Sự nhìn nhận, đánh giá của chính quyền Việt Nam Cộng hoà về vai trò và ảnh hƣởng của đường Trường Sơn trong chiến tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 67 - 70)

về vai trò và ảnh hƣởng của đường Trường Sơn trong chiến tranh.

Có thể nhận thấy rất rõ sự xuất hiện của đường Trường Sơn ngay từ những ngày đầu đã trở thành mối lo, một nguy cơ và hiểm họa tiềm tàng đối với sự tồn vong của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Điều này được thể hiện rõ qua những nhận định, đánh giá nhất là các bảng tổng kết, nhận định trong hàng loạt văn bản của các cơ quan phụ trách về an ninh, quốc phòng của chính quyền này. Có thể điểm qua những nhận định, đánh giá về đường Trường Sơn của các cơ quan tổ chức giữ vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền, quân đội, an ninh, tình báo của Việt Nam Cộng hòa như sau:

Một trong những văn bản ban hành sớm nhất có nội dung đề cập đến vai trò của đường Trường Sơn trong khối tài liệu của Việt Nam Cộng hòa là

Phiếu trình số 0036/PĐVN/QV/III/TM trình Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống của Phái đoàn giao dịch với Ủy hội Quốc tế trực thuộc Phủ Tổng thống, ngày 06/1/1958 gửi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa. Nội dung văn bản có đoạn: “Hiện giờ, con đường ấy tuy không được Việt Cộng thông dụng như cũ, nhưng vẫn là một đạo lộ rất bí mật và khó kiểm soát để chúng đưa một đạo quân bí mật bất thần vào miền Nam. Bởi vậy mà ở trên con đường ấy, ở mỗi chặng chúng đặt một chiến khu mà hiện nay có thể còn quân hay cán bộ của chúng đóng.

Nếu có sự bùng nổ chiến tranh, thời con đường ấy rất lợi hại cho Việt Cộng, mà ngay bây giờ, sự xâm nhập miền Nam bằng những toán quân nhỏ có khí giới có thể từ con đường đó vào các ngả trong vùng Thượng du Trung phần” [57, tờ số 4-5]. Như vậy, ngay từ trước khi con đường chính thức được

khai sinh (19/5/1959), tiền đề xuất hiện của đường Trường Sơn đã là một sự lo ngại lớn, một yêu cầu phải đầu tư nhiều công sức của Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 30/01/1963, trong Văn bản số 00226/TTM/2/6/K, của Phòng Nhì, Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng gửi cho toàn bộ gần 30 cơ quan, văn phòng của bộ máy an ninh quốc gia Việt Nam Cộng hòa “Nhận định về xâm nhập của V.C. và V.N.C.H. đến cuối 1962(hình 18) [44, tờ số 3] cho thấy, để có được những số liệu thống kê về hoạt động của đường Trường Sơn và trình bày một cách chi tiết, tường tận (hình 17) [50, tờ số 26] trong văn bản này, bộ máy quân đội, tình báo của Việt Nam Cộng hòa đã có cường độ làm việc rất cao, sự theo dõi đặc biệt hoạt động của đường Trường Sơn và tác động của nó vào cục diện chiến trường không chỉ ở miền Nam mà cả Việt Nam và Đông Dương.

Đặc biệt, trong Bản đệ trình Tổng thống, của Tham mưu biệt bộ thuộc Phủ Tổng thống Đệ Nhất Cộng hòa [44, tờ số 8-9] thì nội dung của mục III- “Ảnh hưởng của cuộc xâm nhập VC.” là nội dung nổi bật nhất trong bản báo cáo này. Trong đó có những đánh giá về sự tác động

tích cực, toàn diện và rất cụ thể của đường Trường Sơn với Cách mạng miền Nam, chiến trường miền Nam trong giai đoạn 1959 – 1962. Thời điểm này trùng với thời kỳ khởi nghĩa vũ trang của Cách mạng miền Nam theo Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao động Việt Nam mà mở đầu là phong trào Đồng khởi ở Bến Tre và rộng khắp miền Nam. Những nhận định này gần như một

dự báo cho ngày cáo chung với chính thể Đệ Nhất Cộng hòa của Ngô Đình Diệm:

Đối với Miền Nam, cuộc xâm nhập của cán bộ Miền Bắc đã đem lại một sinh lực mới cho đồng bọn trong khoảng thời gian từ 1959 – 1962 và làm cho tình hình Miền Nam trở nên trầm trọng.

Về quân sự, trạng thái chiến tranh thay đổi rõ rệt từ hoạt động du kích lẻ tẻ đến những trận công đồn đả viện quy mô. Tại Nam phần, đã có lần VC. dự tính cho giai đoạn tổng tấn công (hạ bán niên 1961). Hỏa lực của lực lượng chủ lực đã tăng gấp bội nhờ hành lang tiếp vận qua lối Ai Lao.

… Tại Nam phần, sự xâm nhập của VC. Chỉ đáng kể từ đầu 1962 khi sự phân phối cán bộ cho Trung phần đã tạm đủ.

Tháng 3/1962, … các đơn vị chủ lực tăng thêm, kỹ thuật chiến đấu được cải thiện nhiều so với các đơn vị chủ lực sẵn có từ trước. VC. đã chọn miền Đông làm “Điểm” miền Tây làm “Diện” để tiêu hao sinh lực QĐ Việt Nam Cộng hòa” [44, tờ số 9].

Trong Phiếu đệ trình NG Cố vấn chính trị Phủ Tổng thống số 01347/TTM/2/6, ngày 24/6/1963, của Phòng Nhì – Tổng Tham mưu Bộ Quốc phòng tham chiếu Văn thư mật số 1997/CV/VP/M, ngày 20/6/1963 [44, tờ số 10], khi nói về đặc điểm về cuộc xâm nhập của VC. vào miền Nam (hình 19)

đã nêu lên tầm quan trọng của cuộc xâm nhập quan hai ngả Hạ Lào và Cam Bốt vào lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.

Từ 1964 – 1975, giai đoạn gần như nằm trọn trong 02 nhiệm kỳ của chính thể Đệ Nhị Cộng hòa. Lúc này chiến sự ở chiến trường miền Nam càng trở nên ác liệt. Những chiến dịch lớn do Cách mạng miền Nam phát động với sự hỗ trợ của miền

Bắc XHCN được nổ ra: Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, chiến dịch đánh

và giữ thành cổ Quảng Trị và đặc biệt là Chiến dịch Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Vì thế, đường Trường Sơn càng có những hoạt động rộng về diện, chuyên sâu về phương thức tiến hành để đạt hiệu quả vận chuyển người và vũ khí, trang thiết bị quân sự ở mức cao nhất trong hoàn cảnh bị đánh phá ác liệt nhất. Điều này được ghi nhận khá đầy đủ trong khối tài liệu đã giới thiệu của Phủ Tổng thống và Phủ Thủ tướng thời Đệ Nhị Cộng hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhìn nhận của chính quyền việt nam cộng hòa về đường trường sơn qua tài liệu lưu trữ chữ viết bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia II (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)