.9 Công chúng tương tác với công chúng trên báo Vnexpress

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 54)

Ý kiến bạn đọc là một trong những hình thức kết hợp tương tác giữa công chúng với công chúng, tác giả với công chúng. Đây là một hình thức khá hay và hấp dẫn hiện nay, tuy nhiên các tòa soạn cũng phải cẩn thận với “con dao hai lưỡi này” bởi cần kiểm soát chặt chẽ các comment để các thế lực thù địch lợi dụng đưa những quan điểm chống đối Đảng, Nhà nước qua hình thức này.

Nhìn chung, tính tương tác của BĐT được thể hiện khá đa dạng, phong phú. Tính tương tác có tác động không nhỏ đến cơ quan báo chí, các nhà báo phóng viên

và sức ảnh hưởng của tờ BĐT. Các nhà quản lý các BĐT hãy quan tâm hơn nữa đến khai thác và phát huy hiệu quả của báo mình vì đó là chìa khóa để giữ chân công chúng của các tờ BĐT đó.

2.2.2 Nội dung

Biểu đồ 2.10 Khảo sát độc giả về nội dung thông tin liên quan đến vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt

Nội dung thông tin Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa bao giờ Các thông tin phản ánh thực trạng 113 56,5% 41 20,5% 19 9,5% 6 - 3%

Các thông tin về những quy định, chế tài xử lý vi phạm

4 - 2% 59 29,5% 27

13,5%

105 52,5%

Các ý kiến của chuyên gia 11

5,5%

147 73,5% 32 16% 6 - 3%

Các bình luận hay phản ánh của độc giả 52 26% 111 55,5% 25 12,5% 6 - 3% Giải pháp cho các làng nghề 6 - 3% 33 16,5% 101 50.5% 56 28% Thông tin chỉ dẫn về biểu tượng, sản

phẩm, linh vật thuần Việt

Qua khảo sát kết quả cho thấy có 06 chủ đề về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt được các báo quan tâm đó là: Các thông tin phản ánh thực trạng, Các thông tin về những quy định, chế tài xử lý vi phạm, Các ý kiến của chuyên gia, Các bình luận hay phản ánh của độc giả, Giải pháp cho các làng nghề và Thông tin chỉ dẫn về biểu tượng, sản phẩm, linh vật thuần Việt

2.2.2.1 Các thông tin phản ánh thực trạng

Qua biểu đồ ta thấy 56,5% các thông tin thường xuyên phản ánh thực trạng về sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt trên báo điện tử. Nhìn qua biểu đồ ta thấy rất rõ các BĐT hầu như tập trung những thông tin phản ánh thực trạng vấn đề qua nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau:

Một loạt bài đăng phản ánh tình trạng sư tử đá tràn lan tại các không gian như “Sư tử ngoại canh cửa nhiều đền chùa ở Quảng Ninh”; “Nhiều sư tử đá ngoại lai ở đình cổ nhất Cần Thơ”, “Linh vật ngoại lai canh cửa Viện Kiểm sát Hạ Long”…của Vnexpress thông tin tới độc giả thấy rõ hơn thực trạng sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt tại nhiều nơi trong cả nước không phân biệt vùng miền, di tích, đền chùa hay cơ quan nhà nước. Các bài viết đều có hình ảnh rõ ràng, chân thực làm cho độc giả lo lắng trước về hiện tượng này đang dần phổ biến làm hoang mang không nhận biết được đúng, sai trong việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt.

Báo Tuổi trẻ lại chọn một góc nhìn khác để phản ánh thực trạng “ Linh vật ngoại lai: mang chôn hay đập bỏ?” được đăng ngày 13/1/2015 của tác giả Vũ Viết Tuân. Tác giả đã phản ánh một thực trạng đó là sau khi công văn 2662 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có hiệu lực thì nhiều địa phương trong cả nước chưa biết giải quyết các linh vật ngoại lai đó như thế nào. Tác giả đưa nhiều ý kiến chuyên gia, chọn một ý kiến rất hấp dẫn và đắt làm box trong bài viết thu hút được độc giả.

