Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn sách luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 42 - 46)

6. Bố cục Luận văn

1.4. Một số đặc trƣng của Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục

1.4.3. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn sách luận

Hán văn vốn là ngôn ngữ viết chính thống được sử dụng trong các hoạt động hành chính của nhà nước phong kiến cũng như trong lĩnh vực giáo dục khoa cử ở Việt Nam hơn tám trăm năm qua. Mỗi kỳ thi trước đây thí sinh phải trải qua 4 trường thi, tất cả các môn thi đều là Hán văn, do đó, cùng với khoa cử, các thể tài văn học bằng chữ Hán cũng được định hình và trở nên hoàn thiện về chức năng cũng như phong cách, tạo nên một lối văn gọi là Văn chương cử nghiệp. Văn gồm: Kinh nghĩa, là một lối văn xuôi, thông dụng nhất là văn bát cổ; Thơ phú có 2 lối là cổ thể và đường luật; Chế, chiếu, biểu là tản văn hành chính với những lối viết chuẩn; Văn sách tuy dài nhưng lại là loại văn nghị luận. ”. [Nguyễn Văn Thịnh, 1996, tr.104].

Các nhà Duy Tân đầu thế kỷ XX khi phê phán nền khoa cử của nước nhà đã chủ trương bỏ Kinh nghĩa, Thi phú vì những môn thi đó tính nệ cổ quá cao và thực sự không hữu dụng với cuộc sống. Môn văn sách được giữ lại vì ở phần đối sách, người viết phải tiến hành “kê cổ” để “nghiệm kim”, “kê cổ” để “chứng kim”, và “nghiệm kim” chính là mảnh đất để người viết thể hiện những điều trăn trở, suy nghĩ cũng như có thể trực tiếp nêu ra, đề cập đến các vấn đề thời vụ, thời sự đang diễn ra từng giờ từng ngày của cuộc sống, những vấn đề nan giải mang tính quốc gia quốc sự…Ngoài ra, trên cơ sở của văn sách, người ta còn đề xuất ra môn sách luận để tính lập luận các vấn đề được chặt chẽ hơn. Các nhà Đông Kinh nghĩa thục đã chủ trương giữ lại văn sách và dùng nó để nói lên những vấn đề thời sự của xã hội. Trong bối cảnh khoa cử chưa bị loại bỏ hoàn toàn, người biết chữ Hán vẫn nhiều và người biết chữ Quốc ngữ còn hạn chế, các nhà Đông Kinh nghĩa thục đã dùng văn sách Hán văn làm kênh thông tin chính chuyên chở các vấn đề thời sự đến với người đọc, nhằm tranh thủ sự hưởng ứng từ

những nhà trí thức Nho học cũng như tầng lớp thanh thiếu niên có nhiệt tình với tổ quốc. Tính sách luận thực nghiệm thời vụ là một trong những nét chủ yếu thể hiện rõ trong mọi trước tác của Hán văn Đông Kinh nghĩ thục. Sách luận của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là một bước tiến mang dấu ấn cận hiện đại của Hán văn chính luận Việt Nam.

Chẳng hạn như trong Nam quốc địa dư 南國地輿, Lương Trúc

Đàm đã đề cập đến những căn nguyên làm cho nền nông nghiệp nước ta ngày càng sa sút và yếu kém, nguyên nhân đưa đến hậu quả nghèo nàn và lạc hậu của nước nhà. Để giải quyết vấn đề đó, cần chú trọng phát triển khoa nông học và phổ cập tri thức cho toàn dân. Tác giả đã giải thích nguyên nhân của nền nông nghiệp lạc hậu của nước ta:

Nguyên văn: 山林之地尚多石, 田 耕鋤 之用猶仍舊器 , 水 旱 無先時之備, 溝渠無畜洩 之宜 . 觀諺語云 : 九月九日, 天降 甘霖 , 晨往午返 , 式慰乃心又云 : 九月九日雤澤不滋,賣盡田 器,式 食。庶幾則我農民惟命制乎。天耳使歲一不登而粟米 又為外 人所輸出則民不免饑寒已矣。農學其不急講乎”? [Lương Trúc Đàm, VHv 173, tr. 56].

Dịch nghĩa: “Duy đất núi rừng hãy còn pha sỏi đá, cày bừa vẫn còn nguyên nông cụ cổ xưa. Nạn úng thủy và nạn hạn hán chưa phòng ngừa được trước, mương rãnh chưa thuận lợi cho việc giữ nước hay tiêu nước. Xem ngạn ngữ có câu: “Mồng chín tháng chín có mưa - Mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng”. Lại có câu: “Mồng chín tháng chín không mưa - Mẹ con bán cả cày bừa con ăn”. Như vậy, nhà nông ta đã phó mặc vận mệnh cho trời xếp đặt. Gặp năm mất mùa mà thóc gạo lại do người ngoại bang chuyển đem đi thì người dân không khỏi bị đói, mặt xanh như tàu lá. Như vậy khoa nông học há không cần được giảng dậy gấp rút hay sao?”). [Chương Thâu, 1982, tr. 155].

Cải lương mông học quốc sử giáo khoa thư 改良蒙學國史教 科書, tác giả cũng thể hiện khả năng phân tích đầy thuyết phục của mình khi nói về ý nghĩa của môn lịch sử học đối với quốc dân. Theo tác giả, chính sự am hiểu về lịch sử và những tri thức bộ môn lịch sử cung cấp sẽ giúp cho quốc dân hiểu biết về vị trí, mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, với tổ quốc, trong đó quốc nhân là nhân tố quyết định thay đổi vận mệnh giàu nghèo của quốc gia.

