93% số lượng độc giả cho rằng cần đa dạng hình thức thể hiện bài viết
như thêm video, hình ảnh, infografic…Về yếu tố hình ảnh, khi sử dụng ảnh thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt, các BĐT không nên sử dụng những bức ảnh không tương thích với nội dung, cần giảm thiểu số lượng các bức ảnh có nội dung trùng lặp nhau và một số hình ảnh vô thưởng vô phạt (cốt lấp chỗ trống trên trang báo) mà tăng cường về chất lượng
và chiều sâu nội dung của từng bức ảnh. Phải hiểu rõ được vai trò của ảnh báo chí, loại bỏ quan niệm ảnh báo chí là ảnh minh họa.
Chú thích ảnh trên báo điện tử cũng hết sức quan trọng. Chú thích ảnh là lời thuyết minh, làm rõ thêm cho nội dung về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt trên mỗi bài viết. Khi đưa ảnh về vấn đề này, nhiều khi, bản thân bức ảnh chứa đựng những yếu tố mơ hồ, đa nghĩa cần phải chú thích để làm rõ thông tin. Còn trong những trường hợp đăng ảnh chùm (từ 2 ảnh trở lên) thì phải có chú thích dựa trên ma két trình bày (thứ tự trên dưới, trước sau để dễ nhận diện). Nội dung chú thích này cũng phải theo một cấu trúc văn bản được soạn riêng, sao cho phù hợp, ngắn gọn, đủ ý, chặt chẽ, tránh thông tin thừa.
Video cũng đang được các BĐT khai thác, xu hướng không chỉ làm video
hỗ trợ nội dung bài viết nữa có thể nâng lên làm truyền hình báo mạng. Chất lượng hình ảnh của video tất nhiên không thể đòi hỏi cao như truyền hình nhưng người làm báo cũng cần nâng cao kĩ năng của bản thân trong việc tư duy hình ảnh. Ngoài những video mang tính thời sự thì những video khác cần có thời gian chỉn chu hơn, có thể xử lý qua bằng kĩ thuật mà vẫn không ảnh hưởng đến nội dung, thông điệp mà hình ảnh động đó muốn truyền tải đến công chúng.
Về infographic với xu hướng sử dụng internet như một kênh quảng bá thông tin hiện nay, làm sao để truyền đạt điều cần nói một cách hiệu quả nhất đến với công chúng là không hề dễ dàng. Hãy đầu tư vào cách thể hiện nhằm thu hút người xem và giúp họ dễ hiểu hơn. Đây là một việc rất cần thiết để giúp bài viết của bạn “tỏa sáng”, hấp dẫn giữa hàng ngàn đối thủ với nội dung đưa tin gần giống nhau. Những thông tin phức tạp được trình bày qua hàng trang giấy thường làm người xem “lười” đọc và nhàm chán. Sẽ không ai đủ kiên nhẫn để dành thời gian nghiền ngẫm hết các số liệu trong đó. Nhưng bằng infographics, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để nắm bắt được thông tin chính và cảm thấy thích thú hơn.
Nhờ vào cách sắp xếp thông tin rõ ràng và mới lạ, infographics mang tính thuyết phục cao hơn. Người đọc có xu hướng ít nghi ngờ về những số liệu họ vừa xem vì đã bị ấn tượng bởi sự độc đáo của nó. Đó là lý do tại sao designers lại chọn nó như một hình thức thể hiện thông tin hiệu quả, rõ ràng, hấp dẫn đến người đọc. Họ cũng phải bảo đảm rằng việc sử dụng hình ảnh, màu sắc cũng phù hợp với từng thông tin. Infographic ngày càng trở nên thông dụng hơn là xu hướng phát triển tất
yếu của BĐT. Ngay cả với những người còn nghi ngờ về sự chính xác của thông tin, hay không quan tâm đến chủ đề được nói đến cũng sẽ thích thú khi xem infographics. Rõ ràng, đây là cách thức truyền đạt hiệu quả nhất đến với mọi đối tượng. Trong 3 tờ báo khảo sát hiện nay Vnexpress đang thực hiện rất tốt sự kết hợp giữa phóng viên và designers tạo ra những tác phẩm báo chí bằng infographic hấp dẫn, hiệu quả.
