Nhận xét và kiến nghị nhằm tổ chức khoa học và phát huy giá trị khối tài liệu về đường Trường Sơn tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 85 - 91)

trị khối tài liệu về đường Trường Sơn tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia II.

Như đã trình bày trong phần thực trạng tổ chức khoa học khối tài liệu chữ viết của chính quyền Việt Nam Cộng hòa có nội dung về đường Trường Sơn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, các phông chứa khối tài liệu nói trên đã được chỉnh lý hoàn chỉnh với những công cụ tra tìm có tính truyền thống,

phổ biến của các Trung tâm Lưu trữ quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy giá trị của tài liệu các phông nói trên, đặc biệt là khối tài liệu về đường Trường Sơn, cần có những cải tiến về chất hơn nữa công tác tổ chức khoa học khối tài liệu trên. Có thể xem xét một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng Mục lục hồ sơ theo chuyên đề có nội dung cụ thể hơn, có thể liên kết từ tiêu đề hồ sơ đến Mục lục văn bản trong từng hồ sơ. Đây là điều kiện tốt nhất, tập trung nhất để khai thác tài liệu theo chuyên đề không chỉ với khối tài liệu về đường Trường Sơn.

Thứ hai, nên tổ chức giới thiệu để khai thác giá trị tài liệu bằng nhiều hình thức:

- Tổ chức triển lãm, trưng bày ở những nơi có nhiều đối tượng có khả năng tiếp xúc: Nhà văn hóa, viện bảo tàng, …hoặc có thể triển lãm trực tuyến trên mạng internet để đông đảo công chúng có thể xem.

- Tổ chức giới thiệu, trao đổi và thảo luận về giá trị của khối tài liệu ở các trường học (nhất là ở các trường có đào tạo sau đại học về các chuyên ngành: xã hội học, lịch sử, lưu trữ học và quản trị hành chính văn phòng, …).

- Tổ chức giới thiệu và hội thảo để bổ sung, cung cấp thông tin cho việc chỉnh sửa các loại giáo trình, sách nghiên cứu về lịch sử quân sự, lịch sử ngành, lịch sử địa phương về đường Trường Sơn.

- Tổ chức làm phim, nhất là những phim về lịch sử qua những hình ảnh, thông tin từ tài liệu lưu trữ hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II.

Thứ ba, về phương pháp khai thác và bảo quản tài liệu.

Hiện nay hồ sơ, tài liệu hầu hết đều được cung cấp để độc giả đọc trực tiếp. Tình trạng tài liệu đã có những biểu hiện của sự lão hóa, dễ dẫn đến bị

Nên chăng tổ chức số hóa (scanner) tài liệu (nhất là những hồ sơ có giá trị sử liệu cao hoặc những hồ sơ quan trọng trong một số đề tài hay chuyên đề) để cung cấp cho độc giả đọc và sao chép ngay trên hệ thống máy tính của Trung tâm. Cách làm này giúp cho việc bảo quản an toàn và kéo dài tuổi thọ của bản chính các tài liệu, nhất là những tài liệu quý, hiếm.

Thứ tư, lập bảo hiểm khối tài liệu về đường Trường Sơn nói riêng và những phông tài liệu của Việt Nam Cộng hoà nói chung.

Như trên đã trình bày, khối tài liệu chữ viết về đường Trường Sơn có giá trị đặc biệt, là nguồn sử liệu có độ tin cậy cao. Đây là những tài liệu có thể nói là quý, hiếm và là những bản duy nhất còn lại để phục vụ nghiên cứu, đối chứng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ trước mắt mà còn lâu dài về sau. Hơn nữa tình trạng vật lý của tài liệu đang xuống cấp, có nguy cơ hư hỏng nhanh nếu như thường xuyên phục vụ khai thác bản gốc. Nhằm đảm bảo sự toàn vẹn khối tài liệu về đường Trường Sơn nói riêng và các phông tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng hoà ngay cả trong những tình huống bất trắc, nên chăng Trung tâm Lưu trữ quốc gia II sớm tiến hành lập bảo hiểm những tài liệu nói trên.

Những kiến nghị trên xuất phát từ thực tế quá trình nghiên cứu, khai thác tài liệu để thực hiện làm một số chuyên đề, đặc biệt là cho việc thực hiện

Chuyên đề đường Trường Sơn. Nếu được đáp ứng, việc tổ chức quản lý, khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ không chỉ của khối tài liệu về đường Trường Sơn mà cả những tài liệu khác chứa đựng giá trị sử liệu cao, phục vụ cho sự hoàn chỉnh tri thức của con người.

KẾT LUẬN

Từ việc khảo sát, tra tìm và nghiên cứu khối tài liệu chữ viết có nội dung về đường Trường Sơn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, xuất phát từ thực trạng nghiên cứu về con đường huyền thoại này ở cả hai phía đã tham gia cuộc chiến trong các công trình khảo cứu về Chiến tranh Việt Nam – cuộc chiến tuy đã kết thúc 35 năm nhưng vẫn còn nhiều vấn đề nghiên cứu, nhiều nhu cầu giải đáp thực tế khởi đầu, diễn tiến và kết thúc của cuộc chiến tàn khốc nhất thế kỷ XX. Từ kết quả đã nghiên cứu có thể nhìn nhận một số vấn đề về khối tài liệu này như sau:

