Kết luận của đề án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 101 - 131)

8. Bố cục của luận văn

3.3. Kết luận và kiến nghị của đề án

3.3.2. Kết luận của đề án

Đề án giúp các cơ quan, địa phương thống nhất trong công tác tạo lập và quản lý tài liệu nghe nhìn, làm cơ sở để tổ chức thực hiện việc thu thập tài liệu lưu trữ nghe nhìn vào lưu trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu nghe nhìn có giá trị lịch sử để giao nộp vào lưu trữ nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phục vụ thông tin cho nhu cầu đời sống xã hội một cách nhanh chóng, khoa học;

Trên cơ sở đề án sẽ định hướng và phát triển tổng thể quản lý tài liệu lưu trữ nghe nhìn, quản lý có hiệu quả một phần tài liệu của Phông Lưu trữ quốc gia chưa thật sự được quan tâm trong thời gian vừa qua.

* Tiểu kết chƣơng 3

Tài liệu nghe nhìn là một loại hình tài liệu thuộc Phông Lưu trữ quốc gia với các giá trị khác nhau từ giá trị khoa học, giá trị thực tiễn xã hội, giá trị thông tin, giá trị lịch sử... phải nộp lưu vào lưu trữ lịch sử đòi hỏi việc quản lý

loại hình tài liệu này theo những quan niệm và tiêu chí, chuẩn mực phù hợp phản ánh chính xác, đầy đủ các sự kiện, hiện tượng. Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, tài liệu nghe nhìn ngày càng phong phú, đa dạng từ hình thức đến nội dung nên việc thu thập loại tài liệu này vào lưu trữ lịch sử phải được dựa trên những đặc trưng chủ yếu của nó. Vì vậy tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn là những tiêu chí quan trọng làm cơ sở khoa học cho việc tạo lập, quản lý, nộp lưu vào lưu trữ lịch sử nói chung và lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Các tiêu chí được xây dựng dựa vào vị trí, vai trò, ý nghĩa của các cơ quan hình thành tài liệu nghe nhìn cũng như đặc điểm, nội dung và các quy định pháp luật liên quan để xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.

Danh mục dự kiến nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử là cơ sở để xác định rõ nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn có giá trị lịch sử nộp lưu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh. Trong quá trình thực hiện cần phải vận dụng tổng hợp các tiêu chí để đánh giá, lựa chọn vào giao nộp vào lưu trữ lịch sử những tài liệu nghe nhìn có giá trị.

Đề án xây dựng tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế là kế hoạch quan trọng để quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ nghe nhìn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nghe nhìn phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của tỉnh; đồng thời là căn cứ, cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn theo quy định.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, phân tích, xây dựng tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

- Tài liệu nghe nhìn là một loại hình đặc biệt cả về hình thức lẫn nội dung mang tin phản ánh các mặt hoạt động của xã hội thuộc Phông Lưu trữ Quốc gia cần được quản lý một cách khoa học, hệ thống.

- Lý luận và phương pháp nghiên cứu về tài liệu lưu trữ nghe nhìn không thể tách khỏi mối quan hệ chung của lưu trữ học. Tuy nhiên cần thiết phải xem xét tài liệu lưu trữ nghe nhìn theo những đặc thù riêng về nội dung, hình thức ghi tin, quá trình tạo lập để xây dựng hệ thống quản lý như một nguồn sử liệu độc lập nhằm bổ trợ, minh họa, xác minh các sự kiện hiện tượng như các loại hình tài liệu khác. Danh mục và thành phần tài liệu nghe nhìn phải tồn tại tương đối độc lập với danh mục và thành phần tài liệu khác (tài liệu giấy, tài liệu chuyên môn...) nộp lưu vào lưu trữ lịch sử, tạo cơ sở để các cơ quan, địa phương tổ chức quản lý tốt ngay từ khi tài liệu nghe nhìn được hình thành.

- Thẩm quyền lưu trữ phải được khẳng định để các cơ quan, địa phương xác định việc giao nộp tài liệu nghe nhìn có giá trị, đảm bảo tính chính xác, xuất xứ, nội dung của các sự kiện, hiện tượng như: tính nguyên gốc, chú thích, lời bình… của tài liệu nghe nhìn.

- Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý tài liệu nghe nhìn chưa được xây dựng. Việc xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử nói chung và lưu trữ lịch sử cấp tỉnh nói riêng phải được nghiên cứu một cách toàn diện, tổng hợp và kết quả phải được xác thực bằng việc ban hành văn bản pháp lý cho loại hình tài liệu này.

- Trên cơ sở giá trị lịch sử của tài liệu nghe nhìn, tiêu chí xác định nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử được xây dựng phụ thuộc vào vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trên địa bàn toàn tỉnh. Tiêu chí xác định thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử được xây dựng phụ thuộc và ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng cụ thể của từng nhóm cơ quan..

Đề án xây dựng tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và thực tiễn đã làm rõ các tiêu chí tổng hợp, tiêu chí cụ thể làm căn cứ cho các cơ quan, tổ chức, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn nhằm quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ nghe nhìn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Việc vận dụng các tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử sẽ góp phần thu thập được đầy đủ các sự kiện quan trọng, làm minh chứng cho các loại hình tài liệu khác, bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nghe nhìn phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của tỉnh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý các hoạt động xã hội.

KHUYẾN NGHỊ

Từ thực trạng, tồn tại, khó khăn, để quản lý tốt hơn loại hình tài liệu nghe nhìn tại các địa phương nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, chúng tôi xin khuyến nghị như sau:

1. Nhà nước cần sớm ổn định tổ chức bộ máy lưu trữ lịch sử, một loại hình cơ quan lưu trữ có chức năng thu thập, bảo quản tài liệu lưu trữ lịch sử thuộc Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam.

2. Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng cấp tỉnh theo đề án ”Hỗ trợ xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

3. Bộ Nội vụ cần bổ sung vào chiến lược phát triển ngành văn thư lưu trữ các đề án quản lý tài liệu chuyên môn, đặc thù; Trên cơ sở khoa học, nghiên cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý trong đó có các tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào các lưu trữ lịch sử.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ, các cơ quan thực hiện nghiêm túc việc quản lý, thu thập, xác định giá trị và giao nộp tài liệu nghe nhìn có giá trị vào lưu trữ lịch sử.

5. Các cơ quan, địa phương tiến hành lập dự án, kế hoạch thực hiện đề án sau khi đề án được phê duyệt. Người đứng đầu các cơ quan, địa phương liên quan phải tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đề án theo đúng tiến độ, định kỳ báo cáo UBND tỉnh. Trước mắt, dựa vào các tiêu chí, xây dựng kế hoạch quản lý tài liệu nghe nhìn để quản lý ngay từ khi tài liệu được hình thành.

6. Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học trong và ngoài nước về tài liệu lưu trữ nghe nhìn nhằm tuyên truyền, làm rõ giá trị, ý nghĩa của loại hình tài liệu này để thu thập, bổ sung vào Phông lưu trữ quốc gia những tài liệu nghe nhìn có giá trị.

7. Để thực hiện quản lý tốt tài liệu nghe nhìn trong thời gian tới, chúng tôi đề nghị cần phải tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề sau:

Nghiên cứu xây dựng quy trình, thủ tục giao nộp tài liệu nghe nhìn vào lưu trữ lịch sử tỉnh.

Nghiên cứu về tài liệu nghe nhìn để ban hành các tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại tài liệu ảnh, phim điện ảnh, tài liệu ghi âm, ghi hình nhằm đảm bảo giá trị nguyên gốc của tài liệu nghe nhìn khi giao nộp vào lưu trữ lịch sử hoặc chuyển đổi thông tin sang các vật mang tin khác.

Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận các nguồn, tài liệu nghe nhìn một số cơ quan, địa phương để xây dựng tiêu chí xác định các nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu này không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của các nhà khoa học, quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Thuý Bình (2002), Công tác lưu trữ tài liệu nghe, nhìn ở

các đài truyền hình - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐHKHXHNV, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 09/2011/TT-BNV về thời hạn bảo quản

hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

3. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 13/2011/TT-BNV về thời hạn bảo quản

hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 579/QĐ-BNV về phê duyệt Quy hoạch

ngành văn thư lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

5. Bộ Nội vụ (2013), Thông tư 09/2013/TT-BNV về chế độ báo cáo thống

kê văn thư lưu trữ.

6. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 16/2014/TT-BNV về hướng dẫn giao

nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp.

7. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số 17/2014/TT-BNV về hướng dẫn xác

định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp.

