra đã hiểu được cái lý của sự vật. Tất nhiên phải nhờ vào học lực. Nước ta triều Minh Mạng trong Huấn dụ có nói: “Học là để làm người, cho nên
trong thiên hạ không ai là không phải học, cũng không thể không ngày nào không học. Mà học là học cái đúng, để khi lạc vào ngõ tắt, còn có thể trở về với chính đạo”. Ở Nhật Bản, thời Minh Trị cũng ra một sắc dụ nói: “Phải ra sức học tập, tu nghiệp để mở mang trí năng, rèn luyện đạo đức”. [Viện Viễn Đông bác cổ - Cục lưu trữ Việt Nam, tr. 30].
Nguyên văn: “事物之理人非生而知之, 故必賴學之力者. 我
朝明命訓條有曰: 學者所以學為人, 故天下不可一人無學亦不 可一日無學, 而其所學不可不正. 苟不或於他岐方能歸於正 道。日本明治敕語曰:修學習業以啟發知能成就德器 ”. [Phạm Tư Trực, tr. 40].
Hán văn Đông Kinh nghĩa thục đã thể hiện được vai trò và chức năng của Hán văn thời đại mới: phán ánh và thể hiện những xu thế, những nguyện vọng và những hiện tượng mới của thời đại; có khả năng tác động và định hướng hiện thực, làm cho hiện thực có những biến đổi ngày một tốt đẹp hơn. Những chức năng này thường là chức năng nổi bật của báo chí, nhưng Hán văn Đông Kinh nghĩa thục, bằng ngôn từ và phong cách viết đặc trưng của mình không chỉ nêu lên những vấn đề bức thiết của cuộc sống thực tại mà còn đề ra phương cách giải quyết đầy tiến bộ và cách mạng cho những vấn đề đó.
1.4.5 Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn phi kinh điển, Hán văn sử Việt
Tính chất "phi kinh điển" là Hán văn ít sử dụng, ít trích dẫn cũng như ít mượn ý tứ trong sách sử xưa. Sở dĩ nói Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn phi điển một mặt vì nó phản ánh những vấn đề mang tính thời vụ, mặt khác trong các văn bản Hán văn của Đông Kinh nghĩa thục, tần suất xuất hiện của các điển tích, điển cố từ sách sử xưa chỉ chiếm số lượng nhỏ. Nếu có dẫn kinh điển cũng nhằm mục đích làm sáng tỏ và sinh động thêm
cho các vấn đề mang tính thời vụ như đã trình bày ở trên. Bù lại cho sự ít dùng điển cố từ sách sử xưa của Trung Quốc, các tác gia Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục lại dẫn các tấm gương từ quốc sử. Danh sách những bộ sách về quốc sử trên đây đã được nêu ra đã minh chứng cho tinh thần đó. Điều này còn có thể là điểm cho sự khác biệt của Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục với ngay cả Hán văn Việt Nam các giai đoạn trước đó. Để thấy rõ tính phi kinh điển của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục, chúng tôi sẽ so sánh hai đoạn văn sau:
Đoạn 1: Trích trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn諭諸裨將檄文 của Trần Quốc Tuấn, một trong những áng văn nghị luận tiêu biểu cho Hán văn Lí - Trần, giai đoạn Hán văn cổ điển bậc nhất của Hán văn Việt Nam:
Nguyên văn: “予嘗聞之: 紀信以身代死而脫高帝. 由于以
背受戈而敝昭王. 預讓吞炭而復主讎. 申蒯斷臂而赴國難. 敬德 一小生也 , 身翼太宗而得免世充之圍. 杲卿一遠臣也, 口骂祿 山而不從逆賊之計. 自古忠神義士以身殉國何代無之”. [Phạm Văn Khoái, 2006, tr. 95].
Nghĩa là: Ta thường nghe: Kỷ Tín đem thân chết thay mà Cao Đế thoát nạn. Do Vu quay lưng chịu giáo để che cho Chiêu Vương. Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ. Thân Khoái chặt cánh tay để cứu nạn nước. Kính Đức chỉ là một học trò, mà giúp Thái Tông thoát khỏi vòng vây của Thế Sung. Cảo Khanh là kẻ bề tôi xa mà dám mắng chửi An Lộc Sơn, nhất quyết không chịu theo giặc. Từ cổ chí kim, các bậc trung thần nghĩa sĩ quên thân vì nước đời nào chẳng có). Đoạn văn rất hùng hồn nhưng tất cả các gương trung thần nghĩa sĩ đem thân mình vì nước, đời nào cũng có nhưng tất cả họ đều là người Trung Quốc xa xôi. Họ không phải là người Việt Nam. Tất cả đó đều là "cổ tiên chi sự". Chính điều này đã hạn chế mức độ tuyên truyền, khiến cho người nghe " nghi tín tương bán - nửa tin nửa ngờ" như chính Hưng Đạo vương đã nói trong lời hịch. Còn trong
Nam Quốc địa dư 南國地輿 của Lương Trúc Đàm, mục Nhân vật 人物 . khi nói về gương trong lịch sử thì chỉ dẫn gương người Việt Nam.