Việc tìm địa điểm di chuyển, tập kết các hiện vật ngoại lai gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi các quận, huyện hỏi ý kiến chúng tôi, chúng tôi cũng chỉ biết trả lời họ rằng thôi di chuyển đi đâu cũng được

Ông Trương Minh Tiến (phó giám đốc Sở VH- TT&DL TP Hà Nội)

Một khía cạnh về thực trạng nữa được đề cập là “Làng chế tác linh vật ngoại lai lớn nhất nước”(vnexpress) khi có công văn cấm sử dụng những biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt đã xảy ra hiệu ứng domino mà làng nghề là một trong những đối tượng chịu hậu quả nặng nề về kinh tế. Do thiếu hiểu biết mà tại các làng nghề đó rất nhiều linh vật ngoại lai với đủ mẫu Trung Quốc, Châu Âu. Câu hỏi đặt ra cho làng nghề khi phải xử lý những sản phẩm sao chép đó.

52,5% người được khảo sát cho rằng những thông in về quy định, chế tài xử

lý vi phạm chưa bao giờ xuất hiện. Bởi vìbáo chí cần xác định những “điểm nóng”

để tiến hành các biện pháp thuyết phục tự nguyện di dời thay vì “cưỡng chế”. Không nên để đâu đó hiểu nhầm rằng chúng ta bài ngoại vô căn cứ vì vậy việc thuyết phục mềm dẻo để người dân thấu hiểu đi đến quyết định tự nguyện di dời là việc làm quan trọng nhất.

Qua khảo sát có 55,5% bài viết có các bình luận hay phản ánh của độc giả. Đây là một con số đáng mừng thể hiện sự quan tâm của độc giả đến vấn đề văn hóa dân tộc.

Hình 2.11 Ý kiến bạn đọc trên BĐT Vne press

Có những bài viết của Vnexpress được bạn đọc quan tâm lên đến hơn ba nghìn lượt thích, đa phần đều lên tiếng phản đối trước thực trạng sử dụng tràn lan biểu tượng, sản phẩm linh vật ngoại lai.

2.2.2.2 Các ý kiến của chuyên gia

Trong vòng 20 năm trở lại đây, văn hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam trở thành làn sóng mạnh mẽ, người dân tiếp thu nhanh chóng bởi sự sẵn có, rẻ tiền, tiện

dụng cũng như hợp với tâm lý của người trong thời kỳ kinh tế hàng hóa - kinh tế thị trường. Đặc biệt, nổi lên là sự tiếp thu mạnh mẽ văn hóa của các nước trong khu vực. Trào lưu xây dựng các công trình kiến trúc tâm linh, khu vui chơi giải trí sao chép mẫu hình của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản nở rộ. Đáng lo ngại hơn cả là sự phá vỡ cảnh quan, hủy hoại các di sản văn hóa truyền thống Việt Nam, sử dụng tùy tiện các sản phẩm biểu tượng xa lạ với văn hóa người Việt, tạo nên hình ảnh văn hóa Việt Nam méo mó sai lạc. Khá nhiều du khách nước ngoài, kể cả du khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… ngỡ ngàng khi thấy người Việt Nam sử dụng các sản phẩm văn hóa, biểu tượng của một quốc gia khác. Bản sắc văn hóa Việt Nam có nguy cơ bị mờ nhạt, bị hòa tan trong dòng chảy hội nhập. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu là những người đã góp phần thành công về vấn đề tuyên truyền cho công chúng hiểu rõ về biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Đặc biệt trong 3 báo mà người làm luận văn khảo sát BĐT Vnexpress, Tuổi trẻ và Tổ Quốc là tờ báo hàng đầu tiên phong trong vấn đề chống văn hóa ngoại lai. Không có chuyên gia, nhà nghiên cứu thì nhà báo sẽ không nhìn nhận đúng và phân biệt rõ ràng về biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt, sử dụng chúng đúng công năng của mình.

“Ở Trung Quốc, tất cả những hình mẫu cổ đều được vẽ ra thành sách vở, làm sách công cụ cho tất cả hoạt động văn hóa và thợ thủ công. Còn nước ta không làm việc này, không hề chú trọng đến việc này, nên khi người thợ làm hình mẫu gì đó hoàn toàn dựa vào sách của Trung Quốc” Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Phan Cẩm Thượng

“Chuyện a dua, chạy theo tâm lý ham của lạ khi dùng những linh vật ngoại lai chỉ là bề nổi. Sâu a hơn, đó là sự yếu kém về kiến thức, là sự thờ ơ với văn hóa truyền thống. Và, cái gì cứ tồn tại mãi, cứ thẩm thấu dần, thì sẽ tới lúc trở thành thói quen của cả một cộng đồng. Đổ tại dân trí thì dễ. Nhưng thẳng thắn, kể từ khi cải cách mở cửa, chúng ta cũng nhất thời đặt trọng tâm vào việc phát triển kinh tế mà quên đi những biện pháp để phát triển về văn hóa như một bước song hành.”PGS Trần Lâm Biền

Nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận định: “Bộ VHTTDL đã ban hành công văn 2662- một văn bản hợp lòng người. Khi nó ra đời, góp phần giữ bản sắc của dân tộc, giữ biểu tượng dân tộc. Nó

không chỉ có ý nghĩa văn hóa mà còn có ý nghĩa chính trị, đó là khẳng định bản sắc dân tộc. Sau khi công văn ra đời, nhiều di tích đã làm tốt, nhiều nơi đã loại bỏ những linh vật ngoại lai, không phù hợp ra khỏi di tích. Điều hay hơn nữa là ý thức người dân đã nâng lên rõ rệt khi không còn tình trạng cung tiến linh vật ngoại lai vào di tích, và Ban quản lý các di tích cũng kiên quyết nói không với những linh vật ngoại lai, không phù hợp”.

Các bài viết có nội dung là ý kiến của các chuyên gia mặc dù xuất hiện trên các báo có số lượng chưa nhiều nhưng nội dung đề cập rất phong phú và ý kiến của người được hỏi rất chuyên biệt, rất có uy tín. Từ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ chuyên ngành nghiên cứu văn hóa cho tới Bộ trưởng, Thứ trưởng, người phát ngôn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có thể thấy, các báo đã lựa chọn được những người được đào tạo theo hướng chuyên sâu, có kinh nghiệm thực hành công việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực văn hóa và có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung về các vấn đề liên quan đến lễ hội. Ý kiến của họ, phát ngôn của họ có sức nặng, có khả năng định hướng được dư luận cho công chúng rất cao.

2.2.2.3 Giải pháp cho các làng nghề

Vnexpress, Tuổi trẻ có nhiều bài viết với thể loại phản ánh về thực trạng, khó khăn của các làng nghề sản xuất sản phẩm, biểu tượng linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Tuy nhiên giải pháp cho các làng nghề chỉ có BĐT Tổ Quốc khai thác về vấn đề này có chiều sâu nhất bài viết có tựa đề “ Làng nghề góp phần quảng bá linh vật Việt” chỉ ra hướng đi cho làng nghề. Mỗi nghệ nhân còn là một “đại sứ” quảng bá giá trị của linh vật Việt, góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa Việt Nam.Chuyển các mặt hàng sang hướng sản xuất sản phẩm quà tặng truyền thống của Việt Nam. Cần có định hướng đa dạng các sản phẩm, trong đó đưa các sản phẩm mang tính chất giá trị văn hóa cao hơn vào thành sản phẩm du lịch

Hình 2.12. Công ty Vạn Bảo Ngọc (Ninh Bình) sản xuất các sản phẩm lưu niệm qua hình tượng linh vật Việt

Bài báo cũng đưa ra những khó khăn còn tồn tại, dù đã bước đầu được sản xuất tại một số địa phương, những linh vật được lấy cảm hứng từ văn hóa Việt như nghê, rồng, sấu đá...dường như vẫn có chút khó khăn trong việc tiếp cận với người tiêu dùng. Như nhận xét chung, đối tượng mua các linh vật "thuần Việt" này để sử dụng vẫn chủ yếu là những người nghiên cứu văn hóa, một số công sở nhà nước hoặc giới sưu tập.

2.2.2.6 Thông tin chỉ dẫn về biểu tượng, sản phẩm, linh vật thuần Việt

Đa phần được thông tin dưới dạng tin tức, phản ánh “ Làm rõ hơn về linh vật Việt Nam” , “ Chiêm ngưỡng gần 100 linh vật Việt”, “chiêm ngưỡng gần 200 linh vật Việt tại bảo tàng Hà Nội” đăng trên BĐT Tổ Quốc. Dưới hình thức này độc giả có thể có nhận biết ban đầu về hình ảnh của những biểu tượng, sản phẩm linh vật phù hợp với văn hóa Việt

Hình 2.13. Tượng Khỉ bộ “tam không” thời Lý thế kỷ thứ 1 -13

Hình 2.14 Tượng rồng bằng vàng thời Nguyễn, thế kỷ 19-20

“Mẫu nghê Việt đầu tiên được rước vào di tích” trên BĐT Vnexpress viết về sự kiện đôi nghê Việt bằng đá, được chế tác theo nguyên mẫu từ tượng nghê gỗ lớn nhất Việt Nam ở đền vua Lê (Thanh Hóa, thế kỷ 17) đã được rước vào di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá (Ứng Hoà, Hà Nội) thay cho cặp sư tử ngoại lai. Đây là một trong những nỗ lực của Bộ VHTT&DL cùng với các cơ quan báo chí cùng thực hiện đưa linh vật ngoại lai ra khỏi di tích.

