.2 Khảo sát về cải thiện nội dung của bài viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 96 - 130)

Thêm những tin, bài có nội dung chỉ dẫn, chia sẻ kinh nghiệm

137 68,5%

Thêm những tin, bài rõ ràng về các quy định, chế tài xử lý vi phạm

78 39%

Thêm những tin, bài về ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa

157 78,5%

Thêm những tin, bài có bình luận sâu của người viết 153 76,5%

3.2.3.1 Tăng cường số lượng và chất các bài viết với các nội dung cụ thể sau:

Theo khảo sát độc giả về nâng cao chất lượng nội dung bài viết về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Đa phần độc giả muốn có thêm những tin, bài về ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa các bài viết thuộc nhóm thông tin chỉ dẫn chiếm 78,5%; tin, bài có bình luận sâu của người viết là 76,5%. Trước mỗi một sự kiện, độc giả sẽ quan tâm tới thực trạng về vấn đề đang diễn ra nhưng họ có nhu cầu hiểu bản chất của sự kiện đó, họ muốn người viết thể hiện chính kiến của mình, muốn nghe những chuyên gia để họ

có thể hiểu đúng bản chất sự việc. Hơn hết, ở một vấn đề tiêu cực, họ mong muốn và cần hơn ở các tờ báo sự định hướng để giảm thiểu và khắc phục thực trạng này.

Với vẫn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt - vấn đề liên quan tới di sản văn hóa vật thể, gắn liền tới tâm linh của cuộc sống người Việt nhiều đời, độc giả cần lời khuyên của chuyên gia xem đâu là điều nên, điều không nên; phân biệt rõ đâu là những biểu tượng, sản phẩm linh vật mà cha ông để lại và qua quá trình lịch sử tiếp biến thêm những biểu tượng, sản phẩm linh vật nào phù hợp với văn hóa Việt. Họ cũng cần những thông tin bình luận sâu của phóng viên - những người trực tiếp phản ánh thực trạng đó nhằm hiểu rõ hơn đang có luồng dư luận nào quan tâm, ý kiến trái chiều, nhận định, góc nhìn của phóng viên một cách khách quan nhất. Họ cũng cần biết chế tài xử lý vi phạm để bản thân mình, người thân của mình không trở thành nạn nhân của hiện tượng tiêu cực này.

Các BĐT hiện nay, chủ yếu tập trung vào việc thông tin phản ánh, miêu tả thực trạng vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật chưa phù hợp với văn hóa Việt mà chưa tăng cường số lượng các bài viết với các nội dung cần thiết trên. Do vậy, tăng cường cả về số lượng và chất lượng các bài viết có chiều sâu với các nội dung; thông tin từ các ý kiến chuyên gia và những nội dung bình luận sâu của người viết về biểu tượng, sản phẩm linh vật thuần Việt. Đặc biệt là những nội dung thuộc nhóm thông tin chỉ dẫn, chia sẻ kinh nghiệm là giải pháp quan trọng để các báo phát huy được hết vai trò của mình trong việc thông tin nhằm chân chỉnh và giảm thiểu hiện tượng tiêu cực này.

3.2.3.2 Tăng cường chiều sâu cho các bài viết

Dù có tăng, giảm về số lượng bất kỳ chủ đề nào thì các BĐT cũng cần tăng cường về chiều sâu nội dung cho các bài viết - điều là thế yếu của báo điện tử. Từ việc khảo sát nội dung cụ thể ở chương 2, có thể thấy nội dung của các báo điện tử cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

+ Bám sát tính thời sự:

Bám sát tính thời sự là yêu cầu cơ bản đối với mọi tác phẩm báo chí, đặc biệt là đối với loại hình có tính cập nhật cao đặc thù BĐT. Mỗi loại báo chí có nét đặc thù và cũng có cách riêng để cập nhật tính thời sự. Để cập nhật được từng ngày từng giờ các sự kiện đó, BĐT cần có sự phân công nhân sự phù hợp để nhận được thông

tin và phân tích chúng theo các góc nhìn khác nhau về văn hóa, xã hội, kinh tế…Đây là yêu tố giúp công chúng và chính nhà báo hiểu đúng bản chất vấn đề, từ đó hấp dẫn đông đảo công chúng. Muốn đáp ứng được yêu cầu này, cần sự chỉ đạo, định hướng tạo điều kiện từ đội ngũ lãnh đạo và quan trọng hơn là sự nhiệt tình, không ngại khó của đội ngũ phóng viên, những người làm biên tập và kỹ thuật cập nhật bài liên tục trên trang báo. Bằng sự quyết tâm, bằng lòng yêu nghề thì mới có những câu chuyện cụ thể, được khai thác sâu với nhiều chi tiết đắt giá. Có được điều đó, chắc chắn sức hấp dẫn với công chúng sẽ tăng lên.

