Tổ chức bộ máy Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 47 - 49)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Công tác quản lý TLNN tại Lƣu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Tổ chức bộ máy Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế

Điều 5, Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia quy định: “Tài liệu lưu trữ quốc gia phải bảo quản trong các cơ quan lưu trữ Nhà nước. Căn cứ vào tính chất, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ quốc gia, Nhà nước phân cấp cho các cơ quan lưu trữ Nhà nước trung ương, địa phương hoặc chuyên ngành tập trung bảo quản”

Cơ quan lưu trữ Nhà nước được phân thành 2 cấp: trung ương và cấp tỉnh

Thực hiện Thông tư số 40/1998/TT-TCCP ngày 24 tháng 01 năm 1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) ban hành về hướng dẫn tổ chức lưu trữ ở cơ quan nhà nước các cấp; Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1042/1998/QĐ-UB ngày 15 tháng 8 năm 1998 về việc thành lập Trung tâm Lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh. Đây là văn bản đầu tiên chính thức quy định việc hình thành lưu trữ lịch sử địa phương, đánh dấu việc tổ chức quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ.

Ngày 04 tháng 4 năm 2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia trong đó quy định: Lưu trữ lịch sử là cơ quan lưu trữ có nhiệm vụ thu thập, bảo quản lâu dài và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ được tiếp nhận từ lưu trữ hiện hành và các nguồn tài liệu khác. Tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử được khai thác, sử dụng rộng rãi cho nhu cầu nghiên cứu toàn xã hội.

Ngày 01 tháng 02 năm 2005, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 21/2005/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ và Uỷ ban nhân dân trong đó quy định: Trung tâm Lưu trữ tỉnh thuộc Văn phòng UBND tỉnh có chức năng của Lưu trữ lịch sử.

Bộ Nội vụ tiếp tục ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 và Thông tư số 06/2008/TT-BNV ngày 21 tháng 8 năm 2008 sửa đổi)

trong đó quy định: Chuyển Trung tâm Lưu trữ tỉnh từ Văn phòng UBND tỉnh về trực thuộc Sở Nội vụ và thành lập thêm Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ.

Thực hiện Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1070/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2010 thành lập Chi cục Văn thư - Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh. Chi cục Văn thư - Lưu trữ có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ của tỉnh và trực tiếp quản lý tài liệu Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật.

Ngày 31 tháng 10 năm 2014, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó quy định: Trung tâm Lưu trữ lịch sử trực thuộc Chi cục Văn thư Lưu trữ, Sở Nội vụ.

Như vậy, sau 16 năm, kể từ khi thành lập Trung tâm Lưu trữ tỉnh đến nay, Trung tâm Lưu trữ lịch sử trở về chức năng lưu trữ lịch sử với nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài liệu lưu trữ có giá trị vĩnh viễn từ các nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)