.8 Tag được sử dụng trên báo Tổ Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 51 - 54)

Tag khác hoàn toàn với từ khóa trong bài nhưng hiện nay các BĐT của chúng ta đang sử dụng tag như từ khóa. Tag gồm Tag bài viết và Tag từ khóa, giúp chúng ta tập hợp những bài viết có cùng chủ đề và sau đó sẽ tạo thành những trang danh mục trên trang web. Tag có nội dung gần giống nhau, Tag trùng lặp với danh mục.

2.2.2.3 Tính tương tác

Tính tương tác có tác động rất quan trọng trong hoạt động truyền thông nói chung và hoạt động báo chí nói riêng. Tương tác là đặc điểm chính của công nghệ mới, đòi hỏi mô hình đa chiều trong truyền thông.Viết về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt, người đọc có thể chủ động tìm kiếm và lựa chọn thông tin chứ không đơn thuần nhận thông tin từ tờ báo. Các báo điện tử đã làm cho tương tác trong hoạt động báo chí được mở rộng, có nhiều hình thức hơn và giảm đi những hạn chế của các hình thức tương tác cũ. Hiện nay, tính tương tác của BĐT có thể chia ra làm 03 dạng: Thứ nhất là tính tương tác giữa tờ báo với công chúng, thứ hai là tính tương tác giữa nhà báo với công chúng, thứ ba là tính tương tác giữa công chúng với công chúng.

Thứ nhất, tính tƣơng tác giữa tờ báo với công chúng

Báo điện tử, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao, các tin, bài về vấn đề thương mại hóa được các báo điện tử đăng tải theo ngày, trên các chuyên mục văn hóa – xã hội một cách có hệ thống, khoa học,có đường link rõ ràng. Bạn đọc chủ động tìm kiếm và lựa chọn những bài báo theo ý muốn, hơn nữa công chúng của báo mạng có thể gửi thư điện tử (email) phản hồi ngay tới từng bài báo, từng tác giả và toà soạn bằng những thao tác đơn giản, thuận tiện.

Tòa soạn hầu như nhận được tức thời những ý kiến phản hồi và quá trình xửlý, sàng lọc, lưu trữ, phản hồi cũng nhanh hơn nhờ có sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet. Thông qua email, tòa soạn có thể gửi đến từng độc giả những bản tin tóm tắt theo định kỳ giúp họ tiết kiệm thời gian và gắn kết hơn với tờ báo. Cũng nhờ vào khả năng tương tác mà tờ báo có thể thiết lập được các diễn đàn hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu, vote cho công tác điều tra xã hội học trở nên vô cùng đơn giản, thuần tiện và nhanh chóng.

Ngoài ra, tờ báo còn cho phép những đoạn video cũng có tính tương tác 2 chiều, kèm dữ liệu, có thể tra cứu, công chúng BĐT xem lại, tra cứu những nội dung tiếp theo và gửi sang điện thoại di động.

Các BĐT đã có mục “Liên hệ tòa soạn”, trong đó có những thông tin và địa chỉ e-mail của tòa soạn, bạn đọc chỉ cần điện nội dung góp ý vào là gửi được cho tòa soạn…

Có thể thấy, dạng tương tác này với vấn đề thương mại hóa tại lễ hội truyền thống, hầu hết các BĐT đã làm tương đối tốt.

Thứ hai, Tính tƣơng tác giữa nhà báo với công chúng

Nhà báo và công chúng có sợi dây liên kết là tác phẩm báo chí. Nhà báo là người sáng tạo ra tác phẩm báo chí gửi đến cho công chúng. Những tác phẩm báo chí đó là những đứa con tinh thần mà các nhà báo ấp ủ, thai nghén, sáng tạo ra dựa trên những nguyên tắc làm báo và chuẩn mực đạo đức báo chí nhất định. Một tác phẩm BĐT nói riêng hay một tác phẩm báo chí nói chung được sáng tạo nên qua cả một quá trình từ khâu chọn đề tài đến dự kiến kịch bản, viết bài, chỉnh sửa, biên tập, đăng tải rồi mới chờ đợi sự tiếp phận và phản hồi của công chúng.

Còn công chúng là người tiếp nhận sáng tạo đó của nhà báo, cũng có khi lại chính là nhân vật trong các bài báo… Công chúng quan tâm đến những vấn đề xảy ra xung quanh cuốc sống của họ. Cuộc sống bận rộn, họ không có nhiều thời gian để tiếp nhận thông tin đó một cách thụ động, họ luôn luôn chủ động tìm kiếm và lựa chọn những thông tin họ muốn biết, muốn đọc, sau khi đọc nếu thấy vấn đề thú vị, họ sẽ chủ động phản hồi lại ngay tức khắc cho nhà báo với những thao tác đơn giản.

Có thể thấy, về dạng tương tác này, hầu hết các BĐT khi phản ánh vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt đều chưa thực sự tận dụng được tối đa tính tương tác. Những nhà báo chưa thực sự hiểu rõ công chúng của họ muốn gì trong vấn đề này để phục vụ công chúng. Điều này minh chứng rõ ràng qua việc khảo sát bằng bản anket với kết quả 99% số người được hỏi cho rằng cần thêm những bài viết nội dung là thông tin chỉ dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, gợi ý kế hoạch dự hội. Tức là nhà báo cứ cho ra đời những tác phẩm báo chí còn tác phẩm đó có được công chúng đón đọc hay không, có đáp ứng mong mỏi của công chúng hay không thì chưa thực sự được nhà báo quan tâm khi viết về vấn đề này. Có thể thấy về tính tương tác giữa nhà báo với công chúng khi viết về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt chưa được đội ngũ phóng viên trên các BĐT chú trọng nhiều. Do vậy, các BĐT cần tăng cường tính tương tác giữa nhà báo với công chúng, cần biết được nhu cầu thị yếu của công chúng trước vấn đề này và sáng tạo ra tác phẩm báo chí đáp ứng mong muốn của công chúng.

Thứ ba, Tính tƣơng tác giữa công chúng với công chúng

Công chúng ở đây được hiểu là người tiếp nhận những thông tin của báo chí. Trên những tờ báo mạng điện tử, công chúng sẽ biết đến nhau qua những chương trình giao lưu, trao đổi, đề xuất ý kiến hay những chương trình tương tác như ý kiến bạn đọc, hòm thư góp ý của những tờ báo điện tử đó. Họ có thể làm quen với nhau. Các bạn đọc có thể có những quan điểm ý kiến cùng chiều hoặc trái chiều, tạo ra không khí tranh luận sôi nổi trong chương trình tương tác của báo mạng. Để tăng cường được tính tương tác này, các báo điện tử cần thường xuyên mở các diễn đàn trên BĐT để bạn đọc, đặc biệt là những người quan tâm đến sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt bày tỏ ý kiến. Trước bất kỳ mốt sự kiện nào của dân tộc, nếu có một diễn đàn, có sự định hướng để các bạn thể hiện chứng kiến sẽ tạo lên làn sóng mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)