7. Kết cấu luận văn
1.2. Một số khái niệm về văn hóa và biểu tƣợng, sản phẩm linh vật không phù hợp vớ
phù hợp với văn hóa Việt Nam
1.2.1. Khái niệm về Văn hóa Việt; Di sản văn hóa Việt
Trước tiên để hiểu rõ ngọn nguồn rồi có thể phân biệt và sử dụng đúng cách, đúng mục đích được biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt một cách tỏ tường nhất. Chúng ta cần nắm chắc lý thuyết về Văn hóa Việt và Di sản văn hóa Việt bởi những biểu tượng, sản phẩm linh vật đó đều thuộc di sản văn hóa vật thể mà cha ông ta để lại.
Ngoài định nghĩa văn hoá của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hoá đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” còn có định nghĩa của Edward Bur Tylor (nhà nhân học người Anh), Federico Mayor Zaragoza (cựu Tổng giám đốc UNESCO từ 1987 – 1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đào Duy Anh, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm, Hoàng Trinh, Phạm Xuân Nam…
Tính ổn định và giá trị dẫn đường của Đề cương văn hoá Việt Nam có giá trị lâu dài tới mức 55 năm sau, sau bao cuộc thăng trầm của đất nước, dân tộc và cách mạng Việt Nam, ngày 16/7/1998, Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII mới ra bản Nghị quyết số 03 “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (thường được gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 5 về văn hoá), là bản Nghị quyết thứ hai của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Đưa rõ khái niệm về nền văn hoá Việt Nam. “Nền văn hoá Việt Nam hiện nay là những giá trị vật chất và tinh thần của con người Việt Nam, được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm, trong sự giao lưu, tiếp biến với văn hoá nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, nên chứa đựng cả yếu tố tích cực và hạn chế. Con người Việt Nam là trung tâm, là kết tinh của văn hoá Việt Nam.”
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng.Tuy nhiên, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng.
Trước tình hình đó, ngày 9/6/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Với mục tiêu chung “Xây dựng nền
văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của ã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Theo Luật Di sản Việt Nam ban hành tháng 6, năm 2001 Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Điều 4, Luật Di sản Việt Nam ban hành tháng 6, năm 2001 quy định Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1.2.2 Khái niệm về biểu tượng, sản phẩm linh vật phù hợp với văn hóa Việt
Văn hoá là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, nó bao la như chính cuộc sống của loài người. Đó là vấn đề thuộc về mặt nhận thức của con người trong toàn bộ cách nhìn, cách ứng xử của cá nhân đối với tự nhiên và cộng đồng xã hội. Có thể nói, văn hoá là sự hiểu biết, là phương thức hoạt động sống của con người và là những kinh nghiệm do con người đúc kết được trong quá trình lịch sử hình thành nên đời sống
của nhân loại. Trong thời kỳ hội nhập này theo nhà sử học Dương Trung Quốc “Với
các biểu trưng văn hóa ngoại lai, chúng ta không kỳ thị nhưng phải gìn giữ được sức đề kháng mà ông cha ta đã truyền trao qua các thế hệ để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta luôn coi sức mạnh bắt nguồn từ bản sắc văn hóa là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu để chiến thắng” Để hiểu rõ thế nào là biểu tượng, sản phẩm linh vật phù hợp với văn hóa Việt trước tiên cần hiểu rõ biểu tượng là gì? Linh vật là gì?
Biểu tượng trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: "bày ra", "trình bày", "dấu hiệu", để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có nghĩa là "hình tượng".
Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng.
