Hoạt động đối phó, chống phá nhằm ngăn chặn và vô hiệu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 70 - 78)

đường Trường Sơn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Như đã trình bày ở những hoạt động của Việt Nam Cộng hòa để phát hiện, tìm cách đánh phá một cách quyết liệt của bộ máy chiến tranh mà Mỹ - Ngụy đã thực hiện trong suốt gần 20 năm trong Chiến tranh Việt Nam, toàn bộ hệ thống tổ chức tác chiến của Việt Nam Cộng hòa đã mở hết công suất để tìm ra “biện pháp hữu hiệu nhất” – như cách nói trong các văn bản của họ nhằm triệt phá đường Trường Sơn. Tất cả các hoạt động này của Việt Nam Cộng hòa được phản ánh một cách chính xác trong hệ thống văn bản dùng để chỉ huy tác chiến, nhất là phối hợp tác chiến giữa các binh chủng, giữa Việt Nam Cộng hòa với Không quan Hoa Kỳ. Có thể liệt kê những tài liệu chính, thể hiện hoạt động của bộ máy tình báo, tham mưu, tổ chức hành quân tác chiến của Việt Nam Cộng hòa với đường Trường Sơn trong khối tài liệu của Việt Nam Cộng hòa như sau:

Thứ nhất, hệ thống các văn bản: Công văn, Bản tin tức hay Bản tin tức đặc biệt, Phiếu lượm tin, Lệnh sưu tập tin tức, … về việc phát hiện hoạt động của đường Trường Sơn.

Thứ hai, hệ thống tài liệu nghiên cứu về tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, tổ chức đời sống, phương tiện vận tải, loại hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam của Binh đoàn 559 trên đường Trường Sơn (hình 20).

Thứ ba, hệ thống văn bản tổng kết, đánh giá hoạt động và hiệu quả của

đường Trường Sơn.

Thứ tư, hệ thống Công văn, Phúc trình, Kế hoạch tác chiến chống phá

Đường Trường Sơn.

Thứ năm, hệ thống văn bản tổng kết, đánh giá hoạt động tác chiến của Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Mỹ (nhất là không quân) đã thực hiện trên đường Trường Sơn.

Toàn bộ những tài liệu nói trên được hình thành theo các giai đoạn sau:

* Giai đoạn từ 1959 – 1963.

- Phiếu trình số 44/PĐVN/CT/TD/4/M,

ngày 16/3/1962, của Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội Quốc tế gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, về khả năng xâm nhập của Việt Cộng từ Bắc vào Nam: “kính đệ bản đồ, … báo cáo … và trình bày chi tiết về các lộ trình” để nghiên cứu, đối chiếu với tài liệu của các cơ quan an ninh, tình báo đã có nhằm “giúp ích cho các cuộc hành quân chống cộng” và “yêu cầu Ủy hội Quốc tế đi thị sát bằng phi cơ trực thăng khu giới tuyến và vùng biên thùy Lào – Việt” [67, tờ số 3].

- Lệnh sưu tập tin tức số 08/62 của Phòng 2, Bộ Tư lệnh Vùng II Chiến thuật số 1119/V2CT/2/2/K, ngày 30/01/1962, về đường mòn Hồ Chí Minh. Với nội dung yêu cầu các nơi … phải đặt kế hoạch sưu tầm các đường giao liên, trạm giao liên, lực lượng, danh hiệu, … bằng các cách tiến hành sau:

“…

Đặt mật báo viên tại địa phương để dò xét.

Tổ chức quần chúng trong các đoàn dân công của VC.

Đặt trinh sát tại các đường khả nhi có giao liên của VC.

Phục kích các đoàn khả nghi bắt tù binh, tịch thu tài liệu (biện pháp có kết quả hữu hiệu nhất.

Hành quân tình báo vào các mục tiêu cần thiết.

…” [66, tờ số 1].

* Từ 1964 – 1968.

