Hệ vấn đề về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 66 - 67)

6. Bố cục Luận văn

2.2. Hệ vấn đề nội dung của Quốc dân độc bản 國民讀本

2.2.7. Hệ vấn đề về kinh tế

Đây là những vấn đề mới, thể hiện quan điểm cách nhìn nhận mới về nền kinh tế của một quốc gia mà ở đó các tác giả của Đông Kinh Nghĩa thục gọi là "kế học", một từ mà Lương Khải Siêu dùng để dịch từ ECONOMY hay ECONOMICS. Nó mở ra những cách thức làm ăn mới chưa từng xuất hiện ở Việt Nam như là vấn đề cần xây dựng một nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đại công nghiệp..., bao gồm: Sản nghiệp 產業, Pháp luật bảo vệ sản nghiệp và lợi ích của sản nghiệp mang lại 國法保護

vấn đề về kỹ thuật sản xuất, Máy móc 機器, Những định chế kinh tế thị

trường, Tiền công, Tư bản 貲本, Mậu dịch 貿易, Thông Thương 通商,

Tiền tệ 貨敝, Cho vay, Ngân hàng 銀行, Trái phiếu 工債, Hối phiếu,

Chiết khấu ngân hàng 銀行, Séc 票 , Công ty 公司 ...

Ngoài các hệ vấn đề trên, sách còn nói nhiều về vấn khác như vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo 宗教 ...

Từ các hệ các vấn đề nêu trên cho thấy sách Quốc dân độc bản國民 讀本 thực sự là một bộ sách về nhà nước hiện đại, là những tri thức vô

cùng bổ ích và thiết thực cho người quốc dân trong hoàn cảnh mới. Mặc dù mục đích của người làm sách là phổ cập tri thức cho nhân dân nhưng trong điều kiện của Việt Nam đầu thế kỷ XX, những vấn đề được nêu lên trong sách này đã gợi mở ra nhiều chân trời hiểu biết mới. Vì thế Quốc dân độc bản國民讀本 mang tầm một cương lĩnh xây dựng dân tộc và nhà nước

thời cận hiện đại trong hoàn cảnh mất nước, nhằm cố kết tinh thần dân tộc, nâng cao tri thức cho nhân dân, tạo nền cho những tư tưởng tiến sau này phát triển. Những nội dung này được viết ra bằng chữ Hán, thứ chữ mà lúc ấy số lượng người biết chữ Hán vẫn còn nhiều. Hơn nữa hệ tư tưởng mới này lại tiếp thu trực tiếp từ Tân thư, Tân văn bên Trung Quốc, Nhật Bản. Dùng chữ Hán để truyền bá những tư tưởng mới đạt hiệu quả cao, gây thành phong trào của cả thời đại như thế, vì chính nó vẫn là công cụ, là phương tiện truyền tải thông tin về thời đại, xã hội, chính trị mới đến với nhân dân. Từ thực tế văn bản đã cho thấy, Hán văn Quốc dân độc bản là minh chứng cho Hán văn giáo dục quốc dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)