3.2.2.2 Tiêu đề cần ngắn gọn, hấp dẫn và phải tương thích với nội dung
Tít đối với một tác phẩm báo chí có vai trò vô cùng quan trọng. Việc sử từ khóa để đặt tít cũng quan trọng không kém, đặc biệt là với những bài viết đăng trên các trang báo điện tử. Tuy nhiên, không phải tòa soạn nào cũng hiểu và lưu tâm đến việc sử dụng từ khóa để đặt tít cho một bài báo.
Việc đặt những cái tít hấp dẫn để thu hút độc giả là rất cần thiết, và có những thủ thuật đặt tít khác nhau không hề “giật gân” nhưng vẫn hấp dẫn được độc giả, tạo được thương hiệu của tờ báo. Trong đó, việc sử dụng cách đặt tít trực tiếp cũng là một phương cách để thu hút được độc giả. Với vai trò là người đưa tin - phóng viên, biên tập viên - những người viết tin, bài cho báo điện tử phải biết và phải hiểu rõ về cách sử dụng từ khóa cũng như nhu cầu của độc giả để có cách đặt tít sao cho phù hợp và hiệu quả. Tiêu chí đặt tít trên báo điện tử phải đảm bảo đủ 04 yêu cầu đó là trung thực, chính xác, hấp dẫn và trình bày đẹp.
Để có được những tít hay, các BĐT cần viết tít + Sáng sủa, dễ hiểu, dùng từ đơn giản không viết tắt;
+ Ngắn, mạnh, trực tiếp: Loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu để chủ động, khẳng định.Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng dấu chấm than vì nó không thay thế được từ mạnh
+ Chính xác, trung thực, không thay thế nội dung bằng hình thức, không nói quá + Thích hợp, độc đáo: Một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt + Phù hợp với thể loại: Tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với phóng sự hay công thức với xã luận.
Các BĐT thường chú trọng sử dụng nhóm các thể loại Thông tấn báo chí mà ít sử dụng nhóm Chính luận báo chí và hiếm khi sử dụng nhóm tài liệu - nghệ thuật. Đặc điểm chung nổi bật nhất của các thể loại thông tấn là ở chỗ chúng gắn liền với việc phản ánh các sự kiện, lấy việc thông tin sự kiện thời sự làm mục đích tối thượng. Trong nhóm này tập hợp một số thể loại thông tin như: tin, bài phản ánh, bài thông tấn, điều tra, Tường thuật cùng với một số biến thể khác...Trong đó, thể loại tin và bài phản ánh được các BĐT sử dụng nhiều hơn cả. Đây là mặt mạnh của BĐT nhờ khả năng cập nhật thông tin nhanh cũng tính phi định kỳ. Tuy nhiên, các BĐT cũng nên dành "đất" và dành thời gian cho nhóm các thể loại Chính luận báo chí. Nhóm này gồm một số thể loại chủ yếu như bình luận, xã luận, chuyên luận và một số dạng hoặc biến thể khác như phiếm luận, nhàn đàm, hài đàm...Trong nhóm này, bình luận đóng vai trò là thể loại hạt nhân vì nó thể hiện sinh động những đặc điểm chung của cả nhóm. Ðây là một nhóm rất ổn định với các thể loại vừa có khả năng thông tin sự kiện thời sự, nhưng mục đích chủ yếu của chúng lại là ở năng lực thông tin lý lẽ. Thông tin lý lẽ phải gắn liền với những sự kiện, những vấn đề đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự. Trước một vấn đề tiêu cực lại nhạy cảm, diễn ra nhiều năm việc sử dụng bút pháp, ngôn từ rất mềm dẻo, linh hoạt và đặc biệt là với tư duy báo chí, lập luận chặt chẽ sẽ có nhiệm vụ định hướng dư luận, giúp công chúng hiểu biết về các vấn đề và sự kiện theo một quan điểm nhất định. Ngoài ra, khi thông tin về vấn đề vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt các BĐT nên có những bài viết thuộc nhóm các thể loại Tài liệu - nghệ thuật như phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, thư phóng viên, sổ tay phóng viên và nhật ký phóng viên cùng với một số dạng hoặc biến thể khác...Ngoài cơ sở của thông tin sự kiện và thông tin lý lẽ, các thể Tài liệu - nghệ thuật còn ít nhiều có khả năng thông tin thẩm mỹ. Với vai trò của nhân vật trần thuật (tức là tác giả - là người trực tiếp chứng kiến và thuật lại toàn bộ những sự thật trong tác phẩm) cùng với lối kết cấu, bút pháp và ngôn từ linh hoạt, sinh động và giàu chất văn học...các BĐT cũng góp phần định hướng dư luận từ đó chấn chỉnh và giảm thiểu hiện tượng sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt.
