7. Kết cấu luận văn
2.2 Thực trạng báo điện tử với vấn đề sử dụng biểu tƣợng, sản phẩm linh
2.2.3 Đánh giá của công chúng
Công chúng chính là người đánh giá tốt nhất mức độ hiệu quả của báo điện tử trong việc thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Với mong muốn làm giảm thiểu tình trạng sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt, tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống người làm luận văn đã thực hiện một cuộc khảo sát với nhóm đối tượng công chúng gồm 200 người. Trong đó bao gồm học sinh, sinh viên; cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên văn phòng, doanh nhân và cả những người về hưu ở độ tuổi từ 17- trên 40; trình độ văn hóa từ phổ
thông đến trên đại học. Khảo sát này được thực hiện để chỉ ra thực trạng thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Từ đó, tìm ra cách tiếp cận về nội dung và hình thức của báo điện tử sao cho phù hợp với công chúng và đạt hiệu quả cao nhất về mặt thông tin (đưa thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt, thay đổi nhận thức, cải thiện hành vi của công chúng đồng thời làm sao để giảm thiểu tình trạng này. Những người được phỏng vấn đều là người có tham gia các diễn đàn về văn hóa nên số liệu có khác biệt so với khảo sát về độc giả BĐT đơn thuần. Bảng khảo sát đã đưa ra rất nhiều kết quả thú vị về mức độ quan tâm của công chúng với các thông tin về vấn đề này trên BĐT.
Về thành phần công chúng được khảo sát:
Biểu đồ 2.18 Khảo sát độ tuổi độc giả
STT Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 17 7 3,5 2 Từ 18-24 48 24 3 Từ 24-40 108 54 4 Trên 40 37 18,5 Tổng cộng: 200 100%
Biểu đồ 2.19 Khảo sát nghề nghiệp của độc giả
Học sinh, sinh viên 38 19%
Cán bộ, công nhân, viên chức 69 34,5%
Nhân viên văn phòng 53 26,5%
Doanh nhân người buôn bán 28 14%
Người về hưu 12 6%
Biểu đồ 2.20. Khảo sát trình độ văn hóa của độc giả
Phổ thông 45 22,6%
Đại học 115 57,5%
Có 54% số người được phỏng vấn ở độ tuổi từ 24-40 và 24% độ tuổi từ 18- 24. Đây là độ tuổi có thời gian tiếp xúc với báo điện tử nhiều nhất và tích cực nhất. Trong đó, công chức, viên chức chiếm 34,5%; 19% là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng chiếm 26,5%; trong khi người về hưu chỉ chiếm 6%. Trình độ văn hóa, 57,5% số người được hỏi có trình độ đại học, 20% có trình độ trên đại học và 22,6% số người được hỏi có trình độ phổ thông.
Về hiểu biết của độc giả về khái niệm biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt
Biểu đồ 2.21 Khảo sát về hiểu biết của độc giả về khái niệm biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt
Những biểu tượng, sản phẩm linh vật ngoại lai được sử dụng, trưng bày không theo Luật Di sản VN.
6 3%
Được các nghệ nhân Việt Nam chế tác theo hình mẫu của nước ngoài.
16 8%
Những biểu tượng, sản phẩm linh vật ngoại lai được sử dụng, trưng bày.
21 10,5%
Tất cả những gì thuộc về văn hóa nhưng không phải văn hóa của người Việt thì đều không phù hợp
70 35%
Tất cả các phương án trên. 87 43,5%
Như khái niệm về những biểu tượng, sản phẩm linh vật ngoại lai được sử dụng, trưng bày không theo Luật Di sản VN. Được các nghệ nhân Việt Nam chế tác
theo hình mẫu của nước ngoài. Tất cả những gì thuộc về văn hóa nhưng không phải văn hóa của người Việt thì đều không phù hợp được đưa ra ở chương I thì khảo sát 43,5% người trả lời câu hỏi trả lời đúng. Số liệu này là một tín hiệu đáng mừng đánh dấu bước đầu truyền thông về biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt tới công chúng.