Nguyên văn: “我國居亞洲熱帶之南, 海河籠秀, 山岳鍾英, 自雄貉以降英雄英雌之傑出者, 代有其人試觕舉而屢述之. 吳 權 出於唐林(屬山西) 破南漢而波帖白滕 (屬廣安 ) . 興道出於 山南 (南定) 殺韃靼而名傳萬劫. 丁先黃花閭之奇童也 , 盧旗一 指而 十二 使君之亂以平 . 黎太祖藍山 (屡乂安) 之匹夫也, 神 劍一氂 而數萬朱明之師以退. 輔黎 而成平吳之功者蕊溪阮廌 也 . 仕東 阿而佞臣之魄者青池朱安也 … 皆男界中之表表 . 二 徵出於峰 洲 (即永祥府 ) 逐蘇定而略定嶺表. 趙嫗出於清化 , 拒北寇而幾 復江山以其夫之為國 ... 北寧段氏點之能文而吟詠 之詞 尚傳 …皆女界中之卓卓者也 ”. [Lương Trúc Đàm, tr. 31-32].
Nghĩa là: “Nước ta ở phía Nam dải nhiệt đới châu Á, sông bể nuôi dưỡng vẻ đẹp, núi non hun đúc tinh anh. Giống nòi Hồng Lạc vẫn nảy sinh anh kiệt: nam cũng như nữ, mọi đời đều có. Hãy thử kể sơ qua như sau: Ngô Quyền vốn quê ở Đường Lâm (thuộc Sơn Tây) phá quân Nam Hán, khiến song Bạch Đằng lặng sóng. Hưng Đạo quê ở Sơn Nam (Nam Định) giết Thát Đát mà đất Vạn Kiếp tên tuổi lưu truyền. Đinh Tiên Hoàng, cậu bé kỳ tài ở đất Hoa Lư, phất cờ lau mà dẹp yên loạn 12 sứ quân. Lê Thái Tổ, một dân thường ở Lam Sơn, gươm thần vung lên khiến mấy vạn quân Minh phải rút về nước. Giúp Lê Lợi hoàn thành công nghiệp bình Ngô là Nguyễn Trãi người đất Nhị Khê. Làm quan đời Trần, khiến lũ nịnh thần mất vía, là Chu An người huyện Thanh Trì…đều là những bậc kỳ kỳ vĩ trong giới mình. Hai Bà Trưng gốc từ Phong Châu (tức phủ Vĩnh Tường) đuổi Tô Định mà bình định cõi ngoài Ngũ Lĩnh. Bà Triệu gốc từ Thanh Hóa, trừ giặc Bắc mà khôi phục gần hết non song…đều là những bậc nữ lưu”. [Chương Thâu, 1982, tr. 154]
Cả hai đoạn văn trên đều nói về những bậc anh hùng kỳ tài cần phải noi gương, nhưng ở đoạn 1, để khuyên nhủ và kêu gọi tinh thần vì nước quên thân của các tướng sỹ dưới quyền mình, Trần Quốc Tuấn chỉ ca ngợi những tấm gương anh kiệt có trong sử sách Tàu, mà không nhắc đến một danh nhân nào là người Việt Nam. Đoạn 2 thì ngược lại, Lương Trúc Đàm đã liệt kê một loạt danh sách các nhân vật nam trung nữ liệt là người Việt Nam, tuyệt nhiên không dẫn một tên tuổi nào trong sử Tàu. Điều này phản ánh ý thức tự hào dân tộc, tự hào về lịch sử nước nhà của các nhà Đông Kinh Nghĩa thục. Như ý của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo平吳大 告: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau - Song hào kiệt đời nào cũng có”, các
nhà Đông Kinh mong muốn “dân ta phải biết sử ta” vì sử ta cũng có những cái đáng tự hào, đáng noi theo và học hỏi. Bởi theo họ muốn làm nên điều gì thì người ta cũng phải am hiểu lấy cái gốc gác của mình, tránh lối học sử Tàu thì thuộc làu làu, còn sử ta thì nói đến cứ ngơ ngơ ngác ngác, nói đến chuyện người thì hiểu đến chân tơ kẽ tóc còn chuyện mình thì lại nghĩ là chuyện ở đâu đâu. Ở một đoạn văn khác, các nhà Đông Kinh nghĩa thục còn nói rõ, những ghi chép trong sách Tàu, sử Tàu không những chẳng liên quan gì đến ta mà thậm chí những điều ghi chép ấy chưa chắc đã đáng tin cậy:
Nguyên văn: “伏波銅柱, 古人一凍迹耳,而或以為在欽
州,或以為廉州,或以為林邑之南,費至數萬言而竟不可 得,遂以歲久入海,為或然之斷詞,夫使然能作聖賢於九 泉,而明指之,亦已無甚補益,而況於求之不得也。經史且 然,他可知矣。[Lương Trúc Đàm, tr. 6].
Nghĩa là: “Cột đồng Mã Viện chỉ là một vết tích của người xưa, thế mà hoặc cho là ở Châu Khâm, hoặc cho là ở Châu Liêm, hoặc cho là ở phía