8. Đào Xuân Chúc (1983), Cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý

lưu trữ ảnh, phim điện ảnh và ghi âm, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, số 2/1983,

tr.19-20.

9. Đào Xuân Chúc (1983), Mấy ý kiến về nguyên tắc và phương pháp

đánh giá tài liệu ảnh trong công tác lưu trữ, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, số

3/1983, tr.14-16.

10. Đào Xuân Chúc (1985), “Những tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu

ảnh lưu trữ”, Tạp chí Văn thư –Lưu trữ, số 3/1985, tr. 15-24.

11. Đào Xuân Chúc (1988), Mấy vấn đề về cơ sở phương pháp luận để

xác định giá trị tài liệu lưu trữ phim điện ảnh, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ, số

12. Đào Xuân Chúc (1989), Mấy suy nghĩ về công tác lưu trữ phim điện

ảnh, Tạp chí Thông tin Khoa học Lưu trữ Điện ảnh, số 1/1989, tr. 7- 9.

13. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn

Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục

chuyên nghiệp.

14. Đào Xuân Chúc (1991) “ Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh Việt Nam -

Những bước phát triển”, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam,số 2/1991, tr.10 - 13.

15. Đào Xuân Chúc (2001), Lưu trữ tài liệu nghe nhìn - Vấn đề lịch sử và

tổ chức. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, lần thứ hai, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 123 – 140.

16. Đào Xuân Chúc (2002), Vấn đề thu thập và tổ chức khoa học tài liệu

kèm theo phim điện ảnh, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 1/2002, tr.10 - 13.

17. Đào Xuân Chúc (2002), Nguồn tư liệu ảnh về cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp ( 1945 -1954), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đào Xuân Chúc (2005), Chiến thắng Điện Biên Phủ qua nguồn tài

liệu ảnh, phim điện ảnh, Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt

Nam, NXB Chính trị quốc gia, tr. 355-368.

19. Đào Xuân Chúc (2006), Lưu trữ tài liệu Nghe - Nhìn, Tập bài giảng,

Trường ĐHKHXHNV, Hà Nội.

20. Đào Xuân Chúc (2010), Khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu

trữ nghe nhìn trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Cục Lưu trữ nhà nước( 1982), Từ điển Thuật ngữ Lưu trữ hiện đại

các nước xã hội chủ nghĩa, xuất bản lần 1, Matxcova, bản dịch.

23. Cục Lưu trữ Nhà nước (1992), Từ điển lưu trữ Việt Nam, Hà Nội,

tr.73.

phạm pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ hiện

hành, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

25. Dương Văn Khảm (2011), Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu

trữ Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

26. Đặng Anh Đào (1985), Cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý tài

liệu lưu trữ băng, đĩa, ghi âm, Tạp chí Văn thư- Lưu trữ, số 2/1985, tr. 25-26.

27. Đặng Anh Đào (2002), Quá trình thu thập, bổ sung, phục vụ khai thác

sử dụng TLNN của các TTLTQG I, III, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4/2002,

tr.129-132

28. Trần Phương Hoa (2015), Tài liệu ảnh của các cơ quan – thành phần

bị lãng quên khi giao nộp hồ sơ vào lưu trữ lịch sử, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “ Thu thập tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử - Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, tr. 76-78

29. Lã Thị Hồng (1986), Một số ý kiến về tổ chức công tác tài liệu phim,

ảnh, ghi âm ở nước ta hiện nay, Tạp chí Văn thư Lưu trữ, số 2/1986, tr.17-23

30. Lã Thị Hồng (1991), Những cơ sở khoa học xác định nguồn bổ sung

và thành phần tài liệu ảnh để nhà nước quản lý. Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã

số: 89- 98 - 017, tr.12-24

31. Hội đồng Chính phủ (1963), Nghị định 142-CP về ban hành Điều lệ

về công tác công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ.

32. Hội đồng Bộ trưởng (1981), Quyết định số 168-HĐBT của Hội đồng

Bộ trưởng về thành lập Phông Lưu trữ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/quyet-dinh-168-hdbt- hoi-dong-bo-truong-7286-d1.html

33. Phạm Thị Huệ (2003), Vài nét về tài liệu ghi âm thời Đệ nhị cộng

hòa, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 5/2003, tr. 155-157

34. Nguyễn Lan Phương (1998), Vài nét về quản lý tài liệu lưu trữ nghe

nhìn, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, số 2/1998.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 101 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)