Về mức độ quan tâm của công chúng tới vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt trên BĐT:
Biểu đồ 2.22 Khảo sát mức độ quan tâm của độc giả
Rất quan tâm và có hiểu biết 42 21%
Quan tâm nhưng chưa có hiểu biết nhiều 116 58%
Không quan tâm 42 21%
58% số người tham gia khảo sát quan tâm nhưng chưa có hiểu biết nhiều về vấn đề về sử dụng biểu tượng, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Đây chính là những đối tượng độc giả cần được BĐT quan tâm hơn nữa bởi thông tin cụ thể, hướng dẫn và định hướng. Không chỉ dừng ở vấn đề biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt trong cách sử dụng hàng ngày mà còn là những vấn đề về văn hóa Việt Nam nói chung. Điều trăn trở nhiều nhất đối với người làm báo trong thời kỳ hội nhập là làm sao để thu hút độc giả quan tâm đến văn hóa Việt Nam, hiểu được tường minh nguồn gốc của chính mình để hòa nhập nhưng không hòa tan. Từ kết quả trên cho thấy, 79% công chúng sẽ sẵn sàng tiếp nhận các thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt nếu nó hấp dẫn và có hàm lượng thông tin bổ ích.
Về mức độ truy cập thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt qua các báo điện tử được khảo sát:
Biểu đồ 2.23 Khảo sát mức độ truy cập thông tin của độc giả
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
VnExpress 97 - 48,5% 82 - 41% 20 - 10%
Tổ Quốc 7 - 3,5% 84 - 42% 104 - 52%
Tuổi trẻ 88 - 44% 74 - 37% 32 - 16%
Có tới 48,5% công chúng được khảo sát cho biết họ truy cập thường xuyên vào Vnexpress để đọc thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Đây là con số đáng tự hào, đánh giá chính xác những nỗ lực và đóng góp của Vnexpress từ năm 2014-2017 khi thông tin về vấn đề tiêu cực diễn ra trong khoảng thời gian dài, với nhiều biến tướng phức tạp. Báo Tuổi trẻ cũng có lượng công chúng theo dõi thường xuyên chiếm 44%. Giữa vấn nạn “xào bài” một cách nhanh chóng như hiện nay, đặc biệt là đối với thể loại BĐT thì báo Tuổi trẻ là một trong những tờ báo hàng đầu và nói không với “xào bài”. Phóng viên của báo có lối tư duy và quan điểm nhìn khác, thu hút được công chúng trong đó có vấn đề thông tin cho độc giả hiểu rõ hơn về văn hóa Việt.
Điều đáng buồn nhất là khảo sát một vấn đề văn hóa về tờ báo ngành văn hóa tuy nhiên BĐT Tổ Quốc chỉ có 3% công chúng là đọc thường xuyên và 52% lượng độc giả chưa bao giờ đọc tờ báo này. Đây là một trong mười BĐT đầu tiên của Việt Nam nhưng số lượng độc giả lại chưa có nhiều.
Sở dĩ, Vnexpress hấp dẫn được lượng công chúng lớn như trên khi viết về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt bởi các nguyên nhân sau
+ Danh tiếng lâu năm + Nhiều thông tin đa dạng + Giao diện dễ sử dụng
+ Tốc độ cập nhật tin nhanh hơn so với các báo khác + Thông tin chính thống
+ Thông tin đầy đủ
+ Có một số bài viết về những thông tin chỉ dẫn cho công chúng về cách nhận biết biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt, ý nghĩa của chúng, được các nhà nghiên cứu phân tích rõ ràng. Đây là dạng bài viết mà các báo khác không có.
+ Có nhiều bài viết sâu sắc và nhiều nhà báo uy tín về lĩnh vực văn hóa, xã hội. Các nguyên nhân này sẽ được người viết luận văn sử dụng ở chương 3 như căn cứ tực tiễn để đưa ra các giải pháp cho báo điện tử giúp giảm thiểu hiện tượng sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt nhiều năm nay tại các địa phương trên cả nước.