Thực tế hiện nay, mỗi tờ báo, luôn dựa trên những thế mạnh riêng của mình để khai thác, tận dụng những hoạt động tương tác điển hình, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt còn nhiều hạn chế. Các BĐT chưa thể hiện rõ vai trò quản lý, tính định hướng thông tin trong các hoạt động tương tác. Chưa có nhiều diễn đàn, câu lạc bộ bạn đọc cho thành viên tham gia.Việc tiếp nhận thông tin phản hồi chưa được chú trọng. Do lượng thông tin phản hồi lớn, liên tục trong ngày với nhiều vấn đề khác nhau trên nhiều kênh, nên dẫn đến sự quá tải trong xử lý thông tin, tiếp nhận thông tin và hồi đáp với bạn đọc trên BĐT.Nhiều bạn đọc không thiết tha với việc phản hồi, góp ý vì ý kiến của mình không biết được tòa báo chấp nhận đến đâu. Việc “bỏ rơi” ý kiến của bạn đọc góp ý còn phổ biến ở các BĐT.
Một số lãnh đạo tòa soạn báo và đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn chưa coi trọng vai trò hoạt động tương tác, chưa thấy rõ mối quan hệ giữa hoạt động tương tác với công tác nghiệp vụ của phóng viên.
Để BĐT có thể tận dụng hơn nữa lợi thế của tính tương tác, người làm luận văn thiết nghĩ, các BĐT cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất, mỗi tòa soạn BĐT cần ây dựng một bộ phận tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp.Có thể nói bộ phận này nắm toàn bộ các hoạt động giao tiếp trên mạng internet đối với độc giả.
Nhiệm vụ chính của họ là tiếp nhận toàn bộ các thông tin phản hồi từ công chúng, thông qua những hình thức tương tác khác nhau như đã nói ở trên. Trên cơ sở hệ thống thông tin phản hồi ấy, cần phân loại rõ: ý kiến phản hồi, thông tin thêm, hoặc cung cấp thông tin mới. Việc hồi âm cho bạn đọc bằng E - Mail hoặc trên phần thông tin tòa soạn cần phải được quan tâm đặc biệt. Việc thiếu coi trọng thông tin do bạn đọc cung cấp, hồi âm không đầy đủ sẽ dẫn tới việc bạn đọc chán nản, tự xa rời tờ báo và tất yếu tòa soạn mất dần độc giả.
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, trên cơ sở hệ thống thông tin phản hồi của bạn đọc, bộ phận này có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động tương tác trên sản phẩm báo chí của mình, đề xuất các hướng hoàn thiện tờ báo theo nhu cầu thông tin và góp ý của bạn đọc. Đây sẽ là những cơ sở thực tiễn quan trọng, góp phần hoàn thiện chiến lược của tờ báo mạng điện tử.
