Thành phần tài liệu nghe nhìn đang được bảo quản tại Trung tâm lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 51)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Công tác quản lý TLNN tại Lƣu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.2. Thành phần tài liệu nghe nhìn đang được bảo quản tại Trung tâm lưu

tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế

Tài liệu nghe nhìn bảo quản tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế rất ít. Tuy nhiên để xây dựng danh mục thành phần tài liệu nộp lưu vào chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu khảo sát tài liệu nghe nhìn đang bảo quản tại Trung tâm phản ánh vấn đề nào, thể loại gì, ý nghĩa lịch sử như thế nào, từ đó kết hợp với tài liệu nghe nhìn đang bảo quản ở các cơ quan trên địa bàn sẽ cho chúng ta xác định thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu

trữ lịch sử tỉnh.

- Loại hình tài liệu: Tài liệu ghi âm và tài liệu phim điện ảnh không có, tài liệu ảnh còn lại rất ít.

- Nội dung tài liệu nghe nhìn phản ánh một số mặt hoạt động của địa phương như sau:

- Tài liệu trước năm 1975: Qua số liệu khảo sát, tài liệu nghe nhìn chỉ còn lại hơn 100 ảnh phản ảnh hoạt động của chính quyền cũ với ba thể loại chủ yếu là ảnh sự kiện không chỉ trong phạm vi tỉnh mà còn phản ánh một số hoạt động của miền Trung như: thiết lập Quận Chương Nghĩa, Quảng Ngãi năm 1961(28 ảnh), vị trí và hình ảnh các ngôi nhà số 19 Nguyễn Tường Tộ bị hư hại sau biến cố Mậu Thân năm 1968 (53 ảnh), giải thể thao năm 1964 của tỉnh Thừa Thiên (50 ảnh), khánh thành cầu Bến Ngự, Huế (4 ảnh), đặc biệt có tập ảnh về tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ tại Việt Nam (41 ảnh).

- Tài liệu từ năm 1975 đến năm 1989: Thực hiện Nghị quyết số 75 ngày 27 tháng 12 năm 1975 về việc hợp nhất một số tỉnh trong đó có 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên. Tài liệu ảnh trong thời kỳ này phản ánh về hoạt động của lãnh đạo tỉnh, một số hội nghị của tỉnh như sau:

+ Tài liệu ảnh về thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Campuchia, thắt chặt tình hữu nghị của tỉnh Bình Trị Thiên với tỉnh Xiêm Riệp như giúp bạn sửa chữa lại trường cấp 3 bị bọn Pôn pốt phá hoại (15 ảnh);

+ Tài liệu đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính phủ: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công thăm tỉnh (10 ảnh); Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười (8 ảnh); Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh (16 ảnh).

+ Tài liệu ảnh đón tiếp các đoàn khách nước ngoài.

+ Tài liệu ảnh về cơn bão Đêm ngày 15 tháng 10, rạng sáng ngày 16 tháng 10 năm 1985 (tức đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 tháng 9 âm lịch năm Ất Sửu), cơn bão số 8 - Cecil đã đổ bộ vào khu vực tỉnh Bình Trị

Thiên và hoàn lưu bão đã quét qua cố đô, thành phố Huế. đã gây gió mạnh cấp 11, 12 cho khu vực Trung Trung Bộ và mưa lớn, lũ lụt cho toàn bộ miền Trung của Việt Nam. Ở cửa Thuận An, nước dâng cao lên đến 1,9 mét và tràn vào bờ. Hầu hết các hộ dân sống trong vùng ngập lụt phải đi di dời ra khỏi nơi nguy hiểm. Cơn bão số 8 đã đi vào ký ức không thể phai nhòa của hàng triệu người dân sống và đã từng sống trên mảnh đất "Thần Kinh" bởi thiệt hại của nó gây ra rất lớn, được xem là một "cơn ác mộng" đối với người dân Huế với 720 người chết. Họ so sánh cơn bão này với trận bão rất mạnh xảy ra vào năm Giáp Thìn (năm 1904). Đây được xem là trận bão lớn nhất trong 100 năm qua

tại khu vực này (82 ảnh). (Phụ lục 06,tr120-122 ).

- Tài liệu từ năm 1989 đến nay: Thực hiện Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua về phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình trị Thiên trong đó tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh mới: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình.

Tài liệu nghe nhìn giai đoạn này không nhiều, chỉ có một số tập ảnh trong hồ sơ chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh nộp lưu như:

+ Những hình ảnh hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Huế từ năm 1978 đến năm 1996. (60 ảnh)

+ Những hình ảnh khởi công, khánh thành các công trình lớn như: Cảng Chân Mây năm 1997, Hầm đường bộ Hải vân (8 ảnh)

Qua khảo sát, nghiên cứu thành phần tài liệu nghe nhìn tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, nhận thấy Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh đã thu được một khối lượng tài liệu không lớn; nhiều tài liệu có giá trị, phản ánh nhiều sự kiện trọng đại của tỉnh, góp phần nghiên cứu các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Tuy nhiên, khối lượng còn quá ít so với thực tế tài liệu nghe nhìn được

sản sinh; thành phần tài liệu thiếu nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 51)