Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn giác thế, Hán văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 38 - 42)

6. Bố cục Luận văn

1.4. Một số đặc trƣng của Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục

1.4.2. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn giác thế, Hán văn

văn khải mông, nâng cao dân trí, dân khí.

Hán văn của những thế kỷ trước là Hán văn của tầng lớp nho sỹ, mang tính bác học cao, đề cập đến các vấn đề lớn lao nhưng lại xa rời thực tế còn Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục là Hán văn giác thế, Hán văn khải mông, nâng cao dân trí, dân khí. Không bó hẹp trong phạm vi những đề tài về trung, hiếu, đạo, đức; không cầu kỳ câu văn câu phú, Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục đi vào những vấn đề thiết thực nhất của cuộc sống mưu sinh cá nhân và sự tồn vong của đất nước. Tính giác thế và khả năng truyền tải thông tin của Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục thể hiện ở chính những vấn đề nó nêu và cách thức nó giải quyết. Nội dung mà các cuốn sách Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục nhắc đến nhằm yêu cầu giác ngộ đồng bào, thức tỉnh hồn dân tộc, thức tỉnh quốc dân . Đó là những kiến thức khái quát về quốc thể, nhiệm vụ với nước, gia đình, bản thân, xã hội và muôn loài. Đó là bài học về sựu gắn kết, liên hệ của cá nhân với xã hội: mỗi cá nhân sống trong một cộng đồng đều phải chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội, các quy luật kinh tế và những thiết chế của nhà nước, pháp luật. Thậm chí ngay cả những vấn đề về tài chính, ngân hàng, séc….vốn xa lạ với dân ta từ xưa tới nay cũng được nhắc đến khá bao quát trong các tác phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục. Nó giúp những con người xưa nay chỉ biết đến sách vở thánh hiền và lũy tre làng biết thế nào là cuộc mưa Âu gió Mỹ, cũng như thế giới đang từng ngày từng giờ

biến động ra sao? Chức năng đó sẽ được cụ thể hơn khi chúng ta tìm hiểu từng tác phẩm Hán văn Đông Kinh nghĩa thục.

Thời trung đại, ở Việt Nam và Trung Quốc cũng đã có những cuốn sách chữ Hán mang tính phổ cập tri thức như: Tam tự kinh 三自經 (sách

chữ Hán viết vào thời Tống) nói về các vấn đề như: tam tài 三才, tam

quang 三光, tam cương 三綱, ngũ thường 亓常, ngũ hành 亓行, lục súc

六畜, lục cốc 六穀, thất tình 七 情, bát âm 八音… Sang đến thời cận đại, Trung Quốc lại xuất hiện những bộ sách chữ Hán thể hiện văn hóa của giai đoạn này, trong đó cuốn sách tiêu biểu nhất là Ấu học quỳnh lâm 幼學 瓊 林. Cuốn sách này viết về các vấn đề thiết thực như: Thiên văn天文,

địa dư地輿, tuế thời歲時, triều đình朝庭, văn thần文臣, vũ chức步 職, tổ tông 祖宗, huynh đệ 兄弟, phu phụ 夫婦, bằng hữu 朊友, hôn nhân婚 姻, nữ tử女子, ngoại thích外戚, lão thọ老壽 , thân thể身體,

y phục衣 朋, nhân sự人事, ẩm thực飲食, cung thất 宮室, khí dụng器 用, khoa đệ科第, bần phú貧富, chế tác制作, kỹ nghệ技藝 , tụng ngục

獄誦, thích đạo刺盜, điểu thú鳥獸, hoa mộc花木… Ngoài ra cũng cần

kể đến cuốn Khải đồng thuyết ước 啟同說約 của Kim Giang Phạm Phục Trai (Phạm Vọng). Trong cuốn sách này ông đã phê phán lối học cử nghiệp vì nó chẳng cung cấp cho người ta biết tý tri thức gì về tự nhiên, về toàn cầu hay về sự phát triển của chính con người, ngược lại nó chỉ làm cho người ta đua nhau theo đòi lọng xanh lọng vàng. Cuốn sách gồm các tập như: Tập Tý trình bày những tri thức về trời, năm tháng, nguyên hội, tinh

tượng, bản quốc tinh phận, ngũ hành, bát quái); Tập Sửu nêu địa thế, núi sông và địa hình nước ta cũng như các tỉnh, thành, phủ, huyện, dân số, ruộng công, ruộng tư; Tập Dần nói về con người, những vấn đề về sức

khỏe sinh sản (điều vốn bị các nhà nho kiêng kỵ); ngoài ra sách còn giảng giải đại lược về lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương. Ở nước ta vào thời điểm đó, người ta cũng bắt đầu tìm đọc những cuốn sách viết về khoa học tự nhiên như: Bác vật tân biên 博物新編, Nông chính toàn thư 農正全 書, Nghiệm phương tân biên 驗方新編, Quản khuy, lệ trắc 管窺例側

(viết về thiên văn)…(Lược trích từ Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX của tác giả Phạm Văn Khoái).