“ Linh vật Việt từ thời dựng nước”, “ Đi tìm diện mạo linh vật Việt” là những bài viết được đăng trên BĐT Tuổi trẻ với thể loại phỏng vấn ý kiến chuyên gia về cách phân biệt giữa Nghê Việt và sư tử đá Trung Quốc. Trong bài viết nhà nghiên cứu nhắc đến rất nhiều linh vật Việt nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là hình tượng Nghê theo suốt chặng đường lịch sử của dân tộc.

Hình 2.16. Linh vật nghê cổ bằng đá đen ở Cửa Hiển Nhơn của hoàng thành Huế.

Hình 2.17 Sư tử đá trước điện Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc

Phân biệt Nghê và sư tử Trung Quốc có thể qua 10 điểm như sau: tạo hình lông, bờm; hướng nhìn; tạo hình cơ thể; hoa văn trên cơ thể; biểu hiện giới tính; tạo hình ngực và bụng; bục, bệ của tượng; công năng;vị trí bày đặt và tư thế, cách bài trí, thần thái.

Tượng sư tử Trung Hoa phô diễn sự oai phong, đường bệ, hung dữ, trợn mắt, nhe nanh, gồng lưng, ưỡn ngực. Hình dáng này hoàn toàn đáp ứng công năng trấn yểm, trấn trạch và trấn áp. Giới tính của sư tử phương Bắc phân biệt theo cách con đực thường chân dẫm lên quả cầu còn chân sư tử cái thì đè lên một con sư tử con. Sư tử Trung Hoa không có chòm râu dê như nghê Việt. Loại râu dê cuả nghê Việt dài xuống cổ. Trong nhiều bức chạm ta thấy nghê vuốt chòm râu này một cách đắc chí. Râu dê cuả nghê Việt mang ước vọng phồn thực. Sư tử Trung Hoa không có ước nguyện này.

Đầu sư tử Trung Hoa phần nhiều cúi gằm xuống. Trái lại, tuyệt đại đa số Nghê Việt là ngước lên hoặc ghếch mặt lên trời. Vì ngửa mặt lên ngũ quan nghê Việt sáng rạng. Xét theo đặc điểm sinh lý tự nhiên, cũng như thực hành tâm linh, dù là tiếng gầm, tiếng hú hay lời khấn nhưng thanh âm đó sẽ vang vọng tới trời cao. Tượng sư tử Trung Hoa to lớn, vạm vỡ, cơ bắp nổi từng múi. Đặc điểm thân thể như vậy hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ thị uy, trấn trạch của nó. Nghê Việt cũng có một đôi con có thân hình to lớn như nghê đá ở hành cung Cổ Bi, từ chỉ họ Đặng nhưng hình khối mập mạp, đẫy đà no đủ không lộ vẻ cơ bắp.

Sư tử Trung Hoa tuy là một sản phẩm xa rời hiện thực nhưng không có khuynh hướng thiêng hóa. Sư tử Trung Hoa thân mình không phủ lớp vảy như nghê Việt. Các lông ở khủy chân không dài và dựng vân mây đao mác tựa lôi chớp. Không chỉ có ở khủy chân mà lông đuôi nghê Việt cũng có kiểu thức này. Mang đặc điểm thiêng hóa, nghê Việt còn mang những đặc điểm cấu tạo của các loài bò sát, thủy sinh. Nghê Việt có phần giống với rắn ở phần dưới cổ chạy suốt xuống ức, bụng đuôi gồm nhiều ngấn của các loài bò sát.

Cách bài trí của nghê và sư tử cũng rất khác nhau. Tượng sư tử hướng ra ngoài, mặt đối diện với hướng người đi vào. Hướng của nghê chầu hai con luôn ngoảnh mặt vào nhau. Tư thế ngồi chầu của nghê Việt khá nhất quán trong tuyệt đại đa số các di tích từ Bắc vào Nam. Từ những đối chiếu về ngoại hình, chúng tôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)