Lịch sử khối tài liệu lƣu trữ chữ viết về đường Trường Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 29 - 32)

“Đường Trường Sơn” được hình thành trên cơ sở “Đường dây Thống nhất” được xác lập ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến thời chống Pháp (1946). Xét về mặt địa lý, điểm xuất phát từ gần cuối lãnh thổ phân định tạm thời của miền Bắc (Quảng Bình), trải dài xuống phía Nam. Gần như toàn bộ tuyến đường nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, trải dọc theo sườn Đông và Tây Trường Sơn. Khu vực được xác lập và hoạt động chủ yếu của đường Trường Sơn nằm trên phần phía Nam của lãnh thổ Việt Nam do chính quyền Việt Nam Cộng hoà quản lý. Nhiệm vụ chính của tuyến đường chiến lược này của Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là để chi viện một cách hiệu quả từ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho công cuộc đấu tranh anh dũng để thống nhất đất nước của Cách mạng miền Nam. Vì vậy, đường Trường Sơn

trở thành đối tượng tác chiến, tiêu diệt, phá huỷ của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà từ 1954 – 1975. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, hệ thống văn bản (đặc biệt là văn bản hành chính: Phiếu trình, Công văn, Báo cáo, …) của toàn bộ hệ thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ trung ương đến địa phương (nhất là của bộ máy quân sự, tình báo, an ninh, đối ngoại) đã trở thành công cụ điều hành, chỉ huy, tác chiến để tiến hành chiến tranh chống phá Cách mạng Việt Nam, trong đó có việc đánh phá nhằm vô hiệu hóa khả năng chi viện của đường Trường Sơn. Vì vậy, khối tài liệu về đường Trường Sơn đã được hình thành và phản ánh quá trình hoạt động chống phá của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, gắn liền cùng sự hình thành, tồn tại và hoạt động cũng như chấm dứt của chính quyền đó.

Như vậy, về cơ bản, toàn bộ khối tài liệu chữ viết của Việt Nam Cộng hòa có nội dung về đường Trường Sơn nằm trọn trong 03 phông tài liệu quan trọng nhất của Việt Nam Cộng hòa, hiện đang được lưu trữ, bảo quản tại

Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tại thành phố Hồ Chí Minh. Các số liệu cơ bản của các phông có tài liệu chữ viết về đường Trường Sơn gồm:

Phông Phủ Tổng thống Đệ Nhất Cộng hòa.

- Số lượng tài liệu: 460,15 m.

- Thời gian tài liệu: 1954 – 01/11/1963. - Loại hình tài liệu: Tài liệu hành chính.

- Nội dung khái quát của tài liệu trong phông gồm có:  Vấn đề chung (1954 – 1963).

 Tổ chức (1954 – 1963).

 Thi đua khen thưởng (1954 – 1963).

 Nội an: quân sự, an ninh, chính trị, thanh tra, tư pháp (1954 – 1963).

 Ngoại vụ (1954 – 1963).

 Kinh tế - tài chính (1954 – 1963).  Văn hóa – xã hội (1951 – 1963).  Hành chính – quản trị (1955 – 1963).  Riêng biệt (1955 - 1963).

Phông Phủ Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa.

- Số lượng tài liệu: 158 m.

- Thời gian tài liệu: 1967 – 30/4/1975. - Loại hình tài liệu: Tài liệu hành chính.

- Nội dung khái quát của tài liệu trong phông gồm có:  Vấn đề chung (1967 – 1975).

 An ninh (1967 – 1975).  Chính trị (1967 – 1975).  Tư pháp (1967 – 1975).  Thanh tra (1967 – 1975).  Ngoại giao (1967 – 1975).  Kinh tế (1967 – 1975).

 Văn hóa – Xã hội – Đoàn thể (1967 – 1975).  Về các hoạt động riêng biệt (1967 – 1975).  Tổ chức (1967 – 1975).

 Thi đua – khen thưởng (1967 – 1975).  Hành chính – quản trị (1967 – 1975).  Phông Phủ Thủ tướng.

- Số lượng tài liệu: 1.044,7 m. - Thời gian tài liệu: 1954 – 1975.

- Loại hình tài liệu: Tài liệu hành chính.

- Nội dung khái quát của tài liệu trong phông gồm có:  Vấn đề chung.

 Hành chính – quản trị.  Các hoạt động riêng biệt.  Tổ chức.

 Thi đua – Khen thưởng.

 Nội an – quân sự – an ninh – chính trị.  Tư pháp.

 Ngoại vụ.  Thanh tra.

 Kinh tế - tài chính.  Văn hóa - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)