Đây là một yếu tố mà báo điện tử Tổ Quốc cần chú ý để phát triển hơn nữa. Không phải là một tờ báo ngành văn hóa thì chỉ cần quan tâm đến vấn đề văn hóa, quan tâm đến độc giả, viết bài để công chúng biết đến mình và trở thành thương hiệu mới khó. 2 năm gần đây, báo điện tử Tổ Quốc đã cố gắng bám sát hơn mọi vấn đề thời sự, đội ngũ làm báo ngày càng chuyên nghiệp và xử lý tình huống một cách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên trong thời gian tới mong rằng báo điện tử Tổ Quốc cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề thời sự, tính nhạy bén để khai thác các đề tài để công chúng không chỉ dừng ở một đối tượng nhất định mà còn mở rộng hơn nữa.

+ Đảm bảo chiều sâu nội dung

Điểm yếu của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác là chiều sâu về nội dung. Bám sát tính thời sự nhưng nội dung các bài viết trên báo điện tử cũng phải đảm bảo chiều sâu nội dung ở mức cao. Nếu chỉ dừng lại ở việc phản ánh, miêu tả vấn đề đang diễn ra thì tính thuyết phục trong mỗi bài báo rõ ràng sẽ không cao, khó có thể đạt được hiểu quả trong việc chấn chỉnh và giảm thiểu vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Một bài báo hay phải có cốt truyện, dẫn chứng cụ thể, trả lời phỏng vấn trực tiếp của người trong cuộc; hình ảnh đắt giá, số liệu thống kê bao quát, bình luận đánh giá sâu của các chuyên gia. Đây là những yếu tố đem đến thông tin cụ thể, gây tác động mạnh đến người xem. Số liệu thống kê bao quát cho công chúng cái nhìn toàn cảnh một cách rõ nét chứ không dừng lại ở diện hẹp, ở một câu chuyện cụ thể. Đảm bảo các yếu tố trên tức là thông tin sự kiện đã đi theo quá trình từ hẹp đến rộng; từ cái cụ thể để hình dung cái bao quát rộng lớn. Tuy nhiên, để thực sự nội dung có chiều sâu, có sự bình luận phân tích mang tính khoa học thì cần đến vai trò của các chuyên gia, các nhà khoa học. Khi đã phản ánh một cách tương đối toàn diện bức tranh toàn cảnh

thực tế, nhà báo, phóng viên cần phải đưa ra bình luận, đánh giá riêng của mình. Tuy nhiên, sự đánh giá của các nhà khoa học với tư cách là người nghiên cứu chuyên sâu sẽ có giá trị hơn, “sức nặng” hơn. Uy tín, sức hút, chất lượng của các bài báo cũng được tăng lên đáng kể khi có sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý. Bởi lẽ, không chỉ tham gia với vai trò bình luận, phân tích một cách khoa học, các chuyên gia còn có thể đưa ra các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, bất cập đang diễn ra ngoài thực tế. Như vậy, báo điện tử cũng trở thành diễn đàn để nhân dân, các nhà quản lý, nhà khoa học lên tiếng đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, lên tiếng bảo tồn giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống và hướng tới những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng xã hội. Tăng chiều sâu nội dung cũng là cách hiệu quả để giữ chân nhóm công chúng đã có và thu hút nhóm công chúng mới.

Tiểu kết

Xã hội ngày càng hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống càng cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Để làm được điều này, BĐT phải đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực diễn ra nhiều năm , tràn lan và dần bi biến thành “sai mãi lại thành đúng”, đúng trong vô thức. BĐT trở thành kênh truyền thông chủ lực và quan trọng nhất với những ưu thế vượt trội về đặc điểm loại hình của mình trong nhiệm vụ thông tin nhằm chấn chỉnh và giảm thiểu các biểu hiện phản văn hóa truyền thống dân tộc.

Ngoài việc nâng cao về yếu tố nhân lực, các BĐT cần tăng cường các phương tiện kỹ thuật cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên khi tác nghiệp tại hiện trường cũng như tại chính tòa soạn BĐT để họ có thể tự tin hơn trong suốt quá trình tác nghiệp, khai thác và mạnh dạn truyền tải tất cả những biểu hiện tiêu cực để “tăng sức đề kháng” cho công chúng chống lại “độc tố” nước ngoài đang vào nước ta ngày càng nhiều với hình thức dễ dàng nhất. Những nền tảng về nhân lực và vật lực cùng những định hướng phát triển cho mảng văn hóa của BĐT nói trên chính là nguyên liệu cần thiết để cho ra đời những sản phẩm BĐT chất lượng về nôi dung, phong phú về chủ đề và hấp dẫn về hình thức giúp chấn chỉnh, giảm thiểu vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt nói riêng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc nói chung.

KẾT LUẬN

Xét một cách toàn diện, việc thông tin vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt là trách nhiệm lớn lao với toàn lực lượng báo chí. Điều này không chỉ mang ý nghĩa dân tộc và thời đại mà còn là minh chứng cho lịch sử hào hùng của dân tộc với những giá trị văn hóa, đời sống, chính trị, kinh tế được lưu giữ qua ngàn đời.