Nguyên văn: “國無大小,有國則有史。史者全國土地人民 朝代政教之摄影片也。歐美日本諸文明國史學尚焉。萬國史 則專門之科而本國史則傳通之課也。人生七歲,初入蒙塾即 令習國文,誦國史,婦女亦然。盖所以印國家二字于各人腦 筋之中,使牢固而不能移,綱纠而不可解。迨夫年已長,學 已成,無不知祖國與身家有密切之關係。故視國土如私產, 遇國人如同胞,合大群,联大團,謀公安等公益,人人各效 其義務以對於國家當強之業, 非偶然也”. [Cải lương mông học quốc sử giáo khoa thư, tr. 2-3].

Nghĩa là: “Nước không kể lớn nhỏ, hễ có nước là có sử. Sử là bộ ảnh của đất đai, nhân dân, triều đại, chính giáo của cả nước. Các nước văn minh Âu - Mỹ, Nhật Bản đều chuộng sử học. Sử vạn quốc là khóa trình rộng rãi. Trẻ em bảy tuổi, mới học vỡ lòng, đã tập quốc văn, học quốc sử, phụ nữ cũng vậy. Vì thế mà hai chữ “”quốc gia” in sâu vào trí não mọi người, bền vững mà không dời, gắn kết mà không hề lỏng lẻo. Đến tuổi trưởng thành, học đã thông, không ai là không biết tổ quốc và nhà mình có quan hệ mật thiết, cho nên coi đất nước như của mình, đãi người trong nước như ruột thịt, hợp thành đại quần, kết thành đoàn thể, mưu yên ổn chung, người người đều gắng làm tròn nghĩa vụ đối với sự nghiệp giàu mạnh của quốc gia, không phải ngẫu nhiên vậy”. [Chương Thâu, 1982, tr. 157].

Loại bố cục theo kết cấu chương mục giống hình thức của sách nghiên cứu, sách giáo khoa hiện nay có Tân đính giáo khoa thư 新訂倫 理教科書 của Phạm Tư Trực là tiêu biểu. Cuốn này gồm 7 chương, 26

mục trong chương có các mục, Chương 1: Tổng luận, lại chia làm các mục: 1, Quốc thể. 2, Trung hiếu; Chương 2: Đối với nước: 1, Nước. 2, Tôn vua - yêu nước. 3, Tuân theo pháp luật. 4, Binh dịch. 5, Nạp thuế. 6, Bầu cử nghị viện. 7, Giáo dục con cái. Tân đính giáo khoa thư 新訂倫理教科書 của Phạm Tư Trực đều là những quan điểm giáo dục mới mẻ, đồng thời đó cũng là một đại biểu cho dạng văn nghị luận xã hội điển hình của nước ta. Trong mục Nhân ái人愛, tác giả đã trình bày quan điểm về “thân đạo 親 道” - đạo làm cha mẹ, sự khác biệt giữa một con người với loài cầm thú là con người từ tấm bé đến khi trưởng thành cần có bàn tay nuôi dạy chăm nom của cha mẹ. Do đó nuôi dạy con cái vừa xuất phát từ tình thương yêu nhưng cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ. Cách nuôi dạy con cái của các ông bố bà mẹ sẽ là nhân tố hình thành nên tính cách đưa trẻ cũng như sẽ trang bị tri thức căn bản cho nó vào đời.

Nguyên văn: 人所以異於動物者, 動物墮地即自謀生活. 人 非撫字周切多歷年所則不能. 夫為此, 周切撫字, 固親之責也 . 知養子而不知教子, 則親道有未盡。兒童心性適如植物種子根 幹枝芽。其初雖不具備,苟善為培植斯涵有萌芽點。兒童亦 然,苟善為教育,斯涵有擴充之知能. 故為親者必擴充此等知 能,使之成箇完人,是亦當盡之責 ”. [Phạm Tư Trực, tr. 33-34].

Nghĩa là: “Con người khác động vật ở chỗ động vật sinh ra tự nó đã kiếm được ăn, còn con người nếu không được nuôi nấng vỗ về chu tất nhiều năm thì đành chịu chết. Cho nên, vỗ về nuôi nấng chu đáo vốn là trách nhiệm của người làm cha làm mẹ. Biết nuôi con mà không biết dạy con thì trách nhiệm đó chưa tròn. Có lẽ tâm tính của trẻ con cũng giống như thực vật: gieo hạt, nảy mầm, đàm chồi nảy lộc…Lúc đầu tuy chưa đầy đủ nhưng khéo bồi đắp, chăm nom thì sẽ có đủ chất để manh nha, Trẻ con cũng vậy, khéo dạy thì nó sẽ có tri thức, khả năng. Cho nên bậc làm cha làm mẹ phải giúp cho những khả năng tri thức ấy trở nên dồi dào để con mình nên người. Cha mẹ phải làm tròn trách nhiệm ấy”. [Viện Viễn Đông

Nhìn chung, các văn bản văn xuôi chữ Hán của Đông Kinh nghĩa thục thì những tác phẩm như Văn minh tân học sách 文明新學策, Hãy xem tình trạng mất nước của người Cao-ly 請看高離亡國之慘狀 “có tính chất nghị luận mạch lạc khá cao” [Lê Quang Thiêm, 2001, tr. 31]. Như vậy, Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn mang tính nghị luận chính trị - xã hội, văn hóa - khoa học ở nước ta đầu thế kỷ XX. Các văn bản thuộc thể loại này có thể do các tác giả Việt Nam trực tiếp viết chịu ảnh hưởng từ Tân thư, Tân văn Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)