Đến giai đoạn này, việc chống phá đường Trường Sơn càng trở nên cấp thiết hơn đối với Việt Nam Cộng hòa. Đây là thời điểm đường Trường Sơn

đang gồng mình chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Một trong những hoạt động đánh phá đường Trường Sơn một cách bài bản, tàn khốc có tính hủy diệt mà quân đội Mỹ thực

hiện ở Việt Nam, đặc biệt với đường Trường Sơn

là sử dụng pháo đài bay B 52. Loại máy bay này có thể thả các loại bom trải thảm để phá hủy không chỉ con đường trên bề mặt, mà còn khoan sâu vào lòng đất để phá hủy từ trong tầng địa chất của con đường (hình 21). Ngoài ra, các loại bom phá, bom bi có tính sát thương cao cũng là những vũ khí dùng để tiêu diệt những hoạt động vận chuyển trên mặt đường. Trong hoạt động này, quân đội, tình báo Việt Nam Cộng hòa đã

phối hợp chặt chẽ với Không lực Hoa Kỳ có nhiệm vụ chỉ điểm trước khi tác chiến và kiểm tra, thống kê sau mỗi trận đánh (hình 21) [49, tờ số 98].

Ngoài ra, những hoạt động trực tiếp của quân đội, tình báo Việt Nam Cộng hòa cũng được tiến hành thể hiện qua hàng loạt các văn bản của Phủ Thủ tướng, các Bộ thuộc khối an ninh quốc gia nhằm chỉ đạo việc gấp rút lập kế hoạch ngăn chặn, đánh phá hòng vô hiệu hóa con đường. Có thể liệt kê một số tài liệu chính yếu sau:

- Công văn số 01048-BNV/CT/P1/M, ngày 04/3/1965, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa gửi đến các tỉnh trưởng, thị trưởng tất cả các tỉnh yêu cầu: “đặt kế hoạch hữu hiệu hầu chặn đứng những cuộc chuyển tải vũ khí của địch trong những ngày sắp tới”; “mở rộng mạng lưới tình báo”; “cho thi hành nhiều phi vụ ngày cũng như đêm”;“mở những cuộc hành quân” …[48, tờ số 5], nhằm chống phá, hạn chế sức chi viện của đường Trường Sơn với chiến trường miền Nam.

- Phiếu trình số 155-TTP/VoP/QV/CT, ngày 09/3/1965, của Võ Phòng (Phủ Thủ tướng), “v/v đường tiếp tế vũ khí của Bắc Việt cho VC. Miền Nam”, báo cáo với Thủ tướng việc Bộ Nội vụ “chỉ thị cho các tòa Tỉnh trưởng và Thị trưởng tìm mọi kế hoạch để chận đứng việc xâm nhập nầy” [46, tờ số 2].

- Công văn số 668-TTP/DL/VoP/QV/M, ngày 28/5/1965, của Đổng lý Văn phòng Phủ Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng nghiên cứu và trình gấp kế hoạch ngăn chặn đường xâm nhập vũ khí của Việt Cộng qua ngả biên giới Miên – Việt [46, tờ số 8].

- Bản nghiên cứu đặc biệt, 29/12/1967, của Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo, về địa bàn tiếp vận của Việt cộng trên đất nước Cam Bốt năm 1967

[85, tờ số 3].

- Bản phân tách số 1828/TTM/2, ngày 31/5/1968, của Phòng Nhì, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, về tổ chức và hoạt động của Đoàn 559 vận tải VC. năm 1968 [49, tờ 22-30].

- Đặc biệt, năm 1970 - 1971, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 – cuộc hành quân trực tiếp đánh vào địa bàn hoạt động chủ yếu của đường Trường Sơn từ Đông sang Tây Trường Sơn (cả vùng đất Hạ Lào). Việc mở chiến dịch lớn nhất này vào toàn bộ các khu vực có hoạt động của đường Trường Sơn nhằm cắt ngang con đường chiến lược này của Cách mạng Việt Nam. Một số thông tin chính về chiến dịch này [83, tờ số 1-30] như sau:

 Chiến dịch mở đầu vào ngày 08/02/1971 và kết thúc vào ngày 23/3/1971.

