Hình 2 .14 Tượng rồng bằng vàng thời Nguyễn, thế kỷ 19-20
Hình 2.1 .5 Hình sư tử ngoại lai được bứng ra khỏi di tích
“ Linh vật Việt từ thời dựng nước”, “ Đi tìm diện mạo linh vật Việt” là những bài viết được đăng trên BĐT Tuổi trẻ với thể loại phỏng vấn ý kiến chuyên gia về cách phân biệt giữa Nghê Việt và sư tử đá Trung Quốc. Trong bài viết nhà nghiên cứu nhắc đến rất nhiều linh vật Việt nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là hình tượng Nghê theo suốt chặng đường lịch sử của dân tộc.
Hình 2.16. Linh vật nghê cổ bằng đá đen ở Cửa Hiển Nhơn của hoàng thành Huế.
Hình 2.17 Sư tử đá trước điện Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc
Phân biệt Nghê và sư tử Trung Quốc có thể qua 10 điểm như sau: tạo hình lông, bờm; hướng nhìn; tạo hình cơ thể; hoa văn trên cơ thể; biểu hiện giới tính; tạo hình ngực và bụng; bục, bệ của tượng; công năng;vị trí bày đặt và tư thế, cách bài trí, thần thái.
Tượng sư tử Trung Hoa phô diễn sự oai phong, đường bệ, hung dữ, trợn mắt, nhe nanh, gồng lưng, ưỡn ngực. Hình dáng này hoàn toàn đáp ứng công năng trấn yểm, trấn trạch và trấn áp. Giới tính của sư tử phương Bắc phân biệt theo cách con đực thường chân dẫm lên quả cầu còn chân sư tử cái thì đè lên một con sư tử con. Sư tử Trung Hoa không có chòm râu dê như nghê Việt. Loại râu dê cuả nghê Việt dài xuống cổ. Trong nhiều bức chạm ta thấy nghê vuốt chòm râu này một cách đắc chí. Râu dê cuả nghê Việt mang ước vọng phồn thực. Sư tử Trung Hoa không có ước nguyện này.
Đầu sư tử Trung Hoa phần nhiều cúi gằm xuống. Trái lại, tuyệt đại đa số Nghê Việt là ngước lên hoặc ghếch mặt lên trời. Vì ngửa mặt lên ngũ quan nghê Việt sáng rạng. Xét theo đặc điểm sinh lý tự nhiên, cũng như thực hành tâm linh, dù là tiếng gầm, tiếng hú hay lời khấn nhưng thanh âm đó sẽ vang vọng tới trời cao. Tượng sư tử Trung Hoa to lớn, vạm vỡ, cơ bắp nổi từng múi. Đặc điểm thân thể như vậy hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ thị uy, trấn trạch của nó. Nghê Việt cũng có một đôi con có thân hình to lớn như nghê đá ở hành cung Cổ Bi, từ chỉ họ Đặng nhưng hình khối mập mạp, đẫy đà no đủ không lộ vẻ cơ bắp.
Sư tử Trung Hoa tuy là một sản phẩm xa rời hiện thực nhưng không có khuynh hướng thiêng hóa. Sư tử Trung Hoa thân mình không phủ lớp vảy như nghê Việt. Các lông ở khủy chân không dài và dựng vân mây đao mác tựa lôi chớp. Không chỉ có ở khủy chân mà lông đuôi nghê Việt cũng có kiểu thức này. Mang đặc điểm thiêng hóa, nghê Việt còn mang những đặc điểm cấu tạo của các loài bò sát, thủy sinh. Nghê Việt có phần giống với rắn ở phần dưới cổ chạy suốt xuống ức, bụng đuôi gồm nhiều ngấn của các loài bò sát.
Cách bài trí của nghê và sư tử cũng rất khác nhau. Tượng sư tử hướng ra ngoài, mặt đối diện với hướng người đi vào. Hướng của nghê chầu hai con luôn ngoảnh mặt vào nhau. Tư thế ngồi chầu của nghê Việt khá nhất quán trong tuyệt đại đa số các di tích từ Bắc vào Nam. Từ những đối chiếu về ngoại hình, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng khác biệt về hình tướng bắt nguồn từ sự khác biệt về công năng. Một đằng phô diễn quyền uy, sức mạnh, có tác dụng trấn áp, trấn yểm còn một đằng tạo ra sự thương cảm hoặc hoan hỷ, là chỉ giới địa phận cõi thiêng. Một bên phô trương về kích thước, một bên biểu hiện chiều sâu nội tâm.
2.2.3 Đánh giá của công chúng
Công chúng chính là người đánh giá tốt nhất mức độ hiệu quả của báo điện tử trong việc thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Với mong muốn làm giảm thiểu tình trạng sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt, tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống người làm luận văn đã thực hiện một cuộc khảo sát với nhóm đối tượng công chúng gồm 200 người. Trong đó bao gồm học sinh, sinh viên; cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên văn phòng, doanh nhân và cả những người về hưu ở độ tuổi từ 17- trên 40; trình độ văn hóa từ phổ
thông đến trên đại học. Khảo sát này được thực hiện để chỉ ra thực trạng thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Từ đó, tìm ra cách tiếp cận về nội dung và hình thức của báo điện tử sao cho phù hợp với công chúng và đạt hiệu quả cao nhất về mặt thông tin (đưa thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt, thay đổi nhận thức, cải thiện hành vi của công chúng đồng thời làm sao để giảm thiểu tình trạng này. Những người được phỏng vấn đều là người có tham gia các diễn đàn về văn hóa nên số liệu có khác biệt so với khảo sát về độc giả BĐT đơn thuần. Bảng khảo sát đã đưa ra rất nhiều kết quả thú vị về mức độ quan tâm của công chúng với các thông tin về vấn đề này trên BĐT.
Về thành phần công chúng được khảo sát: