7. Kết cấu luận văn
2.3 Ðánh giá hiệu quả của BĐTvới việc thông tin về vấn đề sử dụng biểu
tƣợng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt
Giàu thông tin. 17 8,6%
Nghèo thông tin. 105 53%
Thông tin khách quan, chân thật. 137 69,2%
Thông tin thiếu khách quan, chân thật. 16 8,1%
Thông tin cũ, bị lặp lại qua các năm. 52 26,3%
Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy thông tin về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt tuy tỷ lệ nghèo thông tin lên tới 53%
nhưng những thông tin đó đều khách quan, chân thật với tỷ lệ 69,2%. Vấn đề văn
hóa đòi hỏi người viết phải đầu tư chất xám cao hơn như phóng viên Vũ Viết Tuân,
phóng viên mảng văn hóa của báo Tuổi trẻ đã nhận định “Tôi nghĩ người viết báo
nhất là mảng văn hóa cần nâng cao kiến thức nền tảng của bản thân. Tất nhiên mỗi người có một sở thích và sự tìm hiểu chuyên sâu riêng để đòi hỏi phải có kiến thức vừa rộng vừa sâu là rất khó nên phải tự học hỏi thêm. Trước khi muốn độc giả bị lôi cuốn thì phóng viên phải viết cái mà mình thực sự thích đã thì cảm hứng của mình sẽ truyền sang bài viết đến với độc giả.” [PV2]
BĐT góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt
Trong thời gian khảo sát, các quy định, chế tài về xử lý vi phạm trong công tác quản lý tuy chưa nhiều nhưng Báo mạng điện tử góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo tồn sản phẩm linh vật Việt bằng các hình thức thể hiện phóng phú, sáng tạo từ việc phỏng vấn Bộ trưởng các bộ ngành có liên quan tới các cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật Việt tại các địa phương. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền phổ biến nội dung Nghị quyết của Đảng, văn bản quản lý của nhà nước về vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt đã được BĐT coi trọng.
BĐT tham vấn cho các cơ quan chức năng trong việc định hướng và quản lý vấn đề sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt
Bằng cách phản ánh những bất cập diễn ra từng ngày, từng giờ trong công tác quản lý, BĐT góp phần tham vấn cho các cơ quan chức năng trong việc đưa ra
các quy định, các chế tài nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống. Sau đó, BĐT giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của quần chúng sau đó lại phản ánh lại để cơ quan chức năng điều chỉnh các quy định cho phù hợp.
Cụ thể trong vấn đề mà đề tài nghiên cứu, nhờ có báo chí thông tin phản ánh kịp thời hiện trạng báo động về sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt một cách tràn lan. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã kịp thời ra công văn 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Không nhiều người biết rằng Công văn được ban hành vài giờ đã bị thu lại vì lo ngại sẽ vấp phải sự mổ xẻ của dư luận và báo chí bởi nó đang động vào một phạm trù nhạy cảm về vấn đề tâm linh và dễ bị hiểu lầm thành bài trừ yếu tố ngoại lai, bài trừ “sư tử lạ” theo cảm tính. Thế nhưng, trái với sự lo lắng từ phía cơ quan ban hành văn bản, những tác động thực tế công văn này mang lại hơn cả mong đợi.
Công văn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận và được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đồng thuận. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng ban hành Công văn số 196/CV-HĐTS GHPGVN nêu rõ yêu cầu GHPGVN các tỉnh, thành phố phải hướng dẫn trụ trì các chùa, cơ sở tự viện không tiếp nhận công đức những vật lạ, cũng như trụ trì các chùa, cơ sở tự viện, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng phải chủ động không bài trí và tổ chức di dời ngay các tượng sư tử đá và các linh vật không đúng với mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Như bài phỏng vấn Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Phó ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam của BTĐ Vnexpress với tựa đề “Tượng thú dữ là trái tinh thần Phật giáo” đã thể hiện rõ sự đồng thuận của GHPGVN và cho công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của sư tử Việt Nam vì hình ảnh sư tử ở Việt Nam gắn liền với Phật giáo.
Hình 2.25 Tượng sư tử bằng đá của Việt Nam thế kỷ 11-12 tại chùa Bà Tấm, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
Còn trong bài viết “ Linh vật ngoại lai bị đề nghị dỡ khỏi di tích” của BĐT Vnexpress. Theo PGS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia phân tích, sư tử đá Việt Nam là linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo, xuất hiện từ thời Lý. Trong hệ thống di tích văn hóa quốc gia chùa Phật Tích (Bắc Ninh) được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông vẫn lưu giữ đôi sư tử đá cổ. Những con sư tử đá Việt Nam này có tạo hình giống con lân, trên thân mình có nhiều hoa văn như đang cõng cả bầu trời chuyển động, như đài sen đưa Đức Phật đi khai sáng thế gian. Người Việt Nam chủ yếu là nông dân, tính tình hiền lành chất phác nên có nền văn hóa cũng mềm mại, uyển chuyển. Sư tử đá của ta vì thế trông cũng hiền lành, hướng nội. Làm cho người đọc hiểu rõ hơn về tạo hình và ý nghĩa hình tượng sư tử Việt.
Lần đầu tiên, sự hưởng ứng mạnh mẽ của dư luận và xã hội đối với một chủ trương của Bộ VHTTDL lại trở thành một sự kiện nổi bật trong năm và được bình chọn là top 10 sự kiệnvăn hóa thể thao du lịch năm 2014.
BĐT còn gắn kết các tầng lớp ã hội, nâng cao nhận thức và tăng cường vai trò của cộng đồngtrong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Sự phát triển của xã hội kéo theo nhịp sống gấp gáp, toàn cầu hóa khiến sự cạnh tranh trở nên khốc liệt, con người chịu áp lực về mọi mặt nên luôn hướng về những giá trị nền tảng nhằm giải tỏa tâm lý bức bối đến từ cuộc sống và xã hội. Một
sản phẩm mang tính biểu tượng có chiều sâu về mặt giá trị, ẩn chứa những thông điệp cội nguồn, những che chở và cả gửi gắm của cha ông từ ngàn đời chắc chắn sẽ mang đến cho chúng ta một bệ đỡ tinh thần không gì tuyệt vời hơn. Nó khiến chúng ta không chỉ biết ích kỷ cho bản thân mà phải biết sống vì giá trị Việt bởi chúng ta mang trong mình sứ mệnh tiếp nối, duy trì và phát huy bản sắc Việt. Đó là giá trị về tinh thần và cao hơn nữa là giá trị về văn hóa. Vấn đề sử dụng biểu tượng, linh vật không phù hợp với văn hóa Việt không chỉ còn là câu chuyện của những người làm văn hóa, quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu, nhà báo mà còn là câu chuyện của thế hệ trẻ và nghệ nhân tại các làng nghề.
Ông Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Ninh Bình, cho biết sau 3 năm thực hiện, Ninh Bình đã đưa 10 sư tử đá ngoại lai ra khỏi di tích Cố đô Hoa Lư, chùa Nhất Trụ, huyện Hoa Lư và đền Đức thánh Nguyễn, huyện Gia Viễn. Một số di tích nhỏ và hộ gia đình cũng tự nguyện di dời linh vật ngoại lai. Đặc biệt, trào lưu sử dụng sư tử đá để trang trí nội, ngoại thất ở các gia đình, trụ sở công ty, nơi làm việc... hầu như không còn. Ngay ở làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, hoạt động sản xuất, chế tác linh vật theo mẫu ngoại lai giảm rõ rệt, không còn mấy khách đặt mua linh vật ngoại lai nữa. Thông tin qua bài viết “ Làm sống lại linh vật Việt để loại bỏ sinh vật ngoại lai” của tác giả Vũ Viết Tuân báo Tuổi trẻ.
Hay trong bài viết “làng nghề góp phần quảng bá linh vật Việt” của tác giả Hoàng Nguyên báo Tổ quốc. Sau 3 năm thực hiện Công văn số 2662 của Bộ VHTTDL về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, từ sản xuất linh vật ngoại lai, nhiều làng nghề đã chuyển hướng sang sản xuất linh vật Việt. Mỗi nghệ nhân còn là một “đại sứ” quảng bá giá trị của linh vật Việt, góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, một trong những giải pháp hữu hiệu để triệt để loại bỏ linh vật ngoại lai, là phải nhận diện và làm sống lại những giá trị của linh vật Việt. Và để làm được việc đó, cần có sự chung tay, góp sức của cộng đồng, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu văn hóa.
Trong cuộc chiến đấu “chống kẻ xâm lăng văn hóa” này không thể không kể đến những đóng góp của những người trẻ. “Chàng trai 17 tuổi '3D hóa' hàng trăm linh vật Việt” bài viết của phóng viên Quỳnh Trang báo Vnexpress nói về em Nguyễn Trí Quang đã lập trình mô phỏng đưa lên Internet hàng trăm linh vật truyền thống để giới thiệu cho mọi người.
Hình 2. 26 Website mô phỏng những linh vật Việt được 3D
Trí Quang là điển hình cho những người trẻ ham tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc. Không phân biệt tuổi tác hay trình độ văn hóa chỉ cần có tinh thần yêu nước và niềm đam mê sẽ vượt qua mọi khó khăn để tìm hiểu văn hóa Việt.
Một vấn đề để loại trừ được những biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với văn hóa Việt thì điều cần thiết đó là đưa linh vật Việt vào đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, có một thực tế là ở nhiều địa phương, một số cán bộ và nhân dân vẫn còn chưa phân biệt được các loại tượng, hiện vật ngoại lai, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm ngoại lai và các sản phẩm truyền thống. Thậm chí, người dân chưa nhận thức đầy đủ về việc trưng bày các vật phẩm, linh vật không phù hợp văn hóa Việt là vi phạm với Luật Di sản. Bên cạnh đó, việc di dời, xử lý các linh vật ngoại lai cũng gặp nhiều khó khăn, do các tượng, linh vật bằng chất liệu đá, xi măng, trọng lượng rất nặng, nhiều linh vật mang kích thước lớn, do đó chỉ di dời ra khỏi khuôn viên các di tích mà vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để nên các tượng trên vẫn còn tồn tại trên địa bàn...
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền cho rằng, cần phải loại bỏ vĩnh viễn các linh vật ngoại lai, chứ không chỉ là di dời, bởi nếu chỉ di dời, đặt vào một chỗ khác thì rất có thể thế hệ sau không hiểu sẽ sử dụng lại. Như vậy, những linh vật này sẽ tiếp tục trở thành "kẻ xâm lăng văn hóa". Chính vì vậy, để loại bỏ vĩnh viễn những linh vật ngoại lai này, cần phải làm triệt để bằng cách tiêu hủy, hoặc chế tác lại các linh vật ngoại lai đó thành các linh vật thuần Việt, đồng thời, tuyên truyền, giới thiệu để người dân hiểu, thế nào là linh vật Việt, để từ đó, dân biết, dân tin và dân sẽ làm theo.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sau một thời gian tuyên truyền, vận động, nên có biện pháp hành chính, có chế tài đối với việc này. Trả lời thắc mắc này, người làm luận văn đã hỏi Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Đặng Thị
Bích Liên, chế tài trong quản lý vấn đề này có cần thiết hay không? “ Điều quan
trọng nhất là chúng ta phải tuyên truyền để cho nhân dân thêm yêu quý và thấy được giá trị đẹp của các linh vật Việt. Từ yêu quý rồi phải nâng niu và trân trọng, và đương nhiên nâng niu trân trọng thì cộng đồng sẽ đặt nó ở những vị trí trang trọng, tương ứng với giá trị của nó. Theo tôi, vẫn cần tuyên truyền, giáo dục vận động là chính.”[PV1]
Điều đáng mừng là các sản phẩm từ linh vật Việt đã và đang được nhân dân đón nhận, điều này chứng minh, những giá trị của văn hóa Việt, linh vật Việt đã và đang dần hiện hữu trong đời sống người dân, từng bước nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa qua sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt chỉ có thể thực hiện được khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa người quản lý, nhà nghiên cứu, nghệ nhân chế tác và cộng đồng dân cư. Công tác phát huy giá trị văn hóa cụ thể là biểu tượng, sản phẩm linh vật Việt luôn song hành, tạo động lực và nguồn lực cho việc bảo tồn, gìn giữ BĐT giữ vai trò kết nối các yếu tố này nhằm mang lại hiệu quả cho công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể này.