Tính giác thế trong mỗi tác phẩm của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục được thể hiện rõ nhất ở trong các tác phẩm cương lĩnh như Văn minh tân học sách文明新學策. Xác định về văn minh, Đông Kinh nghĩa thục đã viết:

Nguyên văn: “西儒之言曰: 文明者非徒購之以價值而已. 又

購之以苦痛. 何謂價值 ? 思 想是也. 何謂苦 痛? 競争是也”.

[Văn minh tân học sách, A.566, tr. 4].

Nghĩa là: “Học giả phương Tây có câu: “Văn minh không chỉ có thể mua bằng giá trị mà còn phải mua bằng đau khổ nữa. Giá trị ý nói cái gì? Tức là tư tưởng đó. Khổ đau ý nói điều gì? Tức cạnh tranh đó”.

Do đó, để đạt đến ngưỡng cửa của văn minh, mỗi cá nhân, mỗi dân tộc phải hình thành được những hệ giá trị tư tưởng cũng như khả năng “tranh lên trước” của mình. Đến với con đường ấy, không ở điều gì khác là nâng cao hiểu biết, nâng cao trình độ văn hóa, học thức của cá nhân, đồng thời phát triển kinh tế, chấn hưng công - nông - thương - ngư nghiệp cho đất nước.

Văn minh tân học sách 文明新學策 là tác phẩm có tính cương lĩnh của Đông Kinh nghĩa thục bởi nó nêu rõ tinh thần nền học mới nhà trường định thực hiện; Bài thứ là Cáo hủ lậu văn誥朽陋文 đã nói rõ với các nhà

nho, nhằm đả kích lối học cũ và tinh thần bảo thủ của các nhà nho bảo thủ; Bài thứ 3 là Thỉnh khán Cao-ly vong quốc chi thảm trạng 請看高離亡國 之慘狀 (Hãy nhìn tình trạng đau đớn của người Cao-ly mất nước). Sau khi tác giả nêu rõ: “Văn minh phải đánh đổi bằng cạnh tranh”, tập luận án nhắc lại quá khứ “Thanh danh văn vật” của nước ta để so sánh với tình trạng lạc hậu về mọi mặt của ta với nước khác. Tình trạng trì trệ ấy có mấy nguyên nhân sau: Một là không biết gì đến tình hình ngoài nước; Hai là mê tín với cái gọi là vương đạo mà không chịu học kỹ xảo nước ngoài; Ba là sùng cổ, khinh rẻ cái mới; Bốn là trọng quan mà khinh dân. Theo tác giả cuốn sách thì chính vì “văn minh với dân trí, thực hiện thông cùng làm

nhân quả lẫn nhau” – “文明之與民智實連通為因果者也”, nên con đường đi đến sự văn minh chính là con đường mở mang khai thông dân trí: Nguyên văn: “地球之有國也, 若者為野蠻,若者為半開,若 者為文明. 每視乎民智之通塞多寡遲速為此例差”.

Nghĩa là: “Kể các nước trên mặt địa cầu này còn là dã man, nước kia đã bán khai, nước nọ thì văn minh, ấy là tùy theo chỗ dân trí từng nước thông hay tắc, nhiều hay ít, chóng hay chậm khác nhau”.

Bài văn nghị luận này còn đề ra 6 phương châm để mở mang trí khôn cho nhân dân, trong đó có những chủ trương đã thực sự đóng góp thiết thực cho việc xây dựng nền giáo dục nước ta khi ấy:

Nguyên văn: “就中如孝經, 中經, 小學纂註, 昨非庵与中西 賢哲之嘉言懿 行。凡有補 於人心世道者,摘舉其大,編為 一書,別譯國語文,以為初學之成本。經傳惟正文,史惟取 興亡之世 次 , 成 敗之大端 , 制作創立之成法 . 大要南史正 , 譯 出近作里路工田圖册以補之 . 北史則讀其大概 , 西史則有亓大 洲地圖 , 近政史要 , 西學考書 , 萬國鋼 鑑”.

Nghĩa là: “Tóm lại, các sách như Hiếu kinh, Trung kinh, Tiểu học toản chú, Tạc phi am và những lời hay ý đẹp của các hiền triết Đông, Tây xưa kia, phàm những điều có bổ ích cho nhân tâm thế đạo, đều nên trích lấy đại yếu, viết thành một tập, rồi dịch ra quốc ngữ để làm sách cho lớp sơ học. Kinh truyện thì chỉ chọn chính văn, Sử thì chỉ chép sự hưng vong của các đời, những nguyên đại lược để các việc thành hay bại cũng như khuôn phép chế tác, sáng lập. Đại khái lấy Nam sử làm phần chính, rồi dịch nghĩa ra và đem bản đồ vẽ làng nước, đường xá, đinh điền để bổ sung vào. Sử Tàu thì chỉ đọc qua cho biết đại lược. Sử Tây thì có các tập Ngũ đại châu địa đồ, Cận chính sử yếu, Tây học khảo thư, Vạn quốc cương giám”. [Chương Thâu, 1982, tr. 114].

Từ thực tế văn bản cũng như qua một số dẫn lược ở trên có thể nói rằng Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn nhà trường, Hán văn nâng cao dân trí, khải mông tư tưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)