BĐT ra đời muộn nhất nhưng với tốc độ phát triển của nó thì lại gấp nhiều lần so với các loại hình khác. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh: BĐT là một "cây bút thần kỳ" thay vì chỉ là ngòi bút đơn giản như trước đây cho những người làm báo - những chiến sỹ trên mặt trận văn hóa. Với công nghệ hiện đại, mức độ lan truyền thông tin nhanh chóng, là sự tích hợp nhiều loại hình báo chí với hình ảnh, âm thanh, nội dung và tính tương tác cao, BĐT không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn trở thành diễn đàn cho công chúng chia sẻ và bày tỏ quan điềm trước các vấn đề của xã hội trong đó có di sản văn hóa phi vật thể là lễ hội truyền thống. Thế nhưng, sử dụng "cây bút thần kỳ" này thế nào cho hiệu quả thì lại là bài toán không dễ giải cho những người định hướng và những người trực tiếp làm công tác văn hóa và báo chí.

Trong suốt những năm vừa qua, không thể phủ nhận vai trò của BĐT trong việc thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Đặc biệt là những bài phản ánh đầy đủ, chân thực những biểu hiện, thực trạng sử dụng tràn lan một cách không hiểu biết những biểu tượng, sản phẩm linh vật ngoại lai. Nhờ có báo điện tử mà bạn đọc phân biệt được đâu là các biểu hiện văn hóa và phi văn. Những biểu tượng, linh vật nào là của Việt Nam khơi dậy yêu thương và tinh thần dân tộc. Đồng thời cũng nâng cao ý thức tìm hiểu về nguồn gốc của dân tộc nhất là thế hệ trẻ. Cũng nhờ có BĐT mà văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Sự phát triển mạnh mẽ của internet cũng giúp báo điện tử đưa văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam tới toàn thế giới. BĐT góp phần tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc phản ánh thực trạng vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt, cho độc giả cái nhìn toàn cảnh, chân thực. Gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà quản lý, thúc đẩy các cơ quan

chức năng đưa ra được những giải pháp nhằm xử lý và chấm dứt hiện tượng tiêu cực này.

Thành tựu là vậy nhưng cũng không thể bỏ qua những vấn đề còn tồn tại của BĐT trong việc thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Các BĐT chưa đa dạng các thể loại, không tập trung đào sâu nội dung với những bài bình luận sâu sắc mang tính định hướng, những nội dung chỉ dẫn kinh nghiệm cùng các ý kiến của chuyên gia… mà chỉ dừng tập trung phản ánh thực trạng. Đã vậy, một số bài viết phản ánh hời hợt, chủ yếu là miêu tả. Một số BĐT, do chạy theo xu hướng thị trường vẫn chưa ưu tiên nhiều cho các chủ đề về văn hóa. Từ đó, dẫn tới các bài viết còn thiếu kiến thức nền tảng về văn hóa dân tộc. Về mặt hình thức, các báo chưa phát huy hết mặt mạnh trong tính tương tác, đặc biệt là tính tương tác giữa nhà báo với công chúng và giữa công chúng với công chúng. Chưa đổi mới hình thức thể hiện sinh động hơn như inforgraphic, video, hình ảnh cho những vấn đề văn hóa còn khô khan để công chúng dễ dàng tiếp cận và hiểu vấn đề hơn. Một số báo điện tử, vì lợi nhuận, thường xuyên bố trí quảng không đúng quy định tại các clip, video tin tức và tại nội dung các bài viết, gây phản cảm cho độc giả.

Việc cải thiện chất lượng và nội dung các sản phẩm BĐT đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian với sự tham gia của nhiều yếu tố. Trong đó việc tăng cường kiến thức về văn hóa và nghiệp vụ báo chí là vấn đề quan trọng hàng đầu. Phông văn hóa của người làm BĐT giúp họ biết được cách khai thác đề tài, triển khai nội dung bài viết, biết cách đặt câu hỏi cho đúng trước thực trạng sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt cũng như hướng dư luận xã hội đi theo những giá trị đúng đắn. Phông văn hóa đó kết hợp cùng với các kỹ năng báo chí thành thạo, trách nhiệm và đạo đức báo chí sẽ tạo ra những sản phẩm báo chí có sức lay động với công chúng. Từ đó, góp phần chấn chỉnh, giảm thiểu thậm chí khắc phục hoàn toàn tình trạng sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt tràn lan, giúp gìn giữ những giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp của dân tộc, thúc đẩy du lịch, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Sau 3 năm thực hiện công văn 2662 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo chí đã đi từ trách nhiệm phản ánh khách quan thực tế đến giám sát hiệu quả thực thi. Nhận thấy rõ nét rằng nếu một chính sách phù hợp, đứng về phía nhân dân sẽ được báo chí ủng hộ và hiệu

quả của sự kết hợp này sẽ làm một sức mạnh lớn, có tầm ảnh hưởng đến công chúng. Và xét cho đến cùng, khắc phục được tình trạng tiêu cực này chính là góp phần vào việc xây dựng đất nước Việt Nam phát triển toàn diện một cách bền vững./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (2014), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Thế giới.

2. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

3. Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII, X, XI.

4. Luật báo chí (1990), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí 1999, Nxb Chính trị Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội, 1999.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa (2014),Văn bản quản lý

nhà nước về Di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa việt nam trên báo điện tử (Trang 96 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)