Yêu cầu nhân lực của bộ phận này phải là những người am hiểu về hoạt động báo chí, có thể đồng thời là phóng viên, biên tập viên, có kỹ năng sử dụng công nghệ thành thạo. Có như vậy, họ mới có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, vấn đề, xử lý thông tin theo hướng tăng hiệu quả cho Tòa soạn báo. Bên cạnh đó, họ chính là “bộ lọc” thông tin trước khi thông tin phản hồi được đưa lên mạng, tránh những trường hợp “lọt” thông tin trái thuần phong mỹ tục, sai tôn chỉ mục đích của tờ báo, gây dư luận xấu trong xã hội, nhất là đối với các diễn đàn của bạn đọc trên BĐT.
Thứ hai, các BĐT khi thiết kế, ây dựng giao diện, cần chú ý đến khả năng tương tác với công chúng.
Việc bố trí các yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động tương tác trên trang chủ như: địa chỉ liên lạc, số điện thoại, đường dây nóng; vị trí mục bình chọn, mục thăm dò ý kiến, mục mời bạn đọc tham gia giao lưu trực tuyến…cần đặt ở vị trí dễ nhìn, diện tích không quá bé so với trang chủ của báo. Ngay cả các yếu tố nhỏ như phông chữ, đường link, cỡ chữ, màu nền…cũng cần được cân nhắc và chú ý, vì nó góp phần không nhỏ trong việc lôi cuốn bạn đọc tiếp nhận thông tin và phản hồi.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về vai trò quan trọng của hoạt động tương tác trên BĐT.
Với các tòa soạn báo, nếu người đứng đầu quan tâm đến công chúng của mình, đầu tư hiệu quả cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác của tờ báo, chủ động cung cấp thông tin, làm chủ thông tin, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, chắc chắn, sẽ thu hút lượng lớn công chúng đến với tờ báo.
Thứ tư, chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Đây là những người trực tiếp làm nên các sản phẩm báo chí; rồi cũng chính họ lại tiếp thu, phân tích ý kiến bạn đọc để liên tục hoàn thiện thông tin, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của công chúng.
3.2.2.5 Bố trí quảng cáo phù hợp, tuân thủ đúng các quy định Pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực quảng cáo và an toàn thông tin
Việc bố trí quảng cáo cho phù hợp trong các bài viết, video và clip cũng là vấn đề các BĐT cần quan tâm nếu muốn thu hút độc giả cho báo của mình. Điều 23 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 của Quốc hội ngày 21 tháng 6 năm 2012 quy định việc quảng cáo trên BĐT:"Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào
phần nội dung tin; Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây"
Các BĐT cần làm việc với các đơn vị quảng cáo được đặt các phần quảng cáo trên các trang BĐT để giới hạn các thông tin quảng cáo được hiển thị phù hợp với luật pháp và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
3.2.2.6 Sử dụng các công cụ hỗ trợ để bài viết được công chúng đón nhận nhiều hơn
Tag là công cụ giúp bạn gom nhóm những bài viết, sản phẩm cùng chủ đề
lại và tạo ra các trang dạng danh mục. Tag giúp hỗ trợ người dùng tìm kiếm nội dung. Hiện nay việc sử dụng Tag đã phổ biến tại các cơ quan BĐT, tuy nhiên lại chẳng theo một quy tắc nào cả và hoàn toàn do cảm quan người dùng. Chính vì do cảm quan người dùng cho lên việc đánh Tag chuẩn hay không phụ thuộc trình độ và hiểu biết người dùng. Để sử dụng tag có hiệu quả người viết báo cần hệ thống lại cây thư mục trên website của bạn. Luôn tâm niệm Tag cũng là 1 dạng danh mục vậy cần làm gì cho nó. Sử dụng Tag để chia danh mục theo 1 tiêu chí khác danh mục hiện hành.Tuyệt đối không sử dụng Tag giống tên danh mục. Không tạo các Tag có nội dung tương tự vừa tạo sự trùng lặp lại làm Tag nghèo nàn nội dung. Chỉ sử dụng các từ có nghĩa và có người tìm kiếm làm Tag. Không sử dụng quá nhiều Tag trong 1 bài viết, sản phẩm. Chỉ gắn Tag thực sự liên quan tới sản phẩm, tin tức.
Mạng xã hội vừa là đối thủ vừa là công cụ để độc giả đến với BĐT vì chất