26 Website mô phỏng những linh vật Việt được 3D

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 74 - 75)

Trí Quang là điển hình cho những người trẻ ham tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc. Không phân biệt tuổi tác hay trình độ văn hóa chỉ cần có tinh thần yêu nước và niềm đam mê sẽ vượt qua mọi khó khăn để tìm hiểu văn hóa Việt.

Một vấn đề để loại trừ được những biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt thì điều cần thiết đó là đưa linh vật Việt vào đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, có một thực tế là ở nhiều địa phương, một số cán bộ và nhân dân vẫn còn chưa phân biệt được các loại tượng, hiện vật ngoại lai, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm ngoại lai và các sản phẩm truyền thống. Thậm chí, người dân chưa nhận thức đầy đủ về việc trưng bày các vật phẩm, linh vật không phù hợp văn hóa Việt là vi phạm với Luật Di sản. Bên cạnh đó, việc di dời, xử lý các linh vật ngoại lai cũng gặp nhiều khó khăn, do các tượng, linh vật bằng chất liệu đá, xi măng, trọng lượng rất nặng, nhiều linh vật mang kích thước lớn, do đó chỉ di dời ra khỏi khuôn viên các di tích mà vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để nên các tượng trên vẫn còn tồn tại trên địa bàn...

Về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền cho rằng, cần phải loại bỏ vĩnh viễn các linh vật ngoại lai, chứ không chỉ là di dời, bởi nếu chỉ di dời, đặt vào một chỗ khác thì rất có thể thế hệ sau không hiểu sẽ sử dụng lại. Như vậy, những linh vật này sẽ tiếp tục trở thành "kẻ xâm lăng văn hóa". Chính vì vậy, để loại bỏ vĩnh viễn những linh vật ngoại lai này, cần phải làm triệt để bằng cách tiêu hủy, hoặc chế tác lại các linh vật ngoại lai đó thành các linh vật thuần Việt, đồng thời, tuyên truyền, giới thiệu để người dân hiểu, thế nào là linh vật Việt, để từ đó, dân biết, dân tin và dân sẽ làm theo.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sau một thời gian tuyên truyền, vận động, nên có biện pháp hành chính, có chế tài đối với việc này. Trả lời thắc mắc này, người làm luận văn đã hỏi Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Đặng Thị

Bích Liên, chế tài trong quản lý vấn đề này có cần thiết hay không? “ Điều quan

trọng nhất là chúng ta phải tuyên truyền để cho nhân dân thêm yêu quý và thấy được giá trị đẹp của các linh vật Việt. Từ yêu quý rồi phải nâng niu và trân trọng, và đương nhiên nâng niu trân trọng thì cộng đồng sẽ đặt nó ở những vị trí trang trọng, tương ứng với giá trị của nó. Theo tôi, vẫn cần tuyên truyền, giáo dục vận động là chính.”[PV1]

Điều đáng mừng là các sản phẩm từ linh vật Việt đã và đang được nhân dân đón nhận, điều này chứng minh, những giá trị của văn hóa Việt, linh vật Việt đã và đang dần hiện hữu trong đời sống người dân, từng bước nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa qua sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt chỉ có thể thực hiện được khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa người quản lý, nhà nghiên cứu, nghệ nhân chế tác và cộng đồng dân cư. Công tác phát huy giá trị văn hóa cụ thể là biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt luôn song hành, tạo động lực và nguồn lực cho việc bảo tồn, gìn giữ BĐT giữ vai trò kết nối các yếu tố này nhằm mang lại hiệu quả cho công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể này.

Vấn đề thứ hạng, lượt truy cập, nguồn truy cập tại 3 báo khảo sát là Vnexpress, Tuổi trẻ và Tổ Quốc (Số liệu được đo từ similarweb.com)

Vnexpress

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)