 Quân số tham gia: 40. 000 quân Việt Nam Cộng hòa, 6.000 quân Mỹ, một lực lượng của quân đội Thái Lan và quân đội phái hữu của Lào.

 Vũ khí, khí tài: 600 xe tăng và xe bọc thép; hơn 300 pháo các loại; gần 1.000 máy bay, trong đó có 60 máy bay lên thẳng.

Cuộc hành quân này có các hồ sơ có nội dung liên quan đến hoạt động đánh phá đường Trường Sơn:

 Hồ sơ về cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1970 – 1971. Tập 1: Lập trường của Lào với Việt Nam Cộng hòa (17/6/1970-26/5/1971) [70].

 Hồ sơ về cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1970 – 1971. Tập 2: Tương quan lực lượng và kế hoạch công phá 29/3/1971-10/4/1971 [71].

- Tập tài liệu (27/1/1967-15/7/1970), của Võ phòng và Phòng Nhì - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa, về việc kiểm điểm hoạt động của Việt cộng tại miền Nam Việt Nam năm 1966 – 1969 [50, tờ số 14-22].

- Tập kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu (từ 2/10/1974), về các chiến dịch của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Đồng minh năm 1974 [81].

đội Việt Nam Cộng hòa vẫn tung các lực lượng thám báo, không quân, pháo binh để đánh phá con đường. Trong hồ sơ số 755, phông Phủ Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa, chúng tôi còn tìm thấy được một số văn bản của quân đội, tình báo Việt Nam Cộng hòa cử thám báo, không quân đánh phá con đường với những thông tin rất chi tiết như sau:

- Tài liệu Phiếu trình số 1007/K.QN, ngày 8/1/1975, của Uỷ ban Phối hợp Tình báo quốc gia, Phủ Tổng thống, v/v phá hủy thêm một dàn hệ thống dẫn nhiên liệu của cộng sản Bắc Việt tại biên giới QK2 (hình 22) [86, tờ số 1- 2].

- Địa điểm: khu tứ giác cạnh biên giới Việt - Miên (Kontum).

- Các lần tác chiến: ngày 08/7/1974; ngày 29/11/1974; ngày 04/01/1975.

Tiếp đó, theo Công điện số 01, ngày 20/1/1975, của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu [84, tờ số 6] liên quan đến 02

đợt công kích có quy mô lớn ở Tây Bắc tỉnh Kontum trong 02 ngày 13 và 18/01/1975 của các đơn vị: Không đoàn 72 và 82 chiến thuật thuộc Sư đoàn 6 Không quân; Không đoàn 92 chiến thuật thuộc Sư đoàn 2 Không quân; Không đoàn 61 chiến thuật thuộc Sư đoàn 1 Không quân.

Tuy nhiên, qua thực tế khi tìm hiểu khối tài liệu của Việt Nam Cộng hòa về đường

Trường Sơn, chúng tôi đã tìm được rất ít các tài liệu liên quan đến hoạt động phát hiện, theo dõi và đánh phá con đường này trong giai đoạn từ 1969 – 1975. Mặc dù chúng tôi đã dùng 03 phương pháp tìm kiếm toàn phông: Mục lục hồ sơ (giấy) của 03 phông, công cụ tra tìm trên máy vi tính thông qua địa

chỉ mạng LAN của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II: http://192.168.1.4/luutru/ và

Sách chỉ dẫn của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II nhưng kết quả cho thấy tần xuất tài liệu xuất hiện về nội dung này trong giai đoạn 1969-1975 rất thấp, không nhiều như ở giai đoạn 1959 – 1968. Phải chăng do khả năng tìm kiếm để khai thác tài liệu của chúng tôi còn hạn chế, hay do tài liệu không còn giữ lại được nhiều. Những tài liệu cuối cùng của khối tài liệu về đường Trường Sơn tìm kiếm được trong giai đoạn cuối của cuộc chiến lại rơi vào những hồ sơ thuộc chuyên đề khác: Chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Đây là những tài liệu mà tình cờ chúng tôi tìm được khi nghiên cứu về

Chuyên đề chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Tất nhiên, nội dung và thời gian ban hành của những tài liệu này có liên quan đến thời gian tác chiến của chiến dịch nói trên, song có lẽ những hoạt động ghi nhận trong các tài liệu này nằm trong hệ thống các hoạt động chiến trường của Chiến dịch Tổng tiến công mùa Xuân 1975.

