Quốc dân độc bản 國民讀本 sách giáo khoa cho quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 58 - 61)

6. Bố cục Luận văn

2.1. Quốc dân độc bản 國民讀本 sách giáo khoa cho quốc dân

Sách Quốc dân độc bản 國民讀本 (Độc bản cho quốc dân, Sách đọc cho quốc dân, Sách giáo khoa cho quốc dân) là một trong những tác phẩm chữ Hán tiêu biểu đại diện cho Hán văn của Đông Kinh nghĩa thục bởi đối tượng hướng đến là quốc dân, nhằm xây dựng tư cách cho người quốc dân, xây dựng nhà nước công dân hiện đại. Ở chương 2, chúng tôi sẽ dựa theo nguyên bản Quốc dân độc bản 國民讀本 A.174 để đi sâu vào

Quốc dân độc bản 國民讀本 như là một trong những tác phẩm tiêu biểu

nhất của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục.

Ngay trong phần Đại ý biên tập của sách, soạn giả đã nêu rõ cái mục ý của mình như sau:

Nguyên văn: “是編竊取其義, 斟酌參考以合我國民之用. 姑

以備學堂暫時之用而已. 若云教課書則烏乎敢. 是書專為教育 少年而設. 凡社會國家國民之名義, 國民之公德, 政體, 官制, 學 校, 軍政, 賥稅, 法律, 交通, 警察, 民政, 戶律, 宗教之名義制度 以乃計學之名義皆具焉 ”.

Nghĩa là: “Biên tập sách này chúng tôi theo nghĩa đó, châm chước, tham khảo cho thích hợp với quốc dân ta, tạm dùng trong học đường mà thôi, không dám nhận là sách giáo khoa. Sách được thiết kế cốt để dạy cho thiếu niên. Phàm là những điều liên quan đến chức phận đối với quốc dân, quốc gia, xã hội, công đức của quốc dân, chức phận chế độ của chính thể, quan chế, học đường, quân chính, phú thuế, pháp luật, giao thông cảnh sát, dân chính, hộ luật, tôn giáo cho đến kinh tế đều có đề cập đầy đủ...”. [Viện Viễn Đông Bác cổ - Cục lưu trữ Việt Nam, tr. 46].

Qua lời giới thiệu trên ta thấy đây là sách giáo khoa nhằm trang bị cho quốc dân một loạt vấn đề như "chức phận đối với quốc dân, quốc gia, xã hội, công đức của quốc dân, chức phận chế độ của chính thể, quan chế, học đường, quân chính, phú thuế, pháp luật, giao thông cảnh sát, dân chính,

hộ luật, tôn giáo cho đến kinh tế". Có thể nói đây là tổng thể một loạt vấn đề được mang ra trang bị cho người quốc dân cận hiện đại.

Trong thư tịch cổ đã có nhiều từ để chỉ người dân như: thương sinh, lê dân, chưng dân, sinh linh, thần dân, tiểu dân, hạ dân, tiện dân, cùng dân...Qua những danh xưng ấy ta thấy sự bé nhỏ của người dân. Dưới thời nhà Nguyễn, trong các giấy tờ với chính quyền, người dân phổ biến dùng chữ "dân" để tự xưng mình. Có cách gọi đó vì nước là của vua, vua là chủ của nước, vua là "dân chủ - chủ của dân" như chữ dùng trong Kinh Thư " Thiên duy thời vi dân chủ". Nước là nước của một dòng họ mà ông vua là đại diện cho dòng họ đó. Trong một nước như thế, dân chỉ là tôi con. Mỗi tấc đất ngọn rau mà dân hưởng, dân dùng đều là do "ơn chúa tài bồi". Còn trong Quốc dân độc bản 國民讀本, dân được nhận thức trong quan niệm

hoàn toàn hiện đại, nước cũng được quan niệm trong tinh thần "Nước là nước của dân, nước là công sản - tài sản chung của dân. Một quan niệm về "nước" như thế vốn chưa có trong lịch sử. Cần phải đúc rèn tư cách quốc dân cho người dân trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất trong công cuộc hiện đại hóa dân tộc, , để rồi từ đó thức tỉnh quốc dân hồn cho sự nghiệp bảo chủng, tồn chủng, cứu nước cứu nhà. Rèn đúc tư cách cho quốc dân, xây dựng tư cách công dân cho người dân thì phải bao gồm tổng thể một loạt các yêu cầu tạo nên một hệ các vấn đề giáo dục quốc dân.

Hệ vấn đề cho giáo dục quốc dân của Quốc dân độc bản國民讀本

thực là một nhiệm vụ chưa có tiền lệ trong lịch sử, do vậy, chính chúng sẽ là nhân tố dẫn đến sự thay đổi cách thức diễn đạt cũng như việc dùng ngôn từ của tác phẩm này. Bởi vì để nói về những sự vật mới, những hiện tượng mới, những trào lưu mới, ngành nghề mới, những hệ tư tưởng mới cần có một hệ thống những ngôn từ phù hợp để biểu đạt nó một cách tốt nhất. Trong bối cảnh nước ta khi đó, các nhà Tân học đã tiếp thu ảnh hưởng của Tân thư Tân văn, muốn chấn hưng nước nhà, khai hóa dân trí, mở mang

dân khí. Quốc dân độc bản國民讀本tuy là một giáo trình lưu hành nội

bộ trong nhà trường, nhưng lại nhằm mục đích chính là truyền bá các tư tưởng về quốc dân và nhà nước quốc dân hiện đại cũng như các tri thức khoa học xã hội dẫu ở mức phổ thông.

Việt Nam là một đất nước có hệ thống sách vở thư tịch giàu có và phong phú. Sách văn học chiếm đại đa số. Sách giáo dục cho dân chủ yếu là những lời giáo hóa như 47 điều giáo hóa của chúa Trịnh ban cho dân hay như huấn địch của các vua nhà Nguyễn. Quốc dân độc bản國民讀本 là

cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết bằng chữ Hán nhưng lại là cuốn sách viết cho toàn thể quốc dân đọc, học. Trong bối cảnh xã hội nước ta lúc đó, việc các tác giả Đông Kinh nghĩa thục lựa chọn chữ Hán là ngôn ngữ trong các trước tác của mình là một tất yếu. Bởi vì khi chữ Quốc ngữ chưa được phổ cập rộng rãi thì chữ Hán vẫn là lựa chọn hàng đầu để truyền tải thông tin đến với quốc dân.

Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến hệ vấn đề về nội dung của Quốc

dân độc bản國民讀本

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)