Việc theo dõi hoạt động và phát triển đường Trường Sơn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 61 - 67)

chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trong suốt 16 năm tồn tại của con đường (1959 – 1975), việc theo dõi hoạt động của đường Trường Sơn gần như được chính quyền Việt Nam Cộng hoà tiến hành từng giờ, từng phút đúng nghĩa với những công việc thực hiện tác chiến trực tiếp trên chiến trường. Việc theo dõi này được tiến hành thường xuyên, liên tục với cường độ và tần xuất ngày càng cao trong suốt thời gian tồn tại chính thức của đường Trường Sơn trong Chiến tranh Việt Nam. Tài liệu thời kỳ này nằm trong 03 phông tài liệu chính của Việt Nam Cộng hòa: Phủ Tổng thống Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng hòa và Phông Phủ Thủ tướng Việt

Nam Cộng hòa. Khối tài liệu có nội dung phản ánh hoạt động của bộ máy chính quyền, tình báo, quân đội theo dõi tất cả những hoạt động lớn nhỏ, từng động thái (dù là nhỏ nhất) của đường Trường Sơn. Cũng như đã trình bày ở những nội dung trên, phần này chia thành từng giai đoạn:

* Từ 1959 – 1963.

Thời gian này, chính quyền Việt Nam Cộng

hòa tiến hành chiến dịch dồn dân, lập ấp chiến lược với quy mô cao nhất, song vẫn không quên đường Trường Sơn. Hàng loạt văn bản của các cơ quan tình báo, quân đội của Việt Nam Cộng hòa tập trung tìm hiểu, theo dõi sự hình thành và phát triển của đường Trường Sơn:

- Công văn số 871/VP/5M, ngày 22/6/1960, của Tòa Hành chánh thành phố Đà Lạt, về việc lập bản đồ các đường Việt

cộng sử dụng [61, tờ số 45].

- Phiếu chuyển số 518/VP/CTM, ngày 30/5/1960, của Văn phòng Tòa Đại biểu Chánh phủ tại Trung Nguyên Trung Phần, về gửi Bản tổng kê các đường xuyên sơn của Việt cộng đang dùng tại tỉnh Quảng Nam và Bản đồ ghi các đường cũ và đường mới được Việt cộng dùng tại miền Thượng du tỉnh Quảng Nam) [61, tờ số 43-44].

Đặc biệt, từ năm 1961, các cơ quan tình báo của Việt Nam Cộng hòa đã phát hiện sự vươn dài của con đường huyền thoại này không chỉ đến ngã ba Đông Dương mà còn xuất hiện “một con đường khác qua ngả biên giới Cao

Hình 15. Hình 14.

biệt, ngày 31/7/1963, của Phòng Nhì, Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, v/v phát hiện đường vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam qua ngả biên giới Cao Miên [46, tờ số 2-15]. Đây là văn bản đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa về việc phát hiện Đường Trường Sơn nối dài tới ngã ba Đông Dương qua biên giới Cao Miên vào lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Chuyến đầu tiên vào khoảng tháng 8/1961. Lộ trình vận chuyển này được các cơ quan tình báo, quân đội Việt Nam Cộng hòa xác lập như sau:

Thứ nhất, đường mòn Sihanouk: từ Stung Treng qua Siempang đến B. Tassaing đến vùng giáp biên giới Việt – Campuchia – Lào vào Kontum.

Thứ hai, theo Quốc lộ 19 bis (Campuchia) - Tây biên giới Campuchia giáp Pleiku.

Thứ ba, Từ đất Campuchia đến Bù Gia Mập qua sông Dak Hoyt về Phước Bình.

Thứ tư, từ Minmốt (Campuchia) vào Kàtum và chiến khu Dương Minh Châu.

Thứ năm, từ Campuchia vào khu vực Lò Gò, xóm Giữa.

Thứ sáu, từ Kompot (Campuchia) đến Kampong Trạch vào Trà Tiên (Kiên Giang).

* Năm 1964.

Ngoài các văn bản như Phiếu trình, Lệnh sưu tập tin tức, tình hình hoạt động của đường Trường Sơn nói riêng và toàn bộ các tuyến vận tải từ Bắc vào Nam trong năm này đã được Võ phòng thuộc Thủ tướng Phủ thống kê một cách tổng quát nhưng rất chi tiết trong Phiếu trình ngày 12/6/1964nhằm “nhận định lại vấn đề xâm nhập của VC. … đến các ảnh hưởng của nó hầu

tìm các biện pháp đối phó hữu hiệu” [44, tờ số 4-5]. Các số liệu liên quan đến đường Trường Sơn trong tài liệu này gồm:

 Tổ chức xâm nhập (công tác chuẩn bị, công tác xâm nhập).  Số lượng cán bộ xâm nhập (65% cán bộ quân sự, 35% cán bộ chính trị).  Thành phần, quân số, lộ trình và thời gian xâm nhập.  Số lượng vũ khí – chất nổ - dụng cụ xâm nhập. (hình 16 a, b).

