Những hoạt động của Việt Nam Cộng hòa để phát hiện đường Trường Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 55 - 61)

Việc hiện diện của con đường vận tải chiến lược trong Chiến tranh Việt Nam thực sự là một yếu tố quan trọng, có khả năng làm thay đổi cán cân về so sánh lực lượng và có tính quyết định trên chiến trường giữa Cách mạng miền Nam và Việt Nam Cộng hòa cùng đế quốc Mỹ. Vì vậy, Việt Nam Cộng hòa đã giành nhiều nhân lực, vật lực, trí lực để “chăm chút” đường Trường Sơn từ khi ra đời đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Có thể thấy được những hoạt động của Việt Nam Cộng hòa qua khối tài liệu về đường Trường Sơn với 02 nội dung sau.

2.1.1. Những hoạt động của Việt Nam Cộng hòa để phát hiện đường Trường Sơn. Trường Sơn.

Ngay khi Đệ Nhất Cộng hòa của Ngô Đình Diệm được dựng lên, những khẩu hiệu hô hào “Bắc tiến”, “tràn sông Bến Hải”, … của bộ máy tuyên truyền của chính quyền Sài Gòn không đủ trấn an tinh thần của chính những kẻ chủ trương và lớn tiếng hô hào nhất bởi sự lớn mạnh không gì ngăn cản nổi của Cách mạng miền Nam với sự trợ giúp hiệu quả của hậu phương miền Bắc XHCN. Từ những nghi vấn đầu tiên về sự chống chọi ngoan cường có tính tự phát, mang tính sống còn của những người kháng chiến còn ở lại và sự phục hồi, trưởng thành nhanh chóng của lực lượng Cách mạng miền Nam đã làm cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa không thể thờ ơ, coi nhẹ. Những dấu hiệu ban đầu ấy đã buộc không chỉ bộ máy chính quyền ở các địa phương

mà cả bộ máy an ninh, tình báo của Việt Nam Cộng hòa phải tìm hiểu căn nguyên của sự lớn mạnh của Cách mạng miền Nam và mối quan hệ với miền Bắc… Quy luật tự nhiên của sự việc thường theo một trật tự logic: có phát hiện mở đầu, có ghi nhận quá trình hoạt độngkết thúc. Với đường Trường Sơn dường như quy luật ấy không mấy đúng, ít hiệu quả. Việc phát hiện sự ra đời, sự manh nha hình thành con đường Xuyên Việt đã xuất hiện chỉ một năm sau khi chính thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa ra đời. Việc phát hiện đó không dừng lại để chuyển sang giai đoạn theo dõi hoạt động của con đường mà kéo dài suốt 20 năm cuộc chiến ở Việt Nam, chỉ chấm dứt vào những ngày cuối cùng của Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa - tháng 4/1975. Đây chính là điểm đặc biệt lớn nhất khi nghiên cứu nội dung này từ khối tài liệu chữ viết của Việt Nam Cộng hòa về đường Trường Sơn. Có thể điểm qua các giai đoạn của quá trình phát hiện mà các cấp chính quyền, bộ máy an ninh, quân đội, tình báo của Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện trong việc phát hiện đường Trường Sơn theo thứ tự thời gian như sau.

a) Giai đoạn trước khi mở đường Trường Sơn (1956 – 1958).

Trên cơ sở những tài liệu hiện có của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, việc phát hiện sự xuất hiện đường Trường Sơn từ rất sớm: năm 1956. Văn bản đầu tiên thể hiện việc phát hiện này là Công văn số 4070 VP/CTM, ngày 24/7/1956, của Văn phòng Tòa đại biểu chính phủ tại Trung Việt gửi Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng phụ tá quốc phòng “v/v việt cộng làm con đường Xuyên sơn từ vĩ tuyến 17 đến mật

khu Thò Lò (Phú Yên)” [57, tờ số 3] (hình 11). Theo nội dung của Công văn

này, việc phát hiện ra sự hiện diện của con đường từ tháng 5/1956, do “Việt cộng” thực hiện theo 02 hướng: “từ vĩ tuyến 17 đi vào để củng cố và xây dựng miền Tây Nguyên” và từ “Thò Lò đi ra, qua làng Dirip thuộc Quận An-Khê” [57, tờ số 3]. Như vậy, có thể nói, so với những dữ liệu từ Lịch sử Đoàn 559, ngày chính thức khai sinh, mở đường là ngày 19/5/1959 thì với sự phát hiện được ghi trong tài liệu nói trên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại Trung Việt có sự khác biệt lớn. Phải chăng, sự phát hiện của Tòa Đại biểu Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại “Trung Việt” đúng như thực tế chiến trường lúc đó, khi các tổ chức của Cách mạng miền Nam (chủ yếu là ở miền Trung và Tây Nguyên) tìm đường liên lạc ra Bắc và miền Bắc đang tìm cách chi viện cho Cách mạng miền Nam trên cơ sở khôi phục lại đường dây Thống nhất đã hình thành từ sau 1946, ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong tác phẩm Nhớ Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ ghi nhận từ hồi ký của các vị cán bộ lão thành cách mạng có đoạn: “Đoàn đầu tiên mở đường bộ vào Nam là Đoàn của các ông Ngô Tấn Nhơn, Bộ trưởng Bộ Canh nông, Ca Văn Thỉnh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, cùng bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, Nguyễn Thiện Thành. Sau khi dự họp kỳ Quốc hội đầu tiên vào đầu năm 1946, các ông nhận chức vụ trong Chính phủ, nhưng lại tình nguyện vào Nam tham gia chỉ đạo kháng chiến Nam Bộ” [28, tr. 374].

“Đơn vị đầu tiên mở đường tiếp tế và dẫn đường cho đoàn Ngô Tấn Lực và các đoàn khác sau đó chính là Phòng liên lạc Liên khu V. Đơn vị này được thành lập theo chỉ thị của ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là đại diện của Chính phủ tại Trung Bộ.”[4, tr. 16-17]. Cũng về vấn đề này, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong hồi ký của mình đã kể lại quá trình đi từ Bắc vào Nam ròng rã một năm trời trên con đường này, hồi ký viết: “Ra Bắc dự Đại hội Đảng lần thứ II xong, khi trở về Nam, tôi cùng đoàn cuốc bộ mất một năm (ăn tết 1951 ở Việt Bắc, ăn tết 1952 ở Đồng Tháp Mười)” [28, tr. 166-167].

Về phía Việt Nam Cộng hòa, đến năm 1957, trong Phiếu lượm tin số 2795/TBA/TM/2/M, ngày 11/10/1957, của Phòng II, Sở Chuyên môn của Nha Tổng Giám đốc Bảo an thuộc Tổng thống phủ

(hình 12) đã phát hiện “VC. đưa đưa bộ đội và Cán bộ vào Nam hoạt động”, “vào khoảng trung tuần tháng 7/1957, … theo đường Hồ Chí Minh đi lần xuống Miền Nam” [57, tờ số 7].

Trong năm 1958, Phiếu trình số 0036

PĐVN/QV/III/TM, ngày 06/01/1958, của Phái đoàn Giao dịch với Uỷ hội quốc tế thuộc Phủ Tổng thống gửi Bộ trưởng Phủ Tổng thống về 01 “bản đồ tường tận về con đường Hồ Chí Minh do VC. xây đắp từ hồi chiến tranh” kèm theo “một tờ trình vạch rõ lịch sử và công dụng của con đường ấy(hình 13)

[ 57, tờ số 13] .

Như vậy, tính đến trước thời điểm

đường Trường Sơn chính thức được khai sinh – 19/5/1959, các cơ quan chính quyền, ngoại giao, quân đội, tình báo của Việt Nam Cộng hòa đã ban hành khá nhiều văn bản phát hiện sự hiện diện (dù rất mờ nhạt, chưa chính thức) về con đường Xuyên sơn từ Bắc vào Nam của Cách mạng Việt Nam để đảm bảo thông tin liên

lạc, chi viện giữa hai miền Bắc - Nam. Hình 13. Hình 12.

Điều này cho thấy sự việc phát hiện và dự báo về sự xuất hiện ngày một rõ ràng có một con đường xuyên Việt, nhằm nối liền Cách mạng miền Nam với miền Bắc XHCN là một nguy cơ tiềm ẩn, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng lớn, có tính quyết định đến chiến cục ở miền Nam và sự tồn vong của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

b) Giai đoạn từ khi chính thức mở đường Trường Sơn (19/5/1959) đến ngày kết thúc chính thể Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (30/4/1975).

Trong giai đoạn này, do những biến động nội bộ của Việt Nam Cộng hòa (đảo chính quân sự lật đổ nền Đệ Nhất Cộng hòa, sau đó lập nền Đệ Nhị Cộng hòa), việc phát hiện đường Trường Sơn có thể chia thành 02 phân đoạn:

* Từ 1959 – 1963.

