.3 Giao diện Báo điện tử Tổ Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 44 - 49)

Tiền thân là Trang tin điện tử của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ngay từ những ngày đầu thành lập trang tin, nhà thơ Mai Linh (nguyên Tổng Biên tập Báo điện tử Tổ Quốc) cùng cộng sự đã có ý tưởng xây

dựng một trang tin có tầm cỡ như một tờ báo điện tử. Ý tưởng đó đã được lãnh đạo Bộ Văn hóa- Thông tin lúc đó ủng hộ.

Ngày 1/9/2006, Báo điện tử Tổ Quốc được thành lập, theo Quyết định số 4049/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin trên cơ sở Trang tin điện tử Tổ Quốc của Bộ Văn hóa - Thông tin. Báo Tổ Quốc cũng được biết đến là một trong 10 tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động báo điện tử. Đặc biệt, với vị thế là kênh thông tin đối ngoại, Báo điện tử Tổ Quốc tiếng Việt có sự song hành của phiên bản Báo điện tử Tổ Quốc tiếng Anh (http://nationaltimes.vn), liên tục đưa tin về các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các sự kiện, các vấn đề nổi bật trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của đất nước, đấu tranh bảo vệ biên giới, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, đáp ứng kịp thời yêu cầu về thông tin đối ngoại của đất nước trong tình hình mới.

Chuyên trang Văn học Quê nhà (http://vanhocquenha.vn)- với sự tham gia của nhiều nhà lý luận phê bình, nhà văn, nhà thơ đã thường xuyên đăng tải những ý kiến, kiến nghị tâm huyết trên tinh thần thẳng thắn vì nền văn học nước nhà nên được độc giả và những người trong giới văn học- nghệ thuật thực sự quan tâm…

2.2 Thực trạng báo điện tử với vấn đề sử dụng biểu tƣợng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt linh vật không phù hợp với văn hóa Việt

Trong phần này, luận văn đi sâu vào việc phân tích và đánh giá thực trạng báo điện tử với vấn đề sử dụng biểu tƣợng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt với tiêu chí sau:

- Phân tích hình thức và nội dung thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt trên BĐT;

- Đánh giá tác động của báo điện tử trong việc thông tin nhằm chấn chỉnh và giảm thiểu vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt chủ yếu là vấn nạn sư tử đá Trung Quốc và Nghê một trong số những linh vật Việt điển hình;

- Ðánh giá chung về hiệu quả mà BĐT mang lại trong việc thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt.

2.2.1 Hình thức

2.2.1.1 Thể loại

Vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt được thể hiện chân thực, rõ nét qua các hình thức hấp dẫn trên BĐT, từ thông tấn theo sự kiện và phản ánh thực trạng sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp; các bài phỏng vấn nêu rõ quan điểm Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, các nhà nghiên cứu, tới các bài bình luận của chuyên gia, góc nhìn của phóng viên. Tuy nhiên, các BĐT khi thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt chủ yếu sử dụng thể loại thông tấn sự kiện chủ yếu là tin và các bài phản ánh.

Các bài phản ánh trên BĐT rất linh hoạt, sinh động, bám sát thực tiễn mọi vấn đề về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Tuy nhiên, các bài phản ánh dạng này chưa thể coi là một tác phẩm báo chí do các BĐT chủ yếu sử dụng thể loại phản ánh để kể, để liệt kê những biểu hiện của vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt mà chưa mang lại yếu tố chiều sâu về mặt nội dung tác phẩm.

2.2.1.2 Kết cấu

Đây chính là phần quan trọng của bài báo, chính kết cấu bài báo là phần khiến độc giả chọn đọc, chính là một điểm nhấn để nhà báo thu hút sự chú ý của độc giả

Thứ nhất là tựa đề (tít) của bài báo:

Có thể coi tít là thành phần quan trọng nhất của bài BĐT với vai trò quan trọng trong thu hút độc giả. Rất khó để có một tiêu chuẩn chung trong việc rút tít. Việc đặt tít như thế nào phụ thuộc vào thị hiếu của đối tượng độc giả hướng đến. Tuy nhiên, viết về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt nhiều bài BĐT viết tít chưa thật sự sắc sảo và hấp dẫn, vì thế đôi khi chưa thu hút được độc giả tới vấn đề này.

Báo điện tử Tổ Quốc một tờ báo của ngành văn hóa sẽ sử dụng tít như: “

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên: tiếp tục tuyên truyền để nhân dân hiểu và yêu linh vật Việt” hoặc “ Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên: không còn dấu vết của linh vật ngoại lai”. Thực sự cách dật tít này chưa lôi cuốn được độc giả bởi lãnh đạo bộ ngành không phải là quan tâm chính của độc giả, mà vấn đề như thế nào là linh vật

Việt, như thế nào là linh vật ngoại lai, thực trạng sử dụng những linh vật này đang diễn ra như thế nào và giải pháp ra sao, bộ Văn hóa đã làm gì mới thực sự là điều độc giả muốn biết.

Tít của một số bài báo được giật như: “ Nghệ nhân làm sư tử đá sống dở chết dở”, “Sư tử đá Trung Quốc nhe nanh trước chùa Việt”, “Làm sống lại linh vật Việt để loại bỏ linh vật ngoại lai”, “ Không để linh vật ngoại lai ngóc đầu dậy”, Phía sau cuộc “dẹp loạn” sư tử đá hay Mạnh tay chặn đứng nạn “xâm lăng” văn hóa của sư tử đá ngoại lai…Một vấn đề văn hóa cụ thể và khá cứng nhắc được các phóng viên, nhà báo giật tít mềm mại hơn và vẫn thu hút được độc giả. Trong tít có từ cảm thán, có tính từ, trạng từ, động từ là những tiêu chí kích thích độc giả vào đọc nội dung bên trong tin bài. Tuy nhiên, cách sử dụng những cụm từ này ở đây không bị quá lạm dụng và coi là “giật tít - câu view”. Qua nội dung tít độc giả phần nào cảm nhận được đây là một cuộc chiến đấu thực sự nhưng vẫn đầy khoan dung với văn hóa không phải của người Việt.