Theo tìm hiểu của tôi, từ linh vật trong tiếng Anh là holy animal hay sacred animal là con vật được sử dụng trong các tín ngưỡng thờ động vật (animal worship) thể hiện sự tôn kính con vật, thường thông qua sự kết nối của nó với một vị thần đặc biệt. Theo đó, các vị thần được thể hiện dưới hình dạng động vật nhưng hoàn toàn không phải là sự thờ phụng chính con vật đó. Thay vào đó, sức mạnh thiêng liêng của vị thần được thể hiện trong một con vật thích hợp như là hóa thân của chính vị thần này 4.[47.tr110]
Linh vật là một thuật ngữ dùng để chỉ cho bất cứ biểu tượng chính thức nào, cho bất kỳ cá nhân nào, động vật và các đối tượng, chủ đề nào mà mang lại sự may mắn.[46.tr8] Theo định nghĩa này, linh vật là biểu tượng may mắn, nó có thể là động vật, cây cối hay con người... Còn trong công văn số 2662 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, linh vật được nhìn nhận là "sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác”
Ở đây tác giả luận văn chú trọng vào linh vật Nghê bởi theo tìm hiểu của tôi bên cạnh hệ thống tứ linh (long, ly, quy, phượng), nghê là một trong những linh vật phổ biến trong không gian tín ngưỡng của người Việt. Nó xuất hiện từ khá sớm và đi suốt chiều dài lịch sử từ dân gian đến cung đình, trong đó, hai không gian mà nghê xuất hiện rất nhiều là đình và chùa. Một trong những bằng chứng quan trọng cho thấy sự xuất hiện của nghê là văn bia “Minh tịnh tự bi văn” thời Lý (tìm thấy ở nghè thôn Tế Độ, xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Nghê là con vật mang tính hư cấu và chính sự hư cấu này tạo nên bản sắc Việt cho nghê. Nó thể hiện sự sáng tạo của những người nghệ nhân Việt. Trong tâm thức của người Việt, con nghê có hình dạng cơ bản là con chó. Hay nói khác đi, con nghê chính là con chó biến điệu ra. Tuy nhiên, cũng như các linh vật khác, tạo hình nghê có sự biến hóa và thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, do nhu cầu thiêng hóa, nghê có nhiều dạng thức khác nhau như: sư tử nghê, long nghê, kỳ lân nghê, khuyển nghê.
Hình 1.1 Nghê Việt tại đình Lâu Thượng - Phú Thọ thế kỷ XVIII
Trước thực trạng nhiều địa phương trưng bày, sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với văn hóa Việt Nam ở cổng, cửa khu di tích, đình, chùa, công sở...không phù hợp với văn hóa Việt ở đây chủ yếu nói về sư tử đá.
Hình 1.2 Sư tử đá Trung Quốc tại Viện kiểm sát Hạ Long, Quảng Ninh
“Sư tử là một động vật có thật, tuy không phải là sinh vật bản địa của người Trung Quốc nhưng đã từ rất lâu trở thành một phần máu thịt của văn hóa Trung Hoa. Nó biểu tượng cho quyền uy và sức mạnh”[49.tr36] thực tế, ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ. Đặc điểm chung sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa.
1.3 Vai trò của báo điện tử trong thông tin về văn hóa Việt Nam
BĐT là một loại hình báo chí mang những đặc điểm riêng khác biệt so với các loại hình báo chí truyền thống. Đó là sự mới mẻ, tính hiện đại với những ứng dụng kỹ thuật và phương tiện thông tin tiên tiến. BĐT mang một lượng thông tin khổng lồ, không bị giới hạn bởi bất cứ điều gì. Với khả năng cung cấp lượng thông tin lớn, nhanh chóng và cập nhật độc giả BĐT có thể tìm thấy “một vũ trụ thông tin” từ internet…Chính sự khác biệt này đã khiến báo điện tử có vai trò to lớn trong việc phản ánh vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt.
Xét về nội dung truyền tải, BĐT có những lợi thế mà báo in thậm chí cả phát thanh - truyền hình cũng phải kính nể. Xét về công nghệ, với những ưu thế vượt trội khi tích hợp chữ viết, âm thanh cho đến những hình ảnh cả tĩnh và động… BĐT đã trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là việc đưa tin nhanh nhạy, không giới hạn khuôn khổ khiến cho những thông tin, hình ảnh về các
biểu tượng, sản phẩm linh vật cập nhật tức thì và đầy đủ. Điều này được minh chứng ở nhiều số lượng và chất lượng các bài viết phản ánh về hiện sử dụng các biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt đem đến cái nhìn toàn cảnh, nhiều chiều cho người dân trong nước.
Theo tôi vai trò của báo chí là khá nhiều, khi công văn 2662 mới ra đời thì việc đấu tranh, tranh cãi giữa các luồng quan điểm rất dữ dội giữa một bên bảo vệ quan điểm các nơi thờ tự, tín ngưỡng, công sở…của người Việt thì chỉ dùng linh vật Việt còn một bên cho răng không nên bài Trung Quốc cực đoan nhân các mâu thuẫn về chinh trị, lãnh thổ và lãnh hải. Báo chí đã làm tốt việc phản ánh cả hai luồng quan điểm đó nhưng đến thời điểm này thì số đông người đều ủng hộ quan điểm là nơi thờ tự, linh thiêng hoặc công sở nên dùng linh vật Việt. Tất nhiên không thể dùng biện pháp cưỡng chế hay ép các công ty, cơ sở tư nhân phải dùng linh vật Việt hay Tàu nhưng báo chí đã tác động đến họ thông qua tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu để phân biệt linh vật Việt và Trung Quốc về cách tạo hình cũng như ý nghĩa của hai linh vật này trong đời sống. Như việc sư tử Trung Quốc thường dùng để canh giữ các hầm mộ, nhiều người khi hỏi lần đầu mới biết vấn đề này và họ nhận thức được và không dùng nó nữa bới ý nghĩa biểu tượng của nó không phải như lâu nay họ vẫn nghĩ.[PV2]
Hiện nay vẫn còn một bộ phận người dân (có cả cán bộ làm công tác quản lý nhà nước) không biết, không phân biệt được tượng, hiện vật ngoại lai, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm ngoại lai? các sản phẩm truyền thống của Việt Nam? Phần lớn nhân dân không biết việc cúng tiến tượng linh vật, đồ thờ vào di tích lịch sử văn hóa mà chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước là vi phạm Luật Di sản văn hóa.