Trong giai đoạn này, việc phát hiện ra đường Trường Sơn không còn dừng lại ở việc tìm ra sự xuất hiện con đường, mà còn tìm cách phát hiện sự hiện diện của đường Trường Sơn không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam (Đông Trường Sơn) mà sang cả Lào (Tây Trường Sơn) và từ biên giới Việt - Miên qua ngã ba Đông Dương (biên giới Việt – Miên – Lào). Có thể điểm qua một số tài liệu sau:

- Phiếu trình số 44/PĐVN/CT/TD/4/M, ngày 16/3/1962, của Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội Quốc tế, về khả năng xâm nhập của Việt cộng từ Bắc vào Nam [57, tờ số 4-5].

- Công văn số 1190/V2CT/2/2/K ngày 30/1/1962 của Phòng 2, Bộ Tư lệnh Vùng II Chiến thuật Việt Nam Cộng hòa về đường mòn Hồ Chí Minh

- Lệnh sưu tầm tin tức số 1199/V2CT/2/2/K ngày 30/1/1962 của Phòng Nhì, Vùng II Chiến thuật, Bộ Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa về đường mòn Hồ Chí Minh [66, tờ số 2].

- Phiếu trình số 723/BQS/PQS/K, của Ban Quan sát Khu Phi Quân sự,

v/v tham chiếu tin tức từ tháng 3/1960 đến tháng 2/1962 về khả năng xâm nhập của Việt cộng từ Bắc vào Nam [67, tờ số 4-5].

- Bản tin tức đặc biệt số 1634/TTM//2/5/k, ngày 31/7/1963, của Phòng Nhì, Bộ tổng tham mưu. Nội dung ghi nhận “thành phần tổ chức đoàn Áp tải vũ khí và lộ trình chuyển vận vũ khí từ lãnh thổ Miên vào nội địa Việt Nam” [44, tờ số 12].

* Từ 1964 – 1975.

- Phiếu chuyển chung số 01.520/TTL/2/TTQB/3/K, ngày 08/6/1964, của Phòng Nhì – Bộ Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam Cộng hòa, v/v gửi Bản nghiên cứu về tình hình xâm nhập VC [44, tờ số 13].

- Công văn số 01048 BNV/CT/P1/M, ngày 04/3/1965, của Tổng trưởng Nội vụ thúc giục các Tỉnh trưởng, Thị trưởng “V/v khám phá các con đường tiếp tế vũ khí của Bắc – Việt cho đồng bọn Miền Nam” [48, tờ số 5].

- Công văn số 401/TTP/DL/M, ngày 21/4/1965, của Đổng lý Văn phòng Phủ Thủ tướng về VC. xâm nhập qua biên giới Việt – Miên [46, tờ số 2].

- Phiếu trình số 2850/PTƯTB/R, ngày 14/5/1965, của Đặc ủy Trung ương Tình báo, tham chiếu Công văn số 401/TTP/DL/M, ngày 21/4/1965, của Đổng lý Văn phòng Phủ Thủ tướng, đề mục: VC. xâm nhập qua biên giới Việt – Miên [46, tờ số 3].

- Phiếu gửi số 463-HP/VP/M, ngày 27/7/1966, của Đổng lý Văn phòng Phủ Chủ tịch Ủy ban Hành pháp trung ương, về VC tiếp tế vũ khí qua ngả Cao Miên [51, tờ số 2].

- Công văn số 2319/QP/QS/2/M, ngày 31/8/1966, của Đổng lý Văn phòng – Bộ Quốc phòng, về việc VC được tiếp tế qua ngả Cao – Miên… [51, tờ số 3].

Với số lượng tài liệu có nội dung về đường Trường Sơn được phát hiện trong khối tài liệu của Việt Nam Cộng hòa ở giai đoạn này cho thấy cường độ và tần xuất của việc phát hiện ra đường Trường Sơn mà các cơ quan, tổ chức của Việt Nam Cộng hòa thực hiện có mật độ cao hơn ở bất cứ các thời kỳ trước và sau này. Đặc biệt, theo số liệu thống kê, trong khoảng từ 1964 – 1968, số lượng tài liệu nói trên chủ yếu tập trung vào việc phát hiện về sự phát triển vượt bậc của đường Trường Sơn (gần như cao nhất) trong suốt quá trình 16 năm tồn tại của con đường này cùng chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây cũng là những chi tiết phù hợp với quá trình chuẩn bị cho các chiến dịch lớn của Cách mạng miền Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)