Thứ hai là sapo trên BĐT

Sapo cũng là một thành phần không thể thiếu trên BĐT và là một trong những yếu tố thu hút độc giả nhất. Trong cuốn "Viết cho độc giả" Loic Hervoute - Tổng Giám đốc Đai học báo chí Lille đã nói:"Saopo chính là vũ khí thứ hai sau tiêu đề trong cuộc chiến giành độc giả"

Tuy nhiên, do chủ yếu sử dụng thể loại tin và thể loại phản ánh nên các bài viết trên BĐT hầu như chưa có sapo hoặc nếu có cũng chưa làm tròn được vai trò "chiếc ô che đầu" cho bài báo. Sapo trong vấn đề này chủ yếu nằm ở các bài phỏng vấn nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa.

Thứ ba là chữ viết (text)

Đây luôn là trọng tâm của một bài báo, phần mà người viết muốn thông qua để truyền tải thông tin tới cho độc giả. Tuy nhiên, một số bài viết trên BĐT đã mắc một số lỗi cơ bản về mặt ngôn ngữ như ngữ pháp (Câu, quan hệ từ) hay chính tả (Viết tắt, viết hoa, đánh dấu câu sai) dẫn đến bài báo gây sự khó chịu cho người đọc.

Thứ tƣ là hình ảnh

Hình ảnh trên báo chí hiện nay không chỉ giữ vai trò minh họa cho nội dung bài báo như trước đây nữa. Với xu hướng hiện đại hơn, hình ảnh là mức độ đọc đầu tiên thu hút sự chú ý của độc giả, bức ảnh bổ sung độ tin cậy cho thông tin bài báo.

Việc sử dụng ảnh trên các BĐT không chỉ cung cấp thông tin quan trọng mà còn giúp cho ma két báo thêm sinh động và tăng tính thẩm mỹ. Kênh chữ và kênh hình là hai mặt làm nên tổng thể thông tin mà mọi người làm báo đều phải nắm vững và sử dụng một cách thuần thục trong thời đại báo chí phải cạnh tranh với mạng xã hội như bây giờ. Người viết báo dù có viết hay đến mấy mà không có hình ảnh kèm theo sẽ làm giảm tính thuyết phục của bài. Tuy nhiên, viết về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt, các báo thường sử dụng nhiều ảnh có nội dung giống nhau hoặc gần giống nhau. Đôi khi, một số ảnh được các báo sử dụng không tương thích với nội dung, chất lượng ảnh đôi khi mờ, thiếu kỹ thuật. Số lượng các bức ảnh có nội dung trùng lặp nhau và một số hình ảnh vô thưởng vô phạt (cốt lấp chỗ trống trên trang báo), chưa tăng cường được chất lượng chiều sâu nội dung của từng bức ảnh.

Hình2.4 Sư tử đá tạo hình của Trung Quốc được đặt trước vườn tháp ở di tích chùa cổ Chân Tiên (phố Bà Triệu, Hà Nội). Ảnh: Quý Đoàn.

Ví dụ như bức ảnh trên của phóng viên Quý Đoàn báo vnexpress được sử dụng rất nhiều ở các báo khác, chỉ cần gõ từ khóa “sư tử đá” hoặc “linh vật ngoại lai” thì hình ảnh trên được nhiều báo khác nhau sử dụng để minh họa.

Chú thích ảnh trên BĐT cũng hết sức quan trọng. Chú thích ảnh là lời thuyết minh, làm rõ cho nội dung mỗi bài viết. Một lỗi vẫn mắc phải đó là chú thích ảnh trong bài viết chỉ thông tin thêm cho độc giả những nội dung mà bức ảnh chưa nói được hết. Sự tham lam đưa quá dài thông tin trong một số bức ảnh làm mất đi tính khách quan và giảm giá trị của bài viết. Ngoài ra, các BĐT đôi khi còn đưa thêm những bình luận mang sắc thái biểu cảm chủ quan trong bức ảnh.

Thứ năm là đồ hình (Sơ đồ, bản đồ, biểu đồ)

Ngôn ngữ đồ hình, đồ họa (Infographic) đang trở thành một xu hướng mới của BĐT. Có một điều khá đặc biệt đó là trên VnExpress có thể thấy Infographic trong bài viết này thay thế cho một thông điệp dài dòng, phức tạp mà lại diễn đạt thông tin chi tiết, trong một bố cục hài hòa có ý đồ rõ ràng về nội dung và hình thức mang lại cho công chúng xúc cảm thực sự đối với văn hóa Việt được thể hiện qua biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt. Tuy nhiên, lợi thế này mới chỉ có Vnexpress đưa vào sử dụng và đáng buồn trong khảo sát hình thức này mới sử dụng trong 1 bài viết duy nhất.

Thứ sáu là video và clip

Ngoài các bài viết đơn thuần, các BĐT tận dụng lợi thế về tính đa phương tiện với các video và một số clip ngắn dưới dạng phóng sự hoặc phỏng vấn được đính kèm trong các bài viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)