Thực trạng phát huy giá trị khối tài liệu về đường Trường Sơn tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 82 - 85)

tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia II.

Trước đây, việc tổ chức khoa học trong khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia nói chung và tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II nói riêng tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn gói gọn trong những quy định có tính kế hoạch của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Kể từ khi có Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg, ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, công tác khai thác và phát huy giá trị tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, trong đó có Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, đã có nhiều bước tiến mới. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II đã được tổ chức khai thác một cách chủ động. Giá trị tài liệu lưu trữ được phát huy nhiều trong những dịp kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước và phục vụ cho những nhu cầu

chính đáng của xã hội. Do vậy, việc công bố, tổ chức khai thác tài liệu lưu trữ hoàn toàn không chỉ theo chu kỳ “đến hẹn lại lên” mà mang tính chủ động hơn, cụ thể:

- Tổ chức sự kiện theo kế hoạch của các dự án.

- Tổ chức theo thời gian kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử. Những hoạt động nói trên được thực hiện dưới các hình thức: phục vụ nghiên cứu sử dụng tại phòng đọc, tổ chức triển lãm, công bố các bài giới thiệu, bài nghiên cứu trên các báo, trên tạp chí chuyên ngành, xuất bản sách và trao đổi tài liệu với cơ quan lưu trữ của nước ngoài (nhất là những quốc gia đã từng can dự vào chiến tranh Việt Nam). Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, Trung tâm đã có những hoạt động tích cực để phát huy giá trị khối tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, tiêu biểu như:

- Ngày 22/4/2009, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II phối hợp với Ban Quản lý Hội trường Thống Nhất tổ chức Trưng bày nhân kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh với chủ đề “Đường Trường Sơn qua tài liệu lưu trữ” tại Dinh Độc lập. Nhiều ảnh tư liệu chiến trường của cơ quan Thông tấn xã Việt Nam chụp các chiến sĩ đang mở đường, chuyển quân và chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh; hơn 1.000 trang tài liệu nghiên cứu, báo cáo mật và tuyệt mật của tình báo và quân đội Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam trước năm 1975 lần đầu tiên được công bố, giới thiệu trước công chúng. Qua đó cho thấy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh là tuyến đường huyết mạch vận chuyển hàng hóa, vũ khí, đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam, đồng thời là ý chí quyết chiến, quyết thắng không ngại mất mát hy sinh của Bộ đội Trường Sơn nhằm giữ vững con đường huyết mạch của Cách mạng. Đặc biệt qua trưng bày cho thấy quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn trước năm 1975 đã

nghiên cứu cung đường Hồ Chí Minh huyền thoại đến từng “chân tơ kẽ tóc” nhưng cuối cùng vẫn thất bại thảm hại.

- Tháng 5 năm 2010, cũng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II đã phối hợp với Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam giới thiệu Chuyên đề về Đường Trường Sơn với một chùm 7 bài trên Tạp chí số 5 năm 2010. Đây là những bài viết được sử dụng thông tin từ những tư liệu, tài liệu lưu trữ về đường Trường Sơn của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II.

- Tháng 12 năm 2009, để kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản 2 cuốn sách:“Cuộc Tổng tiến công của quân giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1968 (qua tài liệu lưu trữ của chính quyền Sài Gòn)” (In xong và nộp lưu chiểu tháng 01 năm 2010). Nội dung cuốn sách được biên soạn từ những tư liệu của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975 và cũng là một hướng tiếp cận mới trong việc khai thác thông tin giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968; và cuốn “Về đại thắng mùa Xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” (In xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2010), được biên soạn, tuyển chọn trên cơ sở tập hợp những tài liệu của chính quyền Sài Gòn thu thập, ghi chép về những sự kiện lịch sử diễn ra trong giai đoạn từ khi Hiệp định Paris năm 1973 được ký kết đến kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975. Cho dù qua tư liệu mà chính quyền Sài Gòn và báo chí phía bên kia để lại đã không thể phản ánh đầy đủ về biên niên sự kiện, về nguyên nhân thất bại và những thương vong, tổn thất của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng lịch sử luôn được quy chiếu trên cơ sở các sự kiện và sự thật. Do vậy

hướng tiếp cận khác, để qua đó càng hiểu thêm về ý nghĩa vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Cũng nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15/4/2010, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II đã phối hợp với Ban Quản lý Hội trường Thống nhất tổ chức Trưng bày chuyên đề “Từ Hiệp định Paris đến chiến dịch Hồ Chí Minh qua tài liệu lưu trữ” tại Dinh Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Với trên 100 tài liệu lưu trữ, 68 hình ảnh và các tư liệu sách, báo, hiện vật liên quan đến Hiệp định Paris và Chiến dịch Hồ Chí Minh hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Bảo tàng Lực lượng vũ trang Quân khu 7 và các nhân chứng lịch sử cung cấp. Số tài liệu do Trung tâm Lưu trữ quốc gia II cung cấp là những tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975 được xếp vào loại mật, tối mật, phản ánh rõ nét âm mưu, thủ đoạn hòng chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam của Mỹ - Nguỵ.

Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, một số hoạt động nhằm phát huy giá trị của khối tài liệu chữ viết về đường Trường Sơn mà Trung tâm Lưu trữ quốc gia II còn bảo quản được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đa dạng và linh hoạt với sự cộng tác chặt chẽ hơn giữa Trung tâm Lưu trữ quốc gia II với các cơ quan, các nhà nghiên cứu đang rất quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)