Chúng ta chưa nói tới độ chính xác của các số liệu trong văn bản này, nhưng với việc xem xét những

nội dung phản ánh một cách toàn diện và khá cụ thể như vậy cho thấy chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có sự quan tâm đặc biệt và chứng tỏ phải tốn rất nhiều công sức, lực lượng để có được kết quả đó. Chắc chắn, các cơ quan tham mưu quân đội, tình báo, bảo an của Việt Nam Cộng hòa có trình độ rất chuyên nghiệp và đã tập trung cao độ trong việc theo dõi, nghiên cứu về hoạt động của đường Trường Sơn để có được những số liệu như vậy.

* Từ năm 1965 - 1968

- Phiếu trình số 155-TTP/VoP/QV/CT, ngày 09/3/1965, của Võ Phòng, Phủ Thủ tướng “về đường tiếp tế vũ khí của Bắc Việt cho VC. ở Miền Nam” [46, tờ số 2].

Hình 16a

- Phiếu trình số 2850/PTUTB/R, ngày 14/5/1965, của Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo về “VC. xâm nhập vũ khí qua biên giới Việt Miên” [85, tờ số 5].

- Phiếu trình số 358-TTP/VoP/QV/CT, ngày 20/5/1965, của Võ Phòng, Phủ Thủ tướng “về VC. xâm nhập vũ khí qua biên giới Việt - Miên” [46, tờ số 4].

- Công văn số 668-TTP/DL/VOP/QV/M, ngày 28/5/1965, của Đổng lý Văn phòng Phủ thủ tướng “về việc ngăn chặn VC. xâm nhập vũ khí qua ngả biên giới Miên – Việt” [46, tờ số 8].

- Công văn số 2319 QP/QS/2/M, ngày 31/8/1966, của Bộ Quốc phòng gửi Đổng lý Văn phòng Phủ Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương, về việc VC. được tiếp tế qua ngả Cao Miên [46, tờ số 10].

- Tài liệu của Bộ Quốc phòng v/v Việt cộng miền Nam được tiếp tế qua ngả Cao Miên năm 1966 (hình 14) [46, tờ số 12].

- Bảng phân phối số 00274/TTM/2/TTOB/2, 31/12/1966, của Phòng Nhì, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, về sự xâm nhập của VC [46, tờ số 13].

- Bản nghiên cứu đặc biệt (tối mật, khẩn) số 023/PTUTB/R/TU ngày 29/12/1967 của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo nhận định về địa bàn tiếp vận của Việt Cộng trên đất nước Cam Bốt năm 1967 [85, tờ số 3].

- Phiếu trình số 62/P.Th.T/VoP/QV/2, của Võ Phòng - Phủ Thủ tướng,

về Kiểm điểm hoạt động quân sự Việt cộng tại miền Nam Việt Nam năm 1967

[46, tờ số 15].

Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, việc theo dõi sự phát triển và hoạt động của đường Trường Sơn càng là những nhiệm vụ tối quan trọng, tối cấp

thiết mà các cơ quan quân đội, tình báo Việt Nam Cộng hòa phải tiến hành

(hình 17). Có thể thống kê một số tài liệu tiêu biểu của hoạt động này như sau:

- Phiếu trình Thủ tướng số 194/P.Th.T/VoP/QV/2, ngày 12/6/1968, của Võ Phòng (Phủ Thủ tướng), về tổ chức và hoạt động của Đoàn 559 vận tải Việt cộng trên cơ sở những tin tức tình báo

do Sư đoàn 1, Không kỵ Hoa Kỳ và Chiến đoàn 1 nhảy dù cung cấp đã tổng kết một cách chi tiết những thông tin quan trọng về việc “Đoàn 559 vận tải VC. hiện đang hoạt động tiếp vận quy mô cho chiến trường tại Miền Nam” [50, tờ số 14-22].

- Bản phân tách số 1828/TTM/2 ngày 31/5/1968 của Phòng Nhì, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa về “Xâm nhập và tiếp vận địch năm 1968”, xác định có “270 có đường mới nối liền hệ

thống đường mòn Hồ Chí Minh chạy sâu và lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa”, và về tiếp vận“được đẩy mạnh bằng cơ giới” chi viện cho các mặt trận: Tây Nguyên, Quảng Đà, Trị Thiên, Tính Ngãi đồng thời phát hiện các hướng tiếp vận mới từ biên giới Việt – Miên [50, tờ số 3-7].

- Tài liệu số 62/P.Th.T/VoP/QV/2, của Võ phòng, Phòng Nhì - Bộ Tổng Tham mưu, về việc kiểm điểm hoạt động của Việt cộng tại miền Nam Việt Nam năm 1966-1969 [50, tờ 25].

Qua những con số thống kê như trên, có thể khẳng định, hệ thống cơ quan chính quyền, tình báo, quân đội, bảo an của Việt Nam Cộng hòa luôn

trong trạng thái hoạt động thường trực cao nhất để theo dõi nhằm phát hiện tất cả các hoạt động, trên từng tuyến vận tải của đường Trường Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)