Nhiều người không biết hiện nay trong các công trình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam hiện còn lưu giữ được nhiều tượng sư tử, nghê, lân, sấu mang những đặc trưng riêng của Việt Nam.
Theo quan niệm, các sản phẩm ngoại lai hiện trưng bầy trong di tích, nơi thờ tự. công sở có mang ý nghĩa tâm linh, vì vậy việc loại bỏ, di dời hết sức phực tạp. Ngoài vấn đề tâm linh, ở các địa phương, đối với cán bộ thực hiện việc loại bỏ, di dời các biểu tượng, linh vật... ra khỏi di tích còn vướng mắc bởi quan hệ thân nhân, dòng tộc, sự cả nể, né tránh...
Một số địa phương, Bộ, ban, ngành chưa thực sự cùng vào cuộc để tuyên truyền, vận động người dân di dời các hiện vật và tượng linh vật ngoại lai. Đặc biệt hiện nay còn nhiều cơ quan công sở nhà nước vẫn còn trưng bày tượng sư tử đá mẫu Trung Quốc, châu Âu. Điều này ít nhiều đã tác động tiêu cực tới công tác tuyên truyền thực hiện Công văn số 2662.
Thời gian qua, nhiều sách giới thiệu hoa văn trang trí, tượng… truyền thống của nước ngoài, đặc biệt của Trung Quốc được dịch và giới thiệu ở Việt Nam với giá thành rẻ, phát hành rộng. Nghệ nhân của Việt Nam dễ dàng tiếp cận các ấn phẩm này, mua về và lấy mẫu sử dụng để chế tác các sản phẩm của mình. Từ đó các mẫu hoa văn, sản phẩm mang yếu tố của nước ngoài, của Trung Quốc được nhân bản và phát triển mạnh. Trong khi đó, ở nước ta việc xuất bản các sách giới thiệu về hoa văn, tượng, sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam còn thiếu, nếu xuất bản thì số lượng hết sức hạn chế, giá thành cao, chủ yếu đáp ứng các nhà nghiên cứu mà chưa đến được các làng nghề, các nghệ nhân.
Hiện nay, tại nhiều di tích đã được xếp hạng còn bày đặt đồ thờ, tượng sư tử đá (kiểu Trung Quốc, châu Âu), đèn chùm, đèn lồng, bình lọ, hoa trang trí... không phù hợp truyền thống Việt Nam, đặc biệt đã vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa nhưng không bị xử lý. Nguyên nhân do cán bộ quản lý còn buông lỏng, ngại va chạm, ngại đụng chạm vấn đề tâm linh, chưa sâu sát với di tích và cộng đồng địa phương để tìm cách tháo gỡ, tuyên truyền vận động cũng như thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa theo tinh thần của Công văn số 2662. Cán bộ các cấp thực hiện văn bản chỉ đạo không nghiêm đã tạo ra dư luận xã hội không tốt về tính nghiêm túc của Công văn số 2662 cũng như Luật Di sản văn hóa.
Tại các tỉnh miền Trung, Nam Bộ, các khu công nghiệp có cộng đồng người nước ngoài sinh sống, mỹ thuật truyền thống đã có giao lưu văn hóa với người Hoa, Chăm, Kh‟me nên việc giáo dục, tuyên truyền bày đặt tượng sư tử đá ngoại lai hết sức khó khăn, đòi hỏi phải tuyên truyền văn hóa truyền thống Việt Nam mạnh mẽ thì mới có hiệu quả nâng cao ý thức và trách nhiệm người dân.
So với thực trạng sử dụng tràn lan những biểu tượng, sản phẩm không phù hợp với văn hóa Việt cách đây nhiều năm thì đã đạt được một số kết quả tốt làm