Một lý do khác cũng có thể liên hệ tới khi khối tài liệu về đường Trường Sơn ở giai đoạn này có số lượng ít ỏi hoàn toàn không phải do Việt Nam Cộng hòa không còn quan tâm đến đường Trường Sơn hoặc đường Trường Sơn không còn có những hoạt động làm thay đổi cục diện của chiến trường ở miền Nam. Phải chăng, trong thời gian này, những hoạt động tác chiến của Việt Nam Cộng hòa phụ thuộc vào hoạt động của Không lực Mỹ trong việc đánh phá đường Trường Sơn đã bị hạn chế theo những quy định của Hiệp định Paris 1973.

Lý do cụ thể khác cũng có thể làm giảm số lượng tài liệu có nội dung về đường Trường Sơn của Việt Nam Cộng hòa trong thời kỳ này đó là:

Thứ nhất, Hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước, quân đội Việt Nam Cộng hòa không còn được quy củ như trước kể từ cuối những năm 1971

– 1972 cho đến khi mở màn và kết thúc chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975. Vì vậy, văn bản trong toàn bộ hệ thống cơ quan, tổ chức của Việt Nam Cộng hòa thời kỳ này có thể không được ban hành và lưu trữ một cách bài bản, đồng bộ như thời kỳ Đệ Nhất và nhiệm kỳ đầu của Đệ Nhị Cộng hòa (1956 – 1968). Đây là thời kỳ xuất hiện nhiều văn bản có nội dung liên quan đến hoạt động chống phá đường Trường Sơn nhất. Thứ hai, tài liệu của các cơ quan chính quyền, quân đội Việt Nam Cộng hòa bị thất lạc hay bị thiêu hủy theo cơn lốc của một chiến dịch quân sự một ngày bằng 20 năm lớn nhất của Cách mạng Việt Nam.

Tóm lại, thực tế tài liệu có nội dung về đường Trường Sơn trong các phông tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thời kỳ này rất ít. Điều này sẽ phải có lý giải cụ thể và khoa học sau khi nghiên cứu kỹ hơn. Tuy nhiên, với những tài liệu đã phát hiện cũng đủ cho thấy, trong suốt thời gian 20 năm của cuộc Chiến tranh Việt Nam, tất cả bộ máy chiến tranh của Việt Nam Cộng hòa (và nhất là quân đội Mỹ) chưa bao giờ lơi lỏng việc theo dõi, tổ chức đánh phá triệt hạ và có ý hạ thấp vai trò của đường Trường Sơn trong cuộc chiến ở Việt Nam, nhất là ở những giai đoạn có tính quyết định đến số phận của Việt Nam Cộng hòa và sự hiện diện của quân đội Mỹ sau Hiệp định Paris. Tất cả những hoạt động của Việt Nam Cộng hòa và quân đội Mỹ đều được phản ánh khá chính xác qua khối tài liệu chữ viết của Việt Nam Cộng hòa về đường Trường Sơn đã trình bày ở trên. Chính vì vậy, đây là một nguồn sử liệu có giá trị, phản ánh một góc nhìn mới, khác so với những gì đã biết về con đường này từ những người mở và giữ đường. Đó là những chi tiết lịch sử có độ tin cậy về lịch sử hoạt động của đường Trường Sơn từ phía bên kia chiến tuyến – hoạt động đánh phá, vô hiệu hóa con đường vận tải chiến lược của Cách mạng Việt Nam.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)