1. Một trong những nguyên tắc đánh giá sự kiện lịch sử theo quan điểm duy vật biện chứng: đặt vấn đề, sự kiện đó trong hoàn cảnh lịch sử đã sản sinh ra sự kiện hay vấn đề đó. Đặc biệt, một nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, chính xác: khi đánh giá một vấn đề hay sự kiện lịch sử cần xem xét vấn đề hay sự kiện đó bằng tất cả các góc độ. Có như vậy mới tìm ra được sự thật lịch sử của vấn đề hay sự kiện đã xẩy ra trong quá khứ. Với khối tài liệu chữ viết của chính quyền Việt Nam Cộng hòa về đường Trường Sơn cũng nằm trong những nguyên tắc ấy. Khối tài liệu này được hình thành trong quá trình hoạt động của hệ thống các cơ quan chính quyền, quân đội, tình báo, bảo an,… của Việt Nam Cộng hòa qua 02 nền chính thể (Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng hòa). Vì vậy, đây chính là phương tiện phản ánh một cách chính xác nhất hoạt động tham mưu, tác chiến của bộ máy chiến tranh mà Việt Nam Cộng hòa đã thi hành để phát hiện, đánh phá đường Trường Sơn ở một cố gắng cao nhất có thể làm được. Chính những yếu tố về hệ thống cơ quan ban hành, nội dung phản ánh trong tài liệu do các đơn vị có chức năng tình báo, tham mưu, tác chiến tạo lập, bút tích của quá trình xử lý văn bản để thi hành

nhiệm vụ của các cấp, … đã tạo nên độ tin cậy và giá trị sử liệu cao của khối tài liệu này.

Ở một khía cạnh khác là nguồn tài liệu: Khi nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, thực tế hiện nay cho thấy, các công trình nghiên cứu (nhất là về lịch sử quân sự) chủ yếu khai thác tài liệu của Nhà nước và quân đội nhân dân Việt Nam và coi đó là nguồn chính thống. Kế nữa là khối tài liệu của chính quyền và quân đội Mỹ có liên quan đến các hoạt động quân sự và tình báo ở Việt Nam (1954 – 1975). Việc sử dụng và khai thác khối tài liệu của Việt Nam Cộng hòa về đường Trường Sơn hầu như chưa được chú ý tới. Ngay cuốn “5 đường mòn Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Phong – tác phẩm nghiên cứu khá kỹ và sâu về các con đường Hồ Chí Minh và có ưu điểm lớn: có sử dụng nhiều tài liệu lưu trữ (nhất là của Hoa Kỳ) nhưng tuyệt nhiên không có sự hiện diện của khối tài liệu lưu trữ của Việt Nam Cộng hòa. Đây là một khiếm khuyết mà chính nội dung trong Luận văn này đã tập trung khai thác và trình bày.

2. Mặt khác, xét về tính chân thực lịch sử: Nếu khai thác nội dung tài liệu trong khối tài liệu chữ viết của Việt Nam Cộng hòa về đường Trường Sơn

so với những kết quả nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam, về sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của đường Trường Sơn, của Bộ đội Trường Sơn, có thể thấy rất rõ sự thiếu hụt thông tin dẫn đến phản ánh có tính chất một chiều, phiến diện, thiếu chính xác. Phần này đã được phân tích và lý giải trong việc xác định giá trị sử liệu của khối tài liệu chữ viết của Việt Nam Cộng hòa về

đường Trường Sơn trong nội dung Chương 1 của Luận văn. Vì vậy, việc nghiên cứu khối tài liệu chữ viết của Việt Nam Cộng hòa về đường Trường Sơn sẽ là một nhu cầu khoa học, lịch sử để giúp ta hiểu hơn những khó khăn, gian khổ mà Bộ đội Trường Sơn đã phải chống chọi để có được chiến thắng

cuối cùng cho độc lập dân tộc. Việc nhìn cuộc chiến đã xảy ra trên con đường Trường Sơn huyền thoại từ phía những kẻ đi đánh phá, hòng hủy diệt con đường là những bằng chứng có sức thuyết phục cao. Đây chính là cơ sở có tính thuyết phục cao nhất, bằng chứng chân thực nhất trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, thái độ trân trọng của thế hệ sinh sau chiến tranh đối với những người đã hy sinh tất cả vì nền độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân hôm nay.

3. Từ tình hình nghiên cứu qua các nguồn sử liệu, từ nhu cầu nghiên cứu ngày càng đòi hỏi chính xác, khoa học và khách quan, đảm bảo tính chân thực lịch sử, việc sử dụng và khai thác khối tài liệu chữ viết của Việt Nam Cộng hòa là yêu cầu có tính cấp thiết. Việc tổ chức khoa học để khai thác và phát huy giá trị của nguồn sử liệu này là nhiệm vụ của không chỉ những người làm công tác lưu trữ, mà cả các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà giáo dục, … Kết quả nghiên cứu khối tài liệu của Việt Nam Cộng hòa chắc chắn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung các giáo trình, sách giáo khoa của các cấp học phổ thông, lịch sử chuyên ngành, … để hoàn chỉnh hơn, phản ánh đúng lịch sử như nó vốn có trong cuộc chiến tranh vừa qua. Sự thật lịch sử luôn là điều cần thiết và không bao giờ là muộn. Điều đó không chỉ cần cho những người hôm qua, hôm nay đã tham gia cuộc chiến mà còn rất cần cho các thế hệ mai sau để hiểu đúng những gì mà dân tộc Việt Nam đã phải trải qua trong suốt 20 năm kháng chiến cực kỳ gian khổ./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)