Vấn đề thứ hạng, lượt truy cập, nguồn truy cập tại 3 báo khảo sát là Vnexpress, Tuổi trẻ và Tổ Quốc (Số liệu được đo từ similarweb.com)
Vnexpress
Biểu đồ2.29 Số lượt truy cập báo điện tử Vnexpress 6 tháng gần nhất
Biểu đồ 2.31 Nguồn đem lại truy cập đến website vnexpress.net
Biểu đồ 2.32 Nguồn truy cập đến từ mạng xã hội vnexpress.net
Biểu đồ 2. đánh giá xếp hạng của website vnexpress.net. Về thứ hạng toàn cầu vnexpress xếp thứ 371 tăng so với 6 tháng đầu năm 2015 (376). Tại Việt Nam xếp thứ 6 và theo danh mục trang tin tức xếp thứ 10.
Đối với website Vnexpress.net trong vòng 6 tháng gần đây nhất, tổng lượng truy cập đạt hơn 174 triệu lượt bằng cả máy tính và mobile (Biểu đồ 2.38). Thời gian trung bình của người truy cập ở trên site (7phút 39s). Số trang trung bình xem trên 1 lượt truy cập là 3,91. Tỷ lệ thoát sau khi xem xong 1 trang đầu tiên là 42,53%.
Trong đó nguồn mang lại truy cập cho site (Biểu đồ 2.39) bao gồm: truy cập trực tiếp (45,08%), các site liên kết (21,04%), tìm kiếm (16,98%), mạng xã hội (11,42%), mail (5,45%), mạng hiển thị (0,03%). Xếp hạng theo các liên kết truy cập tới website và nguồn truy cập từ website này tới các site khác. Như thế này ta có thể kiểm tra luồng truy cập ra vào của website.
Báo Tuổi trẻ
Hình 2.33 Thứ hạng của báo điện tử tuoitre.vn
Biểu đồ 2.34 Số lượng truy cập vào website Tuoitre.vn
Hình 2.36 Nguồn truy cập đến từ site liên kết Tuoitre.vn
Biểu đồ 2.37 Nguồn truy cập đến từ mạng xã hội Tuoitre.vn
Biểu đồ 2. đánh giá xếp hạng của website tuoitre.vn. Tại Việt Nam xếp thứ 8 và theo danh mục trang tin tức xếp thứ 342.
Đối với website Tuoitre.vn trong vòng 6 tháng gần đây nhất, tổng lượng truy cập đạt hơn 30 triệu lượt bằng cả máy tính và mobile (Biểu đồ 2.38). Thời gian
trung bình của người truy cập ở trên site (4phút 21s). Số trang trung bình xem trên 1 lượt truy cập là 2,78. Tỷ lệ thoát sau khi xem xong 1 trang đầu tiên là 50,30%. Trong đó nguồn mang lại truy cập cho site (Biểu đồ 2.39) bao gồm: truy cập trực tiếp (43,67%), các site liên kết (15,89%), tìm kiếm (23,38%), mạng xã hội (15,47%), mail (1,58%), mạng hiển thị (0,02%).
Trong các nguồn mang lại lượng truy cập có các site liên kết và mạng xã hội liên quan đến Facebook (Hình 2.), có thể thấy nguồn từ site liên kết Facebook đứng đầu các trang mang đến nguồn truy cập hàng đầu chiếm 23,73%, còn mạng xã hội (Biểu đồ 2.) lượng truy cập đến từ Facebook chiếm tới 92,94% so với các mạng xã hội khác. So về các mặt khác website vnexpress.net có thể